Vì sao tăng huyết áp lại gây nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể cướp đi tính mạng con người bất kỳ thời điểm nào.
Đây là một cấp cứu tim mạch nguy hiểm, nếu may mắn sống sót, người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị tái phát nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột tử.
Đối với người bệnh tăng huyết áp, việc sử dụng thuốc đòi hỏi lâu dài, trọn đời. Nhưng ở một số người tăng huyết áp không được điều trị đúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.
Lý giải về nguyên nhân này, các nhà khoa học cho rằng huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim, lâu ngày tạo thành mảng xơ cứng khiến lớp vỏ thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông – là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.
Người bệnh tăng huyết áp cần dùng thuốc trị theo chỉ định của bác sĩ tránh biến chứng tim mạch.
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim khá rõ. Một nghiên cứu cho thấy 30 – 40% bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên, 70% nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có bệnh nền tăng huyết áp trước đó. Huyết áp cao làm tăng xơ vữa mạch máu, thành mạch cứng hơn và dễ bị tổn thương. Các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch vành (là mạch máu nuôi cơ tim) gây hẹp dần lòng mạch, không dẫn đủ máu nuôi cơ tim khi tim cần làm việc gắng sức, gây ra triệu chứng mệt, đau ngực khi gắng sức.
Mảng xơ vữa này có thể đột ngột bị vỡ ra do stress hoặc do huyết áp cao, các tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu) đến bám vào chỗ thành mạch bị tổn thương này, tạo nên cục huyết khối cấp tính, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và đưa đến nhồi máu cơ tim cấp.
Biểu hiện của tăng huyết áp gây biến chứng nhồi máu cơ tim
Có thể nói nhồi máu cơ tim cấp là một trong những biến chứng của tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Video đang HOT
Bệnh tiến triển thầm lặng kéo dài, ít thấy các triệu chứng lâm sàng, nhưng đau ngực là dấu hiệu nổi bật của nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh thường thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út, đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên, cơn đau kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin.
Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, rối loạn tiêu hóa…, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim dần dần xuất hiện các tổn thương của tim như phì đại thất trái kèm giãn hay không giãn buồng thất, suy tim, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.
Kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng thuốc, bằng chế độ sinh hoạt.
Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sớm trong giai đoạn cấp và những biến chứng muộn sau đó. Cho dù được điều trị, qua khỏi giai đoạn cấp, nhồi máu cơ tim có thể gây ra những biến chứng muộn có tỉ lệ tử vong cao và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và xã hội.
Vì tình trạng nghiêm trọng của nó, phòng ngừa nhồi máu cơ tim là việc mà mỗi người đều cần phải chú ý thực hiện. Trong đó, phòng ngừa và kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng thuốc, bằng chế độ sinh hoạt cũng là một trong những cách ngăn ngừa nguyên nhân quan trọng dễ gây nên nhồi máu cơ tim.
Ngăn chặn biến chứng tăng huyết áp
Để giảm thiểu tình trạng biến chứng do tăng huyết áp gây ra, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc hoặc không tái khám vì không có triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy khi kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu thì giảm được 30% nguy cơ đột quỵ, 25% nhồi máu cơ tim và 23% bệnh thận mạn.
Để ngăn ngừa và phát hiện sớm biến chứng của tăng huyết áp, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ. Đối với người 50 tuổi nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng – 1 năm/lần.
Nếu đã được chẩn đoán tăng huyết áp, người bệnh cần uống thuốc đều đặn, theo dõi mức huyết áp khi điều trị. Mức huyết áp mục tiêu thông thường là 130/80 mmHg, trừ một số trường hợp đặt biệt có mức mục tiêu khác sẽ được bác sĩ thông báo.
Cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, ăn uống hợp lý, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống cũng góp phần phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
Khi có các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp như: Đau tức ngực trái hoặc sau xương ức dữ dội, đau lúc nghỉ ngơi, kéo dài trên 20 phút, đau lan lên cổ, cằm, vai, cánh tay hay sau lưng. Trong cơn đau kèm vã mồ hôi, hốt hoảng, khó thở, bứt rứt, huyết áp và nhịp tim thường tăng trong cơn đau… cần nhập viện ngay để được thăm khám và điều trị.
Nhiều người méo miệng, đột quỵ vì giá lạnh
Hà Nội đang trong đợt lạnh sâu với nền nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa đông đến nay. Các bệnh viện tiếp nhận nhiều ca đột quỵ, tim mạch...
Nhồi máu cơ tim, liệt dây thần kinh do bất cẩn
BS Đoàn Văn Phúc, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết bước vào đợt lạnh này, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận 3-5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, gồm cả người già và người trẻ. Hầu hết bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo, không khép kín được mí mắt.
Nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của người bệnh, đặc biệt là người trẻ. Có trường hợp bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng nhưng mặc không đủ ấm; Có trường hợp mở cửa đột ngột sau khi thức giấc... khiến liệt dây thần kinh số 7.
Ảnh hưởng của giá lạnh, nhiều bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo do liệt dây thần kinh số 7 (ảnh minh họa).
Còn tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... cũng gia tăng. Các bác sĩ lý giải vào những ngày trời lạnh, cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt khiến tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm. Điều này làm tăng khả năng nhồi máu cơ tim ở những người vốn có sẵn yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá...
Thời tiết chuyển lạnh sâu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch từ trước. TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Việc duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên. Ngoài ra, mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa... Huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có tiền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200 mmHg, nếu không phát hiện, dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong.
"Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi", BS Tuấn Anh thông tin.
Chủ động giữ ấm để phòng bệnh
Để phòng các bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 và tim mạch hay đột quỵ, theo khuyến cáo từ BS Tuấn Anh, vào mùa lạnh, điều quan trọng nhất là người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.
Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Với người cao tuổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh. Việc này rất nguy hiểm do phản ứng của mạch máu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể không thích ứng được, làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và cần có sự theo dõi của nhân viên y tế.
Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Đối với người cao tuổi sức đề kháng yếu và những người mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Cần tiếp tục duy trì điều trị các bệnh tim mạch theo hướng dẫn của bác sỹ.
Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Phụ huynh cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Ba bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm kết hợp ăn uống, tránh nguy cơ đột quỵ trong mùa Đông Giữ ấm vùng đầu, cổ, bụng và lòng bàn chân, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết rét đậm rét hại. Giữ ấm vùng đầu, cổ là rất cần thiết trong mùa Đông lạnh giá. (Nguồn: The Times of India) Mùa Đông, đặc biệt khi trời giá rét, là mùa có tỷ...