Vì sao thương hiệu Võ Lâm Truyền Kỳ này của VNG lại “chết” tức tưởi theo một cách không thể tin được?
Game thủ Việt vẫn còn rất tiếc nuối về một tựa game nằm trong series Võ Lâm Truyền Kỳ của VNG.
Vừa qua, những hình ảnh Võ Lâm Truyền Kỳ 3 trên nền tảng di động đã khiến cho game thủ Việt khắc khoải và nhớ nhung về những ngày tựa game này còn phát hành tại Việt Nam. Chính xác, Võ Lâm Truyền Kỳ 3 hay từng được gọi là Võ Lâm Truyền Kỳ 3D đã từng phát hành tại Việt Nam từ giữa năm 2013 và chỉ tồn tại được hai năm.
Võ Lâm Truyền Kỳ 3 ( Kiếm Võng 3) là một trong số những MMORPG kiếm hiệp ăn khách của Kingsoft được phát hành từ năm 2009 và cho đến bây giờ vẫn là một thương hiệu lớn tại thị trường Trung Quốc với số lượng người chơi vô cùng lớn. Vừa qua, tựa game này vừa cập nhật một phiên bản lớn mang tên Duyên Khởi cho phép người chơi có thể trải nghiệm dựa trên nền tảng đám mây với nhiều thiết bị mà không cần tải về hay cài đặt.
Võ Lâm Truyền Kỳ 3 vẫn phát triển rực rỡ tại Trung Quốc, nhưng Việt Nam thì không. Chỉ hai năm sau khi phát hành tại Việt Nam, tựa game này đã tức tưởi ngừng phát hành. Tại sao một thương hiệu lớn được nhào nặn trong bàn tay của một NPH lớn nhất Việt Nam lại thảm bại một cách cay đắng như thế?
Video đang HOT
Điều đầu tiên, có lẽ phải nói đến việc Võ Lâm Truyền Kỳ 3D của VNG ngày ấy đã áp dụng hình thức thu phí giờ chơi, giống như những gì đã làm với Võ Lâm Truyền Kỳ 1 và 2 trước đây. Với mức giá 120.000 VNĐ/tháng vào thời điểm 2013 có thể xem là mức giá hợp lý. Nhưng sự thật là, hình thức thu phí giờ chơi, chưa bao giờ được xem là phù hợp với đối tượng game thủ tại Việt Nam. Đặc biệt là những trải nghiệm đầu tiên của Võ Lâm Truyền Kỳ 3D mang lại cho game thủ Việt ngày ấy chưa thực sự hấp dẫn để đại đa số người chơi quyết định xuống tiền khi đạt đến level 18.
Yếu tố thứ hai, game thủ Việt đã quá ấn tượng và bị in hằn vào trong tiềm thức về Võ lâm Truyền Kỳ là dòng game nhập vai 2D cổ điển. Võ Lâm Truyền Kỳ 3D mang lại một trải nghiệm lối chơi hoàn toàn khác so với hai tựa game trước đó. Gameplay của Võ Lâm Truyền Kỳ 3D ngày ấy là ARPG có xu hướng non-target.
Võ Lâm Truyền Kỳ 3D cũng phức tạp với góc nhìn không khóa, điều có thể phù hợp với thị hiếu game thủ ngày nay nhưng chưa hẳn đã hợp với xu hướng lựa chọn tựa game của người chơi giai đoạn năm 2013, nhất là khi họ vẫn còn đang mải miết với những MMORPG 2D kinh điển như Võ Lâm Truyền Kỳ 1 và Kiếm Thế hay Chinh Đồ.
Chính sự hardcore trong lối chơi cũng như không thích hợp về đồ họa đã khiến cho Võ Lâm Truyền Kỳ 3D từ một tựa game mới lạ trở thành xa lạ đối với game thủ Việt. Để rồi từ những ngày đầu tiên ngập tràn người chơi, Võ Lâm Truyền Kỳ 3 dần dần đánh mất game thủ của mình dẫn đến cái kết không thể trụ vững quá hai năm.
Tuy nhiên, game thủ Việt bây giờ vẫn có nhiều người tiếc nuối, khắc khoải mong nhớ về những ngày hoàng kim của Võ Lâm Truyền Kỳ 3 cũng như mong muốn một ngày không xa, VNG hay một NPH nào đó sẽ mang lại tựa game này về Việt Nam, giống như cách đây 8 năm. Biết đâu khi trở lại, Võ Lâm Truyền Kỳ 3 sẽ rực rỡ hơn thì sao?
Tham vọng hồi sinh huyền thoại PC lên Mobile để hút tiền game thủ, nhiều tượng đài "dead không kịp ngáp"
Không phải tựa game đình đám nào được tái sinh trên Mobile là cũng thành công, những ví dụ sau đây là bằng chứng đau thương nhất.
Làng game Việt ngày trước, đặc biệt là thời kỳ mà game online PC vẫn còn cực thịnh đã có không ít những sản phẩm đình đám. Có thể kể đến như Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK), Kiếm Thế, Chinh Đồ, Đột Kích, Audition, Boom Online... Đó đều là những tựa game gắn liền với thời thanh xuân của rất nhiều game thủ.
Khi mà thị phần game online chuyển dịch sang nền tảng Mobile cũng là lúc mà làng game Việt chứng kiến những sự ra đời hoặc tái sinh đình đám của các tựa game online huyền thoại bước chân lên di động. Ví dụ như Crossfire Legends, Kiếm Thế Mobile, Chinh Đồ 1 Mobile, Boom Mobile và mới đây là VLTK 1 Mobile.
Nhưng không phải tựa game nào trong số những huyền thoại PC hồi sinh trên Mobile cũng thành công, thậm chí có những "tượng đài" ra đi trong một nốt nhạc. Tất nhiên, không phải 100% các sản phẩm này đều thất bại ngay tắp lự mà "cái chết" cứ đến dần dần, dần dần và rồi chính NPH cũng không còn cảm thấy mặn mà trong việc duy trì phát triển các tựa game đó.
Boom Mobile là ví dụ gần đây nhất khi mà chỉ được phát hành tại thị trường Việt Nam trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó thì tuyên bố đóng cửa. Cũng may, Boom Mobile chỉ được phát hành dưới dạng đồng phát hành nên không gây tổn thất quá nhiều cho NPH, nhưng cũng là một minh chứng tiêu biểu cho việc không phải sản phẩm nào từng thành công trên PC cũng sẽ làm được điều tương tự trên di động. Mặc dù Boom Mobile hội tụ đầy đủ các yếu tố trên game PC cả về đồ họa và lối chơi. Hơn hết, việc trải nghiệm Boom Mobile trên di động cũng không phải là điều gì quá tồi tệ. Chỉ có điều là thị hiếu người chơi đã thay đổi rất nhiều rồi.
Trước Boom Mobile, Chinh Đồ 1 Mobile cũng là một cái tên thất bại khi đặt chân lên nền tảng di động. Còn nhớ ngày nào trên PC, Chinh Đồ đã tạo nên một xu hướng game Quốc chiến mới lạ, yếu tố mà không nhiều các sản phẩm trước đó không hề có. Nhưng cho đến khi đặt chân lên mobile, sự lạc hậu về đồ họa, dù đây có thể là dụng ý của nhà phát triển đã không làm cho thương hiệu Chinh Đồ sống lại một lần nữa.
Không "tuyệt vọng" như hai tựa game kể trên, những cái tên khác như Crossfire Legends hay Kiếm Thế đều tạo được hiệu ứng ra mắt rất tốt. Song những yếu tố như sự khác biệt lớn về mặt đồ họa (đối với Kiếm Thế Mobile) hay hack tràn lan đối với Crossfire Legends khiến cho hai sản phẩm này không thể tạo được thành công như mong đợi của NPH.
Như vậy có thể thấy, nhiều tựa game dù đình đám trên PC cũng chưa chắc sẽ thành công khi chuyển dịch lên di động. Không ít dự án như Gunbound M thậm chí còn trở thành cái tên "bí ẩn" đem lại sự khó hiểu đối với không ít người chơi Việt. Nhưng chắc chắn, xu hướng chuyển dịch của các sản phẩm đình đám trên PC vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trên di động, bất chấp việc thành bại là 50/50 mà sắp tới sẽ là Cabal Mobile tại Việt Nam.
Cùng nhìn lại lịch sử phát triển của làng game Việt qua các mốc thời gian: 2005-2009, thời kỳ game online cực thịnh nhưng đi kèm với nhiều định kiến (p2) 2005 - 2009 có thể coi là quãng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của làng game Việt. Tiếp nối series của kỳ trước, hãy cùng tới với những cột mốc tiếp theo của làng game Việt trong số này nhé. 6/2005: FPT mang về tựa game online 3D đầu tiên Có thể là một cái tên xa lạ và ít người...