Vì sao thẩm phán tối cao Mỹ có nhiệm kỳ trọn đời?
Không như những vị trí cấp cao khác trong chính quyền, thẩm phán tối cao Mỹ được Hiến pháp trao cho nhiệm kỳ trọn đời.
Trên thực tế, Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể thẩm phán tối cao, vị trí quyền lực bậc nhất trong hệ thống tư pháp Mỹ, có nhiệm kỳ trọn đời. Theo điều III Hiến pháp, thẩm phán thuộc hệ thống tòa liên bang, gồm cả tòa tối cao và tòa cấp dưới, “sẽ giữ chức chừng nào có ứng xử tốt”.
Như vậy, về lý thuyết, thẩm phán tối cao không có giới hạn nhiệm kỳ nhưng có thể mất chức nếu không thỏa mãn điều kiện “ứng xử tốt”. Tuy vậy trên thực tế, cho tới nay chỉ 15 thẩm phán liên bang ở các cấp tòa dưới bị Quốc hội luận tội, trong đó chỉ 8 người bị bãi nhiệm.
Thẩm phán tối cao liên bang duy nhất mà Quốc hội từng cố luận tội là Samuel Chase, người thường công khai phản đối chính sách của tổng thống Thomas Jefferson. Năm 1804, Chase bị Hạ viện bỏ phiếu luận tội vì thúc đẩy tư tưởng chính trị trong cương vị thẩm phán. Nhưng trước Thượng viện, Chase được tuyên vô tội và tiếp tục nhiệm kỳ.
Mục đích của việc trao nhiệm kỳ trọn đời cho thẩm phán là để ngăn tòa án cao nhất của Mỹ xảy ra tranh đấu đảng phái. Tòa tối cao có vai trò là đối trọng với quyền lực của Quốc hội và tổng thống. Vì thế, nhiệm kỳ suốt đời sẽ giúp các thẩm phán được miễn nhiễm trước áp lực chính trị, từ đó giúp tòa án tối cao trở thành nhánh quyền lực độc lập thực sự.
Với nhiệm kỳ suốt đời, thẩm phán tối cao không thể bị bãi nhiệm khi ra phán quyết bất lợi nên trên lý thuyết, họ có thể tập trung vào lĩnh vực pháp luật thay vì chính trị. Ban đầu, thẩm phán có thể được đề cử vì được tổng thống cho là đồng minh chính trị. Nhưng khi đã được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ không thể bị bãi nhiệm kể cả khi có chuyển biến tư tưởng. Nhiều thẩm phán trên thực tế đã nghiêng dần theo tư tưởng cánh tả khi tuổi tác càng cao, theo FiveThirtyEight.
Theo Alexander Hamilton, một trong những nhà lập quốc Mỹ, việc không có hạn chế nhiệm kỳ được cho là “cách thức tốt nhất” để đảm bảo hệ thống tư pháp được vững vàng, liêm khiết, và công tâm. Nhánh tư pháp luôn có nguy cơ bị các nhánh khác lấn át hoặc tác động, nên Hamilton cho rằng nhiệm kỳ trọn đời sẽ giúp thẩm phán tập trung vào các vấn đề của Hiến pháp mà không phải hạ mình trước ý muốn của tổng thống, Quốc hội, hoặc công chúng.
9 thẩm phán tòa án tối cao liên bang từ tháng 10/2018 tới 18/9/2020. Ảnh: Fred Schilling/Supreme Court of the United States.
Video đang HOT
Tuy nhiệm kỳ trọn đời cho thẩm phán tối cao là truyền thống lâu năm của Mỹ, cách tiếp cận này không phải quy chuẩn ở các nước khác. Nhiều quốc gia trên thế giới đặt ra tuổi nghỉ hưu bắt buộc hoặc giới hạn nhiệm kỳ đối với thẩm phán tối cao.
Ví dụ, thẩm phán tòa tối cao Anh phải nghỉ hưu bắt buộc ở tuổi 70, hoặc ở tuổi 75 nếu được bổ nhiệm trước năm 1995. Tương tự, tuổi nghỉ hưu của thẩm phán tối cao tại Australia và Canada là 75 tuổi, trong khi thẩm phán tối cao tại Ấn Độ phải nghỉ hưu ở tuổi 65.
Hiện, nhiệm kỳ trung bình của thẩm phán tòa tối cao liên bang Mỹ là 16 năm. Do tuổi thọ con người ngày càng cao, thẩm phán được bổ nhiệm vào tòa tối cao trong 100 năm tiếp theo ước tính sẽ giữ chức trung bình 35 năm, theo công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman (Mỹ).
Trước xu hướng này, một số học giả đặt vấn đề liệu nhiệm kỳ suốt đời cho thẩm phán tối cao liên bang có còn hợp lý, vì khái niệm “suốt đời” đã thay đổi rất nhiều từ khi Hiến pháp Mỹ được soạn thảo.
Một số người cho rằng việc hạn chế nhiệm kỳ sẽ giúp chống lại sự bất bình đẳng giữa hai phe bảo thủ và tự do tại tòa tối cao. Ví dụ, sau cái chết vào tháng 9 của Ruth Bader Ginsburg, nữ thẩm phán tối cao theo chủ nghĩa tự do, tổng thống Trump đã đề cử nữ thẩm phán Amy Coney Barrett vì tin rằng sẽ làm thế đa số của phe bảo thủ trong tòa tối cao được tăng cường với tỷ lệ 6-3.
Theo những người ủng hộ, việc hạn chế nhiệm kỳ sẽ ngăn tổng thống đề cử ứng viên chỉ vì tình cờ có thẩm phán tối cao qua đời trong nhiệm kỳ của mình. Đồng thời, tầm hệ trọng của việc đề cử thẩm phán tối cao trong mắt hai đảng sẽ giảm xuống, từ đó có thể khiến tổng thống và Quốc hội thỏa hiệp nhiều hơn.
Dù sao đi nữa, việc thay đổi nhiệm kỳ thẩm phán tối cao rất có thể sẽ cần tới sửa đổi Hiến pháp trong khi đây là điều không thể xảy ra trong ngày một ngày hai. Vị trí thẩm phán tòa tối cao liên bang trong tương lai vẫn sẽ có nhiệm kỳ trọn đời.
Với thẩm phán và luật sư tại Mỹ, không có công việc pháp lý nào đem lại uy danh hơn vị trí thẩm phán tòa tối cao liên bang. 9 thẩm phán của tòa tối cao đều do Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn.
Hàng năm, 9 thẩm phán sẽ cùng bỏ phiếu và ra quyết định về các vấn đề pháp lý quan trọng trong nước. Phán quyết của tòa tối cao trở thành án lệ có tính cột mốc và ràng buộc với quyết định của tòa cấp dưới.
Tu chính án 25 không nhằm để 'hạ bệ' ông Trump?
Dù dự luật liên quan đến Tu chính án 25 do bà Pelosi đề xuất nhắm vào sức khỏe của Tổng thống, ông Trump cho rằng nó nhắm đến ông Biden hơn là mình.
Ông Trump cho rằng việc đảng Dân chủ định thành lập ủy ban đánh giá sức khỏe của ông là để dọn đường giúp ứng viên Phó Tổng thống Kamala Harris thay thế ông Biden.
"Nancy Pelosi đang xem xét Tu chính án thứ 25 để thay thế Biden bằng Kamala Harris", ông Trump viết trên Twitter có 87 triệu người theo dõi của mình.
Nhà lãnh đạo Mỹ tin các thành viên đảng Dân chủ đang mong muốn kịch bản này xảy ra trong trường hợp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Tổng thống Trump cũng nhắc tới vấn đề này trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình phát thanh Rush Limbaugh hôm 9/10.
"Giả sử đảng Dân chủ bỏ phiếu cho Biden buồn ngủ, thật nực cười vì ông ấy không nên là ứng viên Tổng thống. Biden không đủ điều kiện để trở thành ứng viên... Với việc xem xét Tu chính án thứ 25, tôi nghĩ họ đưa nó vào để có thể đưa Kamala lên thay thế", ông nói.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Biden và phó tướng Kamala Harris. (Ảnh: Joebiden.com)
Trước đó, các nghị sỹ đảng Dân chủ đề xuất thành lập ủy ban đánh giá năng lực sức khỏe và tâm thần của ông Trump, đồng thời xem xét phế truất ông nếu cần thiết.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 8/10, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết bà và các thành viên Đảng Dân chủ đang xem xét áp dụng một điều khoản của Bản sửa đổi hiến pháp thứ 25 (Tu chính án 25 Hiến pháp Mỹ), trong đó cho phép Phó Tổng thống lên nắm quyền nếu Tổng thống không đủ năng lực đảm trách công việc.
"Công chúng cần biết tình hình sức khỏe của tổng thống. Có một câu hỏi mà ông ấy từ chối trả lời là ông ấy đã xét nghiệm âm tính lần cuối cùng khi nào? Tại sao Nhà Trắng không nói ra những sự thật quan trọng", bà Pelosi nói.
Tu chính án 25 Hiến pháp Mỹ có điều khoản cho phép một tổng thống bị phế truất vì không đủ năng lực về thể chất hoặc tinh thần.
Mặc dù Tu chính án 25 cho phép bà Pelosi thành lập một hội đồng để xem xét sức khỏe và thể chất của Tổng thống, Hạ viện sẽ không thể phế truất ông Trump nếu không có sự đồng ý của Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên nội các.
Hôm 8/10, các bác sỹ Nhà Trắng cho biết Tổng thống đã hoàn thành quá trình điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc nhà lãnh đạo Mỹ được kê nhiều loại thuộc dành cho các trường hợp bệnh nặng khiến nhiều người lo ngại về tác dụng của chúng tới sức khỏe tâm thần của ông Trump.
Bà Pelosi trong một cuộc phỏng vấn thậm chí còn ám chỉ việc sử dụng thuốc điều trị khiến não của ông Trump gặp vấn đề.
Sau khi trở lại Nhà Trắng, Trump khẳng định ông đã hồi phục và sức khỏe đang rất tốt.
Trước đó, ông nhiều lần nhắm vào mức độ minh mẫn và tuổi tác của ông Biden, ám chỉ đối thủ đã nhiều lần dùng thuốc kích thích trước các buổi tranh luận.
Vì sao ông Trump từ chối tranh luận trực tuyến với ông Biden? Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận với ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 15/10 có thể là một động thái chiến lược và mong muốn che giấu sức khỏe của ông Trump. Theo RIA, nhận định trên của bà Melinda Kovacs, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại...