Vì sao Táo quân 2 ông chỉ có 1 bà?
Tình huống “hai ông một bà” là chuyện ngược đời, khó chấp nhận nhưng theo các chuyên gia văn hóa việc này không hề trái với luân thường đạo lý.
Hình ảnh Táo quân “hai ông một bà” trong tranh dân gian Đông Hồ
Phong tục truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn Táo quân về trời, để báo cáo những chuyện gia đình trong một năm.
Sự tích Táo quân không xa lạ với hầu hết người Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn về tính phi lý trong sự tích này.
Không hề ngược đời
Theo PGS. TS Đỗ Lai Thúy, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, không chỉ trong sự tích Táo quân mà sự tích Trầu cau cũng có tình huống gần tương tự. Trong đời sống ngày nay, chuyện “hai ông một bà” khó có thể chấp nhận.
Sự tích Táo quân phản ánh một giai đoạn từng tồn tại trong lịch sử đó là chế độ đa phu, một người phụ nữ có thể lấy nhiều chồng.
“Ngày nay, chế độ một vợ một chồng là hợp pháp, nếu lấy đó để xem xét câu chuyện này sẽ thấy trái với luân thường, đạo lý. Thậm chí, hai người đàn ông có chung vợ còn bị coi là nỗi nhục. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ lịch sử xã hội thời kỳ đó hoàn toàn không ngược đời”, ông Thúy nói.
Nhà nghiên cứu văn hóa phân tích, lịch sử con người trên thế giới đều trải qua các giai đoạn tạp hôn, tất cả đều là vợ chồng của nhau, rồi đến quần hôn tức là hôn nhân theo nhóm. Sau đó đến thời kỳ mẫu hệ, vai trong phụ nữ được đề cao và xuất hiện chế độ đa phu.
Video đang HOT
Thời phong kiến ảnh hưởng là thời kỳ phụ hệ, người đàn ông được lấy nhiều vợ, chế độ đa thê kéo dài nhất, nhiều vùng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chế độ một vợ, một chồng xuất hiện sau cùng.
“Sự tích Táo quân dù không phản ánh hoàn toàn chế độ đa phu, mối quan hệ hai ông một bà không diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, qua lời kể dân gian, vì thương xót cho ba nhân vật trọn tình vẹn nghĩa nên đã tác thành “hai ông một bà”, phong họ là ba vị thần trông coi việc bếp núc”, PGS Thúy cho hay.
Bi kịch có hậu
Theo TS. Trần Phương, giảng viên khoa Văn hóa & Phát triển, HV Báo chí & Tuyên truyền, sự tích Táo quân có cả ở Việt Nam và Trung Quốc cùng nhiều dị bản.
Sự tích Việt Nam có mô-típ chung là câu chuyện về ba người, do hoàn cảnh éo le mà trở thành hai chồng một vợ. Họ nguyện chết cùng nhau để không chia lìa, cảm động vì điều đó Ngọc Hoàng phong họ làm Táo quân.
Nguồn gốc Táo quân của người Trung Quốc cũng rất đa dạng nhưng truyền thuyết về cặp đôi “thần bếp” với chồng tên Tô Cát Lợi và vợ Vương Thị được xem là phổ biến nhất.
“Điểm chung của sự tích là đều ca ngợi những nhân vật sống tình nghĩa, lý giải cho phong tục thờ cúng, tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp. Chuyện hai ông một bà có thể coi là một bi kịch có hậu khi cả vị này đều được phong thần, bên nhau mãi mãi.
Qua đó, dân gian cũng gửi gắm ước mong bị kịch này sẽ không lặp lại. Vì vậy, người ta có câu: Thế gian, một vợ, một chồng/ Không như vua bếp hai ông một bà”, TS Phương cho hay.
Theo Danviet
Người Sài Gòn thả cá chép sớm tiễn Táo quân chầu trời
Chiều 19/1, một ngày trước ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều người Sài Gòn đã mang cá chép đi thả sớm.
Chiều 19/1, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu đi thả cá chép trước ngày tiễn Táo quân chầu trời. Tại bờ sông ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), chị Nhẫn cho biết: "Mình thả sớm vậy như cách gửi cá ở trước để mai các Táo chỉ việc 'cưỡi', hơn nữa còn để tránh cá bị vớt lại".
Trước khi thả cá chép, nhiều người dành chút thời gian cầu khấn. "Tôi ngày mai mới cúng ông Táo nhưng nay đi phóng sinh với họ hàng nên mua thêm ba con cá chép đỏ thả luôn thể", chị Vy (quận Bình Thạnh) nói.
Cá được thả là loài cá chép đỏ vì theo quan niệm dân gian, giống này là "phương tiện đi lại chính" của ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
"Thực ra cúng ngày 23 tháng Chạp mới là đúng nhưng mấy năm nay tôi vẫn giữ thói quen thả cá trước một ngày, nhiều người cũng vậy, không có sao hết miễn là mình thành tâm", chị Thanh Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh dẫn theo các bé đi thả cá. Càng về chiều, nhất là sau giờ tan tầm lượng người tiễn ông Táo nhiều hơn.
Những người thả cá chép đều nhẹ nhàng nhúng xô nước xuống sông cho cá tự bơi ra. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Trong khi đã có người thả cá trước thì tại các chợ ở TP HCM, việc mua bán cá, đồ cúng diễn ra nhộn nhịp.
Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), các tiểu thương đều nhập thêm cá chép đỏ về bán. Họ thường cho 3 con vào một bịch và bán với giá 30.000 đồng.
Mỗi tiểu thương đều bán thêm các loại hoa, xôi, trầu cau, kẹo thèo lèo... để cúng ông Táo.
Cô Lê Quỳnh Vui (53 tuổi, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình) mua hoa, cá và bộ đồ vàng mã cúng Táo quân.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Lễ cúng ông Công ông Táo của một gia đình miền Bắc Đi chợ từ sáng sớm, bà Tuyết sắm đủ đồ làm mâm cỗ chay và không thể thiếu 3 con cá chép - "phương tiện" cho các Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Theo quan niệm dân gian, trước 12h ngày 23/12 âm lịch, các Táo phải lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tất cả công việc trong năm của gia chủ. Vì thế,...