Vì sao TikTok tăng cường tuyển dụng nhân sự tại London?
TikTok đang tuyển dụng kỹ sư trí tuệ nhân tạo và chuyên gia phát triển phần mềm ở London.
Văn phòng TikTok ở London
Châu Âu có nhiều thành phố nổi tiếng là trung tâm công nghệ toàn cầu, nhưng London là nơi duy nhất TikTok tăng cường tuyển dụng thêm nhân sự để phát triển các tính năng mới cho ứng dụng của mình.
“Họ đang tiến hành một đợt tuyển dụng lớn”, nhân viên công nghệ ở London được một nhà tuyển dụng của TikTok tiếp cận, cho hay.
Theo phân tích trên trang dịch vụ mạng xã hội LinkedIn, mức lương được TikTok đưa ra đã lôi kéo không ít nhân viên rời khỏi các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook. TikTok đã từ chối bình luận trước yêu cầu của CNBC.
Gốc rễ Trung Quốc
Video đang HOT
TikTok là phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin do công ty công nghệ internet Trung Quốc ByteDance phát triển. Năm 2017, ByteDance đã mua ứng dụng đối thủ của Mỹ là Musical.ly với giá khoảng 1 tỉ USD, sau đó hợp nhất nó với TikTok. Trước sự bùng nổ số lượng người dùng ứng dụng, TikTok đã thành lập nhiều văn phòng với quy mô khác nhau ở 41 nước. Tại châu Âu, TikTok có văn phòng ở Paris, Berlin và Dublin.
Mặc dù TikTok không tiết lộ số lượng nhân sự, nhưng theo dữ liệu từ LindkeIn hãng này có khoảng 2.948 nhân viên trên toàn cầu. Hiện công ty đang tuyển thêm người cho 824 việc làm, trong đó 117 vị trí là ở London, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Cụ thể hơn, TikTok đang tìm kiếm kỹ sư máy học chính thực hiện công việc giám sát, kỹ sư iOS, kỹ sư phần mềm, kỹ sư giải pháp. Ngoài ra, vị trí quản lý sản phẩm ở London để giám sát toàn bộ châu Âu cũng đang được tuyển.
Mức lương cạnh tranh
TikTok sẵn sàng trả cho một kỹ sư máy học chính mức lương cơ bản hằng năm là 200.000 bảng Anh (khoảng 246.000 USD), một nhân viên công nghệ giấu tên từng được TikTok tiếp cận cho vai trò này tiết lộ. Người này cho biết kỹ sư máy học chính có nhiệm vụ quản lý một nhóm khoảng 10 nhân viên.
Không chỉ trả lương cao, TikTok còn sẵn sàng chiêu mộ nhân tài từ những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Google, Facebook, Amazon và Twitter. Cuối năm ngoái, Theo Bertram rời khỏi vị trí quản lý cao cấp ở Google để gia nhập TikTok với vai trò giám đốc quan hệ chính phủ và chính sách công châu Âu. Tháng 3.2019, Ross Baron cũng ngưng vai trò lãnh đạo tuyển dụng tại Facebook để tiếp nhận vị trí tương tự ở khu vực Tây Âu cho TikTok. Ngoài ra, còn không ít ví dụ khác về những người đã rời khỏi các công ty công nghệ Mỹ để tham gia với TikTok tại London.
Việc TikTok quyết định chọn London thành trung tâm chính của mình ở châu Âu được xem như lá phiếu tín nhiệm đối với thủ đô của Vương quốc Anh, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy Brexit (Anh rời EU) đã không gây ảnh hưởng quá lớn lên kế hoạch của các hãng công nghệ quốc tế. “Chính phủ đã có chương trình nghị sự hoàn toàn ủng hộ đổi mới và tăng trưởng trong hệ sinh thái công nghệ Anh. London là nơi đặc biệt để phục vụ các công ty có quy mô tăng trưởng nhanh như TikTok”, Russ Shaw, người sáng lập Tech London Advocates, nói với CNBC.
Mối đe dọa an ninh
Kể từ khi trở nên phổ biến, TikTok đã phải vật lộn với không ít vấn đề gây tranh cãi. Tháng 11.2019, chính phủ Mỹ đã đưa ra một đánh giá an ninh quốc gia về việc ByteDance mua lại Musical.ly. Washington lo ngại hãng công nghệ Trung Quốc có thể đang kiểm duyệt nội dung nhạy cảm và lo lắng về cách thức công ty lưu trữ dữ liệu người dùng.
Tháng 2.2020, Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) đã cấm nhân viên sử dụng TikTok để tạo các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho cơ quan. Hải quân Mỹ, Bộ binh Mỹ và Bộ Quốc phòng Úc cũng yêu cầu ngưng cài đặt ứng dụng này trong các thiết bị di động thuộc sở hữu chính phủ, cũng như khuyến khích binh lính không nên cài đặt trên điện thoại cá nhân.
Tháng 3.2020, TikTok thông báo sẽ mở “Trung tâm Minh bạch” ở Los Angeles, cho phép truy cập nhiều hơn vào thực tiễn kiểm duyệt nội dung của công ty ở Mỹ.
Google sẽ giảm tốc tuyển dụng thêm nhân sự vì đại dịch COVID-19
Sundar Pichai, CEO Alphabet, nhấn mạnh chúng ta không thể tưởng tượng được mọi thứ thay đổi nhiều và nhanh như thế nào vì COVID-19.
Alphabet, công ty mẹ của Google, sẽ giảm tốc hoạt động tuyển dụng vì đại dịch COVID-19. Đây là một dấu hiệu cho thấy ngay cả những doanh nghiệp lớn nhất cũng đang phải tinh chỉnh lại để chuẩn bị cho suy thoái. Google và nhiều ông lớn công nghệ khác đã bổ sung thêm hàng trăm nghìn nhân sự trong vài năm trở lại đây.
Dù vậy, trong một thông điệp mới gửi tới nhân viên, Sundar Pichai, CEO Alphabet, nói mọi thứ sẽ giảm tốc lại.
Sundar Pichai, CEO Alphabet (Ảnh: AFP)
"Chúng tôi tin đây là thời điểm để giảm tốc đáng kể hoạt động tuyển dụng trong khi đó duy trì động lực cho một số lượng nhỏ các lĩnh vực chiến lược nơi người dùng và doanh nghiệp cần Google hỗ trợ liên tục. Đây cũng là những lĩnh vực mà sự tăng trưởng của chúng tôi là rất quan trọng với thành công của họ," Pichai nói.
Khi được hỏi về COVID-19, người đứng đầu Alphabet nói "chúng ta không thể tưởng đượng mọi thứ sẽ thay đổi nhiều và nhanh như thế nào."
Một người phát ngôn của Google đã xác nhận về tính xác thực của thông tin nói trên. Google dù vậy nói rằng sẽ tiếp tục tiếp nhận những người đã được tuyển dụng song chưa bắt đầu công việc của mình. Alphabet hiện tại đang có gần 119.000 nhân sự trên toàn cầu, theo số liệu chính thức.
Trước đó, Alphabet cho biết sẽ hỗ trợ 800 triệu USD giá trị tài trợ, cho vay hoặc giá trị quảng cáo cho các doanh nghiệp nhỏ và các đối tượng khác chịu ảnh hưởng của bệnh dịch. Google cũng tham gia cùng Apple để xây dựng phần mềm giúp theo dõi và kiềm chế quá trình lây lan của bệnh dịch. Ông Pichai nhấn mạnh Google sẽ không miễn dịch trong cuộc khủng hoảng này.
Nhân viên Google tại một sự kiện về trí tuệ nhân tạo hồi tháng 1. (Ảnh: Shutterstock)
"Cũng giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, toàn thể nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng và Google hay Alphabet không miễn dịch dưới những tác động của đại dịch. Chúng ta tồn tại trong hệ sinh thái hợp tác và kết nối," ông nói. "Bài học rõ ràng từ năm 2008 là chuẩn bị sớm là chìa khoá để vượt qua cơn bão và tiếp tục tăng trưởng trong dài hàn, như những gì chúng ta đã làm trong quá khứ."
Lê Nam Khánh
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp ngành CNTT tăng 7% Theo Navigos Group, sản xuất và CNTT là hai lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp cao nhất quý I/2020. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành CNTT tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất, CNTT dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong quý I/2020 Báo cáo về nhu cầu...