Vì sao thế giới nên tránh xa bộ lạc nguyên thủy “thấy người lạ là giết”?
Những người bộ lạc nguyên thủy đã sống biệt lập từ hàng chục ngàn năm qua và họ rõ ràng là họ không muốn có sự can thiệp từ bên ngoài, một chuyên gia Ấn Độ cho biết.
Bộ lạc Sentinel giương cung bắn trực thăng tuần tra Ấn Độ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), suốt hàng chục ngàn năm qua, bộ lạc sống trên đảo North Sentinel tách biệt với thế giới bên ngoài.
Họ dùng cung tên, giáo mác để đi săn động vật trên đảo, hái quả rừng và chặt cây lấy gỗ làm nhà. Những người hàng xóm gần nhất cũng ở cách 50km.
Bộ lạc Sentinel đặc biệt cảnh giác với người lạ và luôn tấn công bất kỳ ai xuất hiện trên đảo.
Cảnh sát nói đó là những gì xảy ra với thanh niên người Mỹ tên John Allen Chau. Chau tiếp xúc với thành viên bộ lạc một cách bất hợp pháp, bị xua đuổi nhưng hôm sau vẫn quay lại và nhận kết cục chôn xác dưới cát.
“Người Sentinel rõ ràng chỉ muốn ở một mình”, nhà nhân chủng học Ấn Độ Anup Kapur nói.
Chuyên gia Ấn Độ cho rằng thế giới nên để bộ lạc nguyên thủy được yên.
Video đang HOT
Các học giả tin rằng người Sentinel đặt chân lên đảo từ châu Phi cách đây 60.000 năm. Nhưng chi tiết về cuộc sống của những người này vẫn còn là bí ẩn.
“Chúng ta còn không biết chính xác có bao nhiêu người sống trên đảo”, Anvita Abbi, người đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu về bộ lạc nguyên thủy ở quần đảo Andaman của Ấn Độ, nói. “Họ nói ngôn ngữ gì, sống đến bao tuổi, chúng ta cũng không biết”.
Abbi cho rằng người hiện đại nên để bộ lạc nguyên thủy được yên. “Vì sao chúng ta lại muốn can thiệp vào cuộc sống của bộ lạc đã tồn tại trên đảo từ hàng chục ngàn năm? Phải chăng đó là vị sự tò mò bên trong mỗi người?”
Thanh niên John Allen Chau bị người bộ lạc Sentinel hạ sát hôm 16.11.
Trong hàng chục năm qua, Ấn Độ nghiêm cấm việc liên lạc với người Sentinel. Một nhóm nhỏ các học giả và nhà nghiên cứu từng đến gần hòn đảo, để lại cho người Sentinel quả dừa và chuối. Nhưng tất cả chỉ có vậy.
“Chúng ta đang trở thành mối đe dọa đối với họ. Chúng ta mang dịch bệnh mà họ không có thuốc chữa”, P.C. Joshi, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, Ấn Độ, nói.
Hồi tháng 8, chính quyền Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm đến quần đảo Andaman, nhưng việc tiếp cận người Sentinel thì vẫn bị nghiêm cấm.
“Sai lầm của chính quyền Ấn Độ có thể là nguyên nhân du khách người Mỹ tìm đến được đảo North Sentinel và thảm kịch xảy ra”, nhóm chuyên gia Ấn Độ nói.
Theo Danviet
Gặp bộ lạc "thấy người lạ là giết", thanh niên Mỹ nhận kết cục bi thảm
Một thanh niên Mỹ 27 tuổi quyết đặt chân lên hòn đảo hoang vắng, là nơi sinh sống của một bộ lạc "thấy người lạ là giết" trong hơn 60.000 năm qua ở Ấn Độ.
Thanh niên Mỹ được đón chào bằng cung tên khi đặt chân lên đảo.
Theo Daily Mail, John Allen Chau, 27 tuổi, đã trả tiền để ngư dân địa phương đưa anh ta đến hòn đảo North Sentinel, một trong những khu vực hẻo lánh nhất của Ấn Độ.
Ngư dân địa phương không dám đến gần hòn đảo, nên Chau phải hoàn thành nốt hành trình một mình bằng ca nô, chính quyền địa phương cho biết.
Theo lời kể của ngư dân, ngay khi đặt chân lên hòn đảo, Chau bị bộ lạc nguyên thủy Sentinel tấn công bằng cung tên. Nhưng anh ta vẫn cố tiến lại gần, để rồi bị bộ lạc này siết cổ bằng dây thừng.
Bộ lạc Sentinel đặc biệt hung hãn, sẵn sàng tấn công người lạ mặt.
Cảnh sát Ấn Độ coi đây là vụ giết người và đã bắt giữ ngư dân đưa John Chau lên đảo. Nhưng các thành viên bộ lạc Sentinel không thể bị truy tố vì luật pháp Ấn Độ quy định tiếp xúc với các bộ lạc nguyên thủy là phạm pháp.
Theo lời kể của bạn bè, John Chau là thanh niên Mỹ đến từ Portland, bang Washington. Anh ta luôn xả thân giúp đỡ các nạn nhân trong thảm họa, bao gồm trận bão Katrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005.
Chau từng nhiều lần đến Ấn Độ, rồi đặt chân đến các hòn đảo thuộc quần đảo Andaman. Chau nói với người địa phương rằng anh ta rất muốn đặt chân lên hòn đảo của bộ lạc nguyên thủy Sentinel. Đây là bộ lạc đã tồn tại từ hơn 60.000 năm trước, nổi tiếng bởi sự hung hãn, sẵn sàng "giết bất kỳ người lạ nào bén mảng đến".
Những người địa phương và du khách đi qua hòn đảo đều bị tấn công bằng cung tên.
Cảnh sát Ấn Độ đã liên lạc với gia đình Chau, thông qua lãnh sự quán Mỹ ở Chennai. "Anh ta cố gắng đến đảo Sentinel vào ngày 14.11 nhưng không thành công", cảnh sát cho biết.
"Hai ngày sau, anh ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, dùng ca nô hoàn thành nốt hành trình", cảnh sát nói thêm. "Anh ta bị tấn công bằng cung tên nhưng vẫn cố tiến vào sâu hơn. Người ta nhìn thấy thi thể thanh niên Mỹ trên bờ biển vào sáng hôm sau".
Dependra Pathak, cảnh sát trưởng Andaman, nói thi thể Chau hiện chưa thể được thu hồi.
Người bộ lạc Sentinel được cho là đã sống trên đảo từ 60.000 năm trước.
"Chúng tôi chưa thu hồi được thi thể người đàn ông Mỹ vì vấn đề này liên quan đến nền văn hóa khác. Chúng tôi đang liên hệ với chuyên gia về bộ lạc để có hướng giải quyết thích hợp", Pathak cho biết.
Phát ngôn viên lãnh sự quán Mỹ ở Chennai, Ấn Độ, nói: "Chúng tôi đã nhận được tin về công dân Mỹ gặp nạn ở quần đảo Andaman. Chúng tôi đang làm việc với chính quyền địa phương về vấn đề này".
Theo Danviet
Bên trong thế giới của những bộ lạc nguyên thủy ở rừng Amazon Khu vực rừng Amazon là mái nhà của các bộ lạc nguyên thủy chưa từng liên hệ và không biết gì về thế giới bên ngoài. Bộ lạc nguyên thủy bắn cung tên mỗi khi thấy máy bay xuất hiện. Theo News.com.au, sâu trong khu rừng Amazon là hàng trăm bộ lạc bí ẩn sống theo kiểu thời nguyên thủy. Họ chưa từng...