Vì sao TP.HCM đề xuất cách ly F0 chỉ cần 7 ngày?
Theo các chuyên gia y tế, rút ngắn thời gian cách ly sẽ góp phần gia tăng hiệu quả chăm sóc, điều trị F0, đặc biệt là giảm quá tải khu cách ly trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 của TP.HCM còn cao.
Một cơ sở cách ly F0 tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
TP.HCM là địa phương đầu tiên kiến nghị thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày với người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.
Khỏi bệnh vẫn cách ly!
Theo số liệu cập nhật trên Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM, thời gian gần đây mỗi ngày số ca mắc của TP.HCM thường trên 1.000. Đáng chú ý số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện, thậm chí số ca nặng, tử vong có tăng. Nếu diễn biến ca mắc tiếp tục tăng sẽ gây khó khăn về nhân lực, vật lực để chăm sóc, cách ly và điều trị.
Theo thống kê của Sở Y tế, TP.HCM hiện có hơn 70.000 F0, trong đó gần 13.000 người phải điều trị tại bệnh viện, hơn 51.000 người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ được chăm sóc điều trị tại nhà hoặc các khu cách ly tập trung.
Ngoài ra còn có hơn 5.300 F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà đang phải cách ly và điều trị 14 ngày tại các khu cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Theo Sở Y tế, thời gian cách ly kéo dài cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày như hiện nay có nguy cơ các khu cách ly tập trung và các bệnh viện tầng thấp sẽ lặp lại tình trạng quá tải.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Khê – giám đốc Trung tâm y tế quận 6 – cho biết công suất các khu cách ly tập trung của địa phương dự trù 200 – 250 giường, trong khi số F0 cách ly tập trung hiện là 250 và hơn 300 F0 khác đang cách ly tại nhà.
“Hiện đa số F0 trên địa bàn (quận 6) đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và được phát các túi thuốc kháng virus Molnupiravir nên bệnh rất nhẹ. Các F0 này phần lớn có kết quả xét nghiệm âm tính 5 – 7 ngày sau khi phát hiện bệnh, do đó việc giải quyết để họ về nhà sẽ tránh quá tải cho các khu cách ly tập trung”, ông Khê nói.
Đồng quan điểm này, ông Phạm Tấn Hoan – trưởng Phòng Y tế quận Phú Nhuận – cho rằng các trường hợp F0 đang điều trị tại khu cách ly tập trung nếu xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7 hoặc chỉ số nồng độ virus thấp (CT 30) nên cho xuất viện về nhà, có thể đi lại, sinh hoạt bình thường để tránh tình trạng quá tải cho các khu cách ly tập trung.
Theo ông Hoan, rút ngắn thời gian cách ly F0 không triệu chứng ngoài việc giảm quá tải, cũng là giải pháp tạo điều kiện quan tâm đặc biệt hơn với các trường hợp như người già, người có bệnh nền mắc COVID-19.
Trong văn bản kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly tập trung đối với F0, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – khẳng định đến nay TP.HCM đã cơ bản hoàn thành tiêm ngừa COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (mũi 1 đạt hơn 99% và mũi 2 đạt 83%). Ngoài ra trẻ em từ 12 đến 17 tuổi cũng đã tiêm ngừa mũi 1 đạt 95% và dự kiến ngày 22-11 sẽ tiêm đại trà mũi 2.
Mặt khác từ khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir đã có nhiều trường hợp F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Đặc biệt có nhiều F0 mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên các trường hợp trên hiện vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định 14 ngày. “Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên khó tránh quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện”, ông Thượng nhấn mạnh.
Lợi cả đôi đường
ThS Đỗ Cao Vân Anh – phó trưởng bộ môn nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho rằng điều kiện tiên quyết để giảm thời gian cách ly tập trung với F0 là khi họ đã giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng. Với F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ sau 1 tuần điều trị hầu như đã không còn hoặc chỉ còn rất ít nguy cơ lây nhiễm, thậm chí có thể đã khỏi bệnh.
Theo bà Vân Anh, nếu nhìn lại giai đoạn vừa qua, có thể thấy việc cách ly 14 ngày, thậm chí 21 ngày khiến ngành y tế khá vất vả, phải huy động nguồn nhân lực rất lớn, làm mỏng đi lực lượng tại các bệnh viện.
Việc điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng virus hiện đã trở thành xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng đã áp dụng. Điều quan trọng lúc này là làm sao chuẩn bị đủ cơ số các loại thuốc để cung cấp cho F0 sử dụng rộng rãi hơn, không để bệnh nhân thiếu thuốc.
Bên cạnh đó nhân viên y tế phải hướng dẫn và kiểm tra việc điều trị của bệnh nhân. Nếu đạt được những vấn đề trên thì hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày.
Video đang HOT
“Nếu giảm còn 7 ngày sẽ mang lợi ích cho công tác tổ chức nhân sự, tiết kiệm ngân sách và các F0 cũng sẽ thoải mái hơn. Và để đạt hiệu quả tốt nhất, chủ trương này phải nhất quán, tức sau thời gian cách ly tập trung, khi chuyển giao về hệ thống y tế cơ sở phải có sự liên thông tiếp nhận, quản lý theo dõi”, bà nói.
Khẳng định việc rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày còn 7 ngày đối với F0 như đề xuất của TP.HCM là hoàn toàn phù hợp trong tình thế hiện nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho rằng chính sách này sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho công tác phòng chống dịch.
Theo ông, với thời gian cách ly, điều trị ngắn sẽ khiến tâm lý người bệnh bớt nặng nề, F0 sẽ vui vẻ hơn và từ đó dễ khỏi bệnh. Ngoài ra, sẽ giúp giảm rất nhiều chi phí cho ngành y tế trong việc tiếp nhận chăm sóc và điều trị.
Ông Dũng cho rằng việc tiếp tục xét nghiệm nhiều lần như trước để khẳng định bệnh nhân khỏi bệnh hoặc quyết định có phải tiếp tục cách ly hay không là điều không còn phù hợp. Chính vì vậy chỉ cần đủ 3 tiêu chí không triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vắc xin và xét nghiệm âm tính ngày thứ 7 là có thể rút ngắn thời gian cách ly.
“Việc điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng virus Molnupiravir thời gian qua đã mang lại hiệu quả khá cao, có tác dụng diệt virus rất tốt, một số nghiên cứu cho thấy sau khi dùng thuốc 5 ngày thì nguy cơ lây lan không còn nữa. Vì thế nếu người bệnh được sử dụng thuốc Molnupiravir thì chỉ nên cách ly tập trung trong 7 ngày, còn sử dụng thuốc khác thì nên là 10 ngày”, ông Dũng phân tích.
(Nguồn: Sở Y tế TP.HCM, số liệu tính đến ngày 19-11) – Đồ họa: N.KH.
* Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM):
Áp dụng cả F0 ở cơ sở tập trung và ở nhà
Kiến nghị này nếu được chấp thuận sẽ áp dụng cho cả các F0 đang cách ly tại khu cách ly tập trung (không có điều kiện cách ly tại nhà) và các F0 điều trị tại nhà. Các F0 có triệu chứng nhẹ, thậm chí không triệu chứng thường chỉ như cảm cúm, sau 7 ngày có thể khỏi bệnh. Chưa kể nếu F0 được uống thuốc kháng virus Molnupiravir hầu như tải lượng virus rất thấp và khỏi bệnh sớm hơn.
Việc rút ngắn thời gian cách ly có điều kiện này ngoài giúp giảm áp lực cho hệ thống cách ly, còn giúp các F0 có tâm lý thoải mái và nhanh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
* PGS.TS Lê Thị Anh Thư (chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM):
Chính sách đúng đắn
Tôi cho rằng nếu bệnh nhân không còn triệu chứng và có xét nghiệm âm tính, tức họ đã khỏi bệnh và nên kết thúc cách ly tập trung. Bên cạnh đó khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu có mắc COVID-19 thì tải lượng virus của bệnh nhân rất thấp, hầu như không có triệu chứng, nguy cơ lây lan cũng hạn chế hơn.
Do đó việc rút ngắn thời gian cách ly còn 7 ngày là đúng đắn, giúp giảm tải áp lực cho đội ngũ y tế, để họ có thêm thời gian chăm sóc những bệnh nhân nặng, mang bệnh nền khác.
Sau 15-10, nếu dịch ổn định, TP.HCM tính toán trở về 'bình thường', không còn 'bình thường mới'
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là "bình thường".
Người dân đi lại trên đường phố TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã tham gia chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" để trả lời trực tiếp các thắc mắc của người dân về chủ đề "Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới", bắt đầu từ 20h ngày 8-10.
Ngay cả ngân sách thành phố cũng khó khăn
Bà Thắng cho hay 8 ngày qua, kể từ khi "mở cửa" trở lại, thành phố phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới, sản xuất kinh doanh trở lại, song "không thể tiêu diệt ngay virus", thậm chí sau này sẽ có nhiều biến chủng mới, do đó phải chấp nhận sống và làm việc với tình trạng có dịch trong thời gian nhất định mà không thể nói trước bao lâu.
Theo bà Thắng, trong điều kiện bình thường mới này, tất cả các chủ thể trong xã hội đều phải thích nghi linh hoạt cuộc sống, phát triển kinh tế hợp lý với tình hình dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng
Theo bà Thắng, thành phố đã có những bước chuẩn bị, như tập trung vắc xin cho các khu công nghiệp để hoạt động sau ngày 1-10 với tỉ lệ tiêm 2 mũi với tỉ lệ cao và các chuỗi cung ứng cũng đa số tiêm đầy đủ mũi 2. Đến nay, đã gần 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố đã tiêm mũi 2, cơ bản đủ điều kiện hoạt động trở lại.
Bà Thắng cho hay 3 tháng qua không chỉ người dân, doanh nghiệp, mà cả chính quyền thành phố cũng khó khăn.
"Toàn bộ những dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh, dù đầu năm có tính toán nhưng không ai tiên lượng dịch bệnh phức tạp, xảy ra đến như thế này. Ngay cả ngân sách của thành phố cũng khó khăn" - bà Thắng nói.
Hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
Trước thắc mắc về kế hoạch hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho hay các doanh nghiệp phản ánh tại Ngân hàng Nhà nước để tìm hiểu các chính sách hỗ trợ, giảm, giãn nợ, khoanh nợ, không cho nhảy nhóm nợ...
Người dân đi siêu thị - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bà Thắng, thành phố đã làm việc với hệ thống các ngân hàng để ban hành các thông tư 01, 03 và 14 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tập trung vào các hạng mục chính là giãn, giảm, khoanh nợ và không cho nhảy nhóm nợ đối với các doanh nghiệp đang vay vốn.
Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu tiếp cận vốn cần liên hệ với các ngân hàng chính sách, các tổ chức hội đoàn ngay trên địa bàn đăng ký nhu cầu.
Theo kế hoạch của thành phố, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ được cho vay không quá 2 tỉ đồng, cá nhân không quá 100 triệu đồng. Còn các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo... cũng sẽ được vay nhiều lần, nhưng tổng số lần vay không quá 100 triệu đồng với lãi suất 0,5%/tháng.
Tiền doanh nghiệp phòng chống dịch sẽ được "hạch toán vào chi phí"?
Trước băn khoăn chi phí xét nghiệm quá cao, doanh nghiệp đang kiệt quệ không đủ kinh phí, "liệu thành phố có hiểu và có giải pháp gì cho doanh nghiệp bớt chi phí xét nghiệm hay không?", bà Thắng thừa nhận nỗi khổ này của doanh nghiệp là 'có thật và hoàn toàn chia sẻ", đặc biệt trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ tiềm lực tài chính để tự bảo vệ cho người lao động, môi trường làm việc an toàn.
"Chi phí một doanh nghiệp bỏ ra trong thời gian tổ chức 3 tại chỗ không dưới 5 triệu đồng/công nhân. Thành phố vô cùng chia sẻ và cảm ơn những doanh nghiệp đã rất kiên cường vượt qua khó khăn trong thời gian qua", bà Thắng chia sẻ.
Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện nay của thành phố, bà Thắng cho rằng "thành phố không thể bao cấp cho doanh nghiệp được nữa", nên doanh nghiệp phải tự chủ động, sắp xếp theo tình hình thực tế.
Thời gian tới, rất có khả năng những chi phí phòng chống dịch mà doanh nghiệp bỏ ra "sẽ được hạch toán vào chi phí", bà Thắng thông tin.
Đường 3 Tháng 2 nhộn nhịp xe cộ đi lại sau khi thành phố mở cửa - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sẽ không phạt xe chưa kịp đăng kiểm trong tháng 10
Trước thắc mắc của các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh khi nào mới được hoạt động trở lại sau một thời gian kéo dài, hiện gặp rất nhiều khó khăn, bà Thắng cho hay điều này tùy thuộc vào sự phối hợp với các tỉnh.
"Thành phố đang làm việc tích cực với nhiều tỉnh thành, địa phương và kỳ vọng ngày 1-11 tới đây sẽ được chạy liên tỉnh trở lại. Tất nhiên, việc hoạt động sẽ trên tinh thần thăm dò, giám sát và linh hoạt mở rộng địa bàn khi điều kiện thuận lợi", bà Thắng nói.
Nói về tình trạng đăng kiểm quá tải, bà Thắng cho biết Sở Giao thông vận tải thành phố đã có văn bản, thống nhất tạm thời không phạt xe chưa kịp đăng kiểm đến ngày 30-10.
Sẽ không để việc đóng cửa "tái diễn
Về chuỗi cung ứng, bà Thắng cho biết "bình thường nhu cầu của người dân thích ăn cá hồi, đồ ăn sang hơn", nhưng trong thời gian qua thành phố chỉ "đảm bảo đồ thiết yếu nhất", vì các tỉnh có dịch bệnh, nông dân không thu hoạch, chợ tại thành phố bị dừng nên đứt gãy.
Hiện nay thành phố dần dần khôi phục, tập trung tính toán, kết nối sở công thương các tỉnh với nhau, để tổ chức hội chợ, kết nối chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, các tiểu thương kinh doanh chợ đầu mối bán vẫn chưa thoát khỏi tâm lý lo lắng "thành phố có đóng cửa trở lại hay không" sau một thời gian được hoạt động trở lại, bà Thắng thừa nhận "thành phố kỳ vọng việc tổ chức sản xuất, mở cửa lưu thông hàng hóa sẽ được giữ nguyên "chứ không phải hôm nay mở ngày mai đóng, khiến doanh nghiệp không thể ứng phó được"
Muốn vậy, theo bà Thắng, thì người dân phải "tuyệt đối nâng cao ý thức phòng chống dịch". Song song đó, thành phố tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin và phủ rộng mũi tiêm cho các người lao động tại các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa nhằm không để việc "đóng cửa" tái diễn.
Theo bà Thắng, Chính phủ đang xây dựng nghị định theo hướng giúp cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Cụ thể, nghị định sẽ thực hiện giảm thuế TNDN 30% cho các doanh nghiệp có doanh thu không quá 200 tỉ đồng, giảm 30% thuế GTGT từ ngày 1-10 đến 31-12-2021 ở một số lĩnh vực, miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020-2021 cho doanh nghiệp phát sinh lỗ trong năm 2020.
Riêng các hộ cá nhân kinh doanh cũng được miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý 3 và 4-2021 cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
TP.HCM đã thí điểm các tuyến du lịch tại Cần Giờ, Củ Chi. Trong ảnh: các lực lượng tuyến đầu du lịch tại Cần Giờ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bà Thắng nhìn nhận trong thời gian vừa qua, chỉ có cơ sở lưu trú như khách sạn mới được sử dụng để cách ly F0, vì thế, trong tháng 10 này thành phố tính toán, làm việc với các tỉnh về chuyện mở cửa du lịch.
Hiện tại, thành phố chỉ mở cửa du lịch với Cần Giờ và Củ Chi. Từ tháng 11 trở đi, thành phố định hướng sẽ cho người dân đi du lịch các tỉnh khác.
Chẳng hạn, vừa qua thành phố đã trao đổi qua điện thoại với chủ tịch Hà Giang và thống nhất những khách ở thành phố đã tiêm 2 mũi có thể tới Hà Giang du lịch mà không cần cách ly. Từ đây đến cuối năm, thành phố cũng tính toán đưa khách đi các tỉnh khác, từng bước.
Tuy nhiên, khách du lịch đến thành phố thì vẫn còn e ngại. Để hoạt động du lịch được hồi phục, thành phố cũng đề xuất nhận các chuyến bay hồi hương.
Về nhu cầu lao động, bà Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp và hiệp hội đã tập hợp danh sách những người ở các tỉnh có nhu cầu trở lại thành phố làm việc. Người muốn tìm việc làm, có trung tâm giải quyết việc làm, Đoàn thanh niên để hỗ trợ tìm việc miễn phí, đồng thời thành phố sẽ tạo điều kiện, dành vắc xin để tiêm cho công nhân ở các tỉnh muốn trở lại làm việc.
"Qua 8 ngày hoạt động vừa qua, lãnh đạo thành phố mong muốn bà con cô bác, doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng thành phố khôi phục, nhanh chóng tiệm cận vị trí trước đây. Từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là bình thường", bà Thắng nói khi kết buổi tường thuật trực tuyến "Dân hỏi? Thành phố trả lời".
Người dân cạn tiền, năn nỉ xin được về quê ở các chốt kiểm soát cửa ngõ TP.HCM Sau khi TP.HCM gỡ các chốt nội đô, hàng ngàn người dân đã kéo về miền Tây từ tối qua (30/9) khiến cửa ngõ ở TP.HCM bị ùn ứ. Đến sáng nay, thành phố đã có chủ trương đưa đón những người dân có nhu cầu về các tỉnh bằng xe khách song tại nhiều trạm CSGT đang xảy ra ùn ứ do...