Vì sao tiểu thương Côn Đảo hằng ngày phải bán thịt heo ngâm nước đá?
Tiểu thương Côn Đảo không có nguồn thịt heo, thịt bò mổ tại địa phương để bán mà hằng ngày phải mua từ đất liền, chuyển bằng tàu ra để bán cho người dân.
Khoảng 1 tháng nay, người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) phải ăn thịt heo đã ngâm qua nước đá từ đất liền vận chuyển ra đảo bằng tàu. Tất cả tiểu thương ở chợ Côn Đảo đều bán thịt heo ngâm nước đá. Không chỉ thịt heo mà thịt bò cũng ngâm qua nước đá.
Một quầy bán thịt heo trong chợ Côn Đảo. Ảnh NGUYỄN LONG
Ghi nhận của PV Thanh Niên vàochiều 6.8, các sạp bán thịt heo của tiểu thương Côn Đảo vắng người mua. Nhiều miếng thịt heo nhìn bên ngoài đã ngả sang màu xanh. Thịt heo sờ tay vào thấy mát lạnh.
Tiểu thương Côn Đảo “khóc” vì bán thịt ngâm nước đá
Chị Trang, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Côn Đảo cho biết toàn chợ không có thịt heo của huyện đảo mổ mà tất cả từ miền Tây chuyển ra bằng tàu để bán cho người dân. Thịt heo sau khi mổ được bỏ trong túi ni lông rồi chứa trong thùng xốp ướp đá. Phần lớn thịt heo đưa từ đất liền ra Côn Đảo được làm từ trưa hôm trước, đến được chợ vào trưa hôm sau.
“Trước kia, thịt heo mổ tại Côn Đảo thì một ngày tôi bán 3 con. Nhưng từ khi lò mổ heo ở Côn Đảo đóng cửa, tôi buôn bán ế ẩm, một ngày bán không hết 1 con heo. Thịt heo phải để lại qua đêm mai bán khiến thịt heo hư, hôi thối phải bỏ”, chị Trang cho hay.
Video đang HOT
Thịt heo ngâm đá nên để lâu ngả màu. Ảnh NGUYỄN LONG
Theo các tiểu thương, từ khi bán thịt heo ngâm đá, người dân ở Côn Đảo ít mua nên buôn bán ế ẩm. “Thịt heo ra đảo đã hết 1 ngày. Ra đến chợ lấy thịt ra bán thì thịt không còn tươi, bị lạnh, màu tái nhợt nên người dân không muốn mua. Nhiều người mua ăn cho có nên mua rất ít. Thịt bán không hết phải để đến ngày hôm sau… Người dân Côn Đảo biết hết nên họ cũng không mua nhiều để ăn như trước đây”, bà Nguyễn Thị Dung, một người bán thịt heo ở chợ Côn Đảo ngao ngán.
Bà Nguyễn Thị Lý, bán thịt bò ở chợ Côn Đảo cũng ế ẩm sau khi thịt bò được chuyển từ đất liền ra bán mà không được mổ tại Côn Đảo. “Thịt bò ngâm qua nước đá, khi đưa ra khỏi bao ni lông gặp không khí nóng nên ngả màu. Để lâu thịt bò xanh lè xanh lét ai mà mua. Trước đây tôi bán nhiều, giờ bán được mỗi ngày 200.000 – 300.000 đồng thôi. Bán ế lắm”, bà Lý nói.
Vì sao dừng lò giết mổ gia súc ở Côn Đảo?
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 7.8, một lãnh đạo UBND H.Côn Đảo cho biết, trước đây địa phương có lò giết mổ gia súc tại khu dân cư số 2. Sau đó, do dân cư đông, việc tồn tại lò giết mổ gia súc trong khu dân cư không còn phù hợp.
Thịt heo ngâm đá được tiểu thương bảo quản trong thùng xốp. Ảnh NGUYỄN LONG
Vì lò mổ này có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của người dân, gây mất hình ảnh du lịch trong lòng du khách khi đến với Côn Đảo, nên huyện di dời về chốt kiểm dịch động vật tại Bến Đầm làm lò giết mổ gia súc tạm, để sau đó đưa vào dự án cụm công nghiệp Bến Đầm.
Ngày 21.10.2022, Bộ Công thương có chủ trương dừng triển khai dự án cụm công nghiệp Bến Đầm, sau đó UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định loại cụm công nghiệp Bến Đầm ra khỏi quy hoạch cụm công nghiệp của tỉnh nên UBND H.Côn Đảo vẫn để lò giết mổ gia súc hoạt động tạm tại chốt kiểm dịch động vật Bến Đầm.
“Lò mổ tạm này về lâu dài gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp khi đặt tại chốt kiểm dịch nên UBND huyện phải dừng hoạt động trong thời gian chờ có vị trí quy hoạch lò giết mổ gia súc tập trung được phê duyệt theo đúng quy định. Trước khi đóng cửa lò mổ này, huyện đã thông báo cho các tiểu thương biết trước 1 tháng”, lãnh đạo này cho hay.
Bà Phan Thị Tím, Phó phòng Kinh tế H.Côn Đảo cho biết tại thời điểm đóng cửa lò giết mổ gia súc ở khu dân cư số 2 và di dời về chốt kiểm dịch hoạt động tạm, UBND huyện đã ghi diện tích quy hoạch làm lò giết mổ tập trung vào dự án cụm công nghiệp Bến Đầm.
Sau khi dự án cụm công nghiệp Bến Đầm dừng triển khai, UBND huyện tiếp tục ghi diện tích quy hoạch lò giết mổ gia súc tập trung H.Côn Đảo vào đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2045.
“Khi quy hoạch chung được phê duyệt, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn và xúc tiến thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung mang tính ổn định và đảm bảo quy chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường và đáp ứng nhu cầu giết mổ cho người dân. Việc này triển khai sẽ mất nhiều thời gian nhưng hiện tại, UBND H.Côn Đảo cũng đã tìm ra vị trí mới để làm lò giết mổ gia súc tập trung tạm thời và sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất khi được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép”, bà Tím cho biết.
Giá tăng chóng mặt: Vừa ra đến chợ đã hết sạch tiền
Cầm 300.000 đồng đi chợ, chị Hoa giật mình khi chỉ vừa mới đảo qua hai hàng thực phẩm đã hết sạch tiền.
Chị Nguyễn Thị Hoa, 33 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: " Cái gì cũng lên giá, nhưng đây là tính huống mà tôi không ngờ đến, hết sạch 300.000 ngàn đồng khi mới chỉ ghé qua hàng thịt bò và hàng rau".
Vừa ra đến chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Hoa mua 1kg dưa chuột về ăn cho mát. Ngay bên cạnh hàng bán dưa chuột là hàng thịt bò, thấy thịt bò ngon quá nên chị mua một miếng mà tiểu thương pha sẵn, sau khi cân xong, tiểu thương báo giá miếng thịt bò đó 280.000, vậy là vừa hết 300.000 đồng chị mang đi chợ.
Nhiều người dân cho biết chưa đi đến chợ họ đã tiêu hết tiền.
"280.000 còn chưa được 1kg. Tôi hết sạch tiền, thậm chí còn không mua nổi thêm quả ớt, rồi thì gừng tỏi nữa!", chị Hoa than thở.
Chị Hà Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) thì nói rằng: " Tôi cảm giác đồng tiền bây giờ mất giá lắm. Trước đây cầm 100.000 đi trợ thoải mái mua đồ ăn cho cả gia đình trong một ngày. Còn vừa sáng nay tôi đi chợ. 100.000 đồng mua được đúng một quả bí xanh và nửa kg thịt lợn, còn chưa kịp mua hành, mùi gì đã hết tiền".
Theo khảo sát, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đang ở mức cao. Ở chợ Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội), bí xanh giá 25.000 đồng/kg, thịt nạc vai 100.000 đồng kg. Như vậy, 100.000 đồng của chị Thanh chỉ mua được 1 quả bí xanh (khoảng 2kg) và nửa kg thịt nạc vai heo.
Tại chợ Thành Công (quận Đống Đa), giá thịt heo đang neo ở mức cao 90.000 - 130.000 đồng/kg, đắt nhất là sườn non giá 145.000 - 150.000 đồng/kg. Thịt gà công nghiệp khoảng 55.000 - 80.000 đồng/kg. Các loại rau xanh vẫn đang phổ biến ở mức 18.000 - 25.000 đồng/kg. Chẳng hạn như rau bắp cải đang có giá khoảng 20.000 đồng/kg, đắt hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.
Một tiểu thương bán thịt bò tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: " Thông thường thịt bò vẫn là loại thực phẩm giữ mức giá cao top đầu trong chợ. Với giá trung bình là gấp đôi thịt heo. Người tiêu dùng cũng ít ăn thịt bò hơn so với thịt heo và các loại thịt khác. Do đó phản thịt bò thường rất nhỏ bé so với phản thịt heo".
Rau xanh, thịt, cá... đều tăng giá mạnh so với đầu năm.
Tiểu thương này cho biết, giá thịt bò hiện đang cao hơn khoảng 20% so với thời điểm Tết Nguyên đán. Vì giá cao nên người dân cũng ít ăn thịt bò hơn trước.
" Trước đây mỗi ngày tôi bán khoảng 20kg thịt bò các loại, thì bây giờ chỉ dám nhập khoảng 12-15kg. Giá cao hơn, bán được ít hơn thì lãi ít hơn. Nói chung là khó khăn lắm!", tiểu thương than thở.
Phó giám đốc trung tâm văn hoá mất chức vì ném chất bẩn vào ki ốt người khác Nguyên Phó Trưởng ban Quản lý chợ Trà Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao TP Trà Vinh bị cách chức vì đã ném chất bẩn vào cửa hàng của tiểu thương. Ông Nguyễn Văn Truyền - nguyên Phó Trưởng Ban Quản lý chợ Trà Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin...