Vì sao Tổng thống Obama đồng thời mời lãnh đạo Trung, Nhật thăm Mỹ?
Chính quyền Obama hôm 6.2 chính thức mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Mỹ trong bối cảnh cũng vừa công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia trong năm nay.
Theo giới quan sát, động thái trên là dấu hiệu chứng tỏ chính quyền Obama vẫn không ngừng theo đuổi chính sách “xoay trục về châu Á” và đang ra sức tăng cường quan hệ với các đối tác ở châu Á.
Chính quyền Obama (ngoài cùng bên phải) vừa đồng thời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) thăm Mỹ.
Trong tuyên bố hôm qua (6.2), Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nhấn mạnh: “Để củng cố các mối quan hệ của chúng tôi trong khu vực quan trọng này, hôm nay tôi rất vui được thông báo rằng chúng tôi đã mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức cấp nhà nước”.
Bà Rice cũng cho biết thêm rằng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye năm nay cũng sẽ thăm chính thức Mỹ. Thời gian cụ thể của các chuyến thăm chưa được tiết lộ.
Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama đã thực thi chính sách rút quân và các nguồn lực của Mỹ khỏi các cuộc chiến tranh Trung Đông và thay vào đó, đặt trọng tâm đối ngoại tới khu vực châu Á.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian quan, Tổng thống Obama đã phải chật vật để giữ cho chiến lược trên không chết yểu khi Mỹ cũng phải đối mặt với các biến động chính trị lớn trên toàn cầu như cách mạng mùa xuân Ả Rập, cuộc chiến ở Syria và khủng hoảng Ukraine cũng như khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.
Lần công du một số nước châu Á của Tổng thống Obama tháng 11 năm ngoái được cho là nhằm khẳng định rằng, Nhà Trắng vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược “xoay trục về châu Á”.
Trong một động thái liên quan, hôm qua, Nhà Trắng cũng vừa công bố chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Barack Obama. Tài liệu chỉ thấy quan điểm tổng quát của ông Obama về chính sách ngoại giao ưu tiên trong suốt thời gian còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, trong đó nhấn mạnh các biện pháp để thực hiện chiến lược xoay trục về khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, tập tài liệu sẽ chỉ rõ chiến lược của Tổng thống Obama để can dự và đầu tư sâu rộng vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Trong năm nay, một nửa nguồn lực đầu tư nước ngoài của Mỹ sẽ dồn tới châu Á”, tài liệu viết. Ngoài ra, tập tài liệu cũng khẳng định rằng, Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một “Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng”.
Tài liệu về Chiến lược an ninh Quốc gia dài 33 trang của ông Obama cũng đề cập đến cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo cũng như việc đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng cũng kêu gọi ưu tiên các nỗ lực chống lại các cuộc tấn công mạng, vấn đề biến đổi khí hậu cũng như vấn đề sức khỏe và nghèo đói.
Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng Thống Obama đã không phản ứng thích đáng với các mối đe dọa toàn cầu, bao gồm sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo và hành động của Nga tại Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Obama bênh vực các chính sách của ông và nhấn mạnh: “trong một thế giới phức tạp, nhiều vấn đề an ninh mà chúng ta phải đối mặt không thể được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng.”
Theo_Dân việt
Mục đích của việc bổ nhiệm hai nhân vật thân Trung Quốc của Thủ tướng Nhật
Ngày 3/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bổ nhiệm hai nhà lập pháp kỳ cựu có quan hệ thân thiện với Trung Quốc vào các vị trí cấp cao trong đảng cầm quyền. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy hi vọng của ông về một sự tan băng trong quan hệ với Bắc Kinh và cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi thông báo nội các mới, ông Abe nói: "Một chu kỳ kinh tế khởi sắc đang được khởi động. Chúng ta mới đi được một nửa chặng trên con đường cải cách và chúng ta cần phải đối mặt với các thách thức mới. Việc tôi tiến hành cải tổ nội các là để chúng ta có thể vượt qua những thách thức một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Thách thức lớn nhất hiện nay đó là... khôi phục mọi lĩnh vực của Nhật Bản".
Trong một nỗ lực để đoàn kết nội bộ đảng, ông Abe đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tư pháp sắp mãn nhiệm Sadakazu Tanigaki - người tiền nhiệm của ông Abe trong đảng LDP - giữ chức Tổng thư ký LDP để lãnh đạo chiến dịch tranh cử. Tanigaki (69 tuổi) đến từ phe ôn hòa trong LDP có mong muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Ông cũng là người đề xuất kế hoạch tăng thuế mua hàng theo hai giai đoạn để kiểm soát mức nợ công khổng lồ của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc thực hiện giai đoạn hai của kế hoạch này đang gặp phải nhiều nghi ngại bởi một loạt số liệu cho thấy tình hình ảm đạm của nền kinh tế Nhật Bản.
Nhà lập pháp kỳ cựu Toshihiro Nikai (75 tuổi) - người cũng có quan hệ gần gũi với Trung Quốc - được bổ nhiệm vào vị trí cấp cao thứ hai trong đảng. Bộ trưởng Cải cách Hành chính sắp mãn nhiệm Tomomi Inada (55 tuổi) - một đồng minh thân cận của ông Abe có quan điểm bảo thủ - đảm nhiệm vị trí phụ trách các chính sách của LDP.
Nhà phân tích chính trị Atsuo Ito nói: "Ông (Abe) đang gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc rằng ông muốn thúc đẩy quan hệ với họ. Cả ông Tanigaki và Nikai đều có quan hệ tốt với Trung Quốc".
Ông Abe cũng bày tỏ tín hiệu rằng ông hi vọng được gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương ở Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo trong bối cảnh Trung Quốc kỷ niệm ngày chiến thắng phátxít Nhật trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Tổng Thư ký Nội các Suga nói: "Nhật Bản và Trung Quốc đều có trách nhiệm đối với hòa bình và sự thịnh vượng của thế giới. Việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tích cực để giải quyết các vấn đề chung đe dọa cộng đồng quốc tế là điều vô cùng cần thiết".
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Akinori Eto thay ông Itsunori Onodera - người có quan điểm bảo thủ - tiếp quản chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ông đảm nhiệm vị trí mới chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia trong bối cảnh ông Abe đang đẩy mạnh nỗ lực gỡ bỏ những hạn chế đối với quân đội Nhật Bản được quy định trong bản Hiến pháp hòa bình. Ông Eto - một cái tên ít được biết đến - là một người gần gũi với ông Abe và nằm trong nhóm các nhà lập pháp ủng hộ việc thăm ngôi đền Yasukuni của ông Abe. Nhà phân tích Ito cho rằng ông Eto có chuyên môn tốt song "ông ta sẽ không có nhiều ảnh hưởng".
Theo Nghiên cứu Biển Đông
Mỹ tái xem xét việc vũ trang cho quân đội Ukraine Chỉ huy quân đội NATO và các quan chức chính quyền Obama đang xem xét việc hỗ trợ vũ khí phòng thủ cho quân đội Kiev đang chiến đấu với phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine. Chính quyền Tổng thống Obama đang tái xem xét việc gửi vũ khí phòng thủ cho quân đội Ukraine để chống lại lực lượng...