Vì sao Tần Thủy Hoàng nhất mực che giấu 3 chuyện kỳ lạ xảy ra ngay trước khi ông qua đời?
Theo ghi chép trong ‘Sử ký’, đúng một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà đã xảy ra 3 chuyện kỳ lạ. Những chuyện này đều được dự báo có liên quan tới ông nhưng Tần Thủy Hoảng đã quyết định che giấu chúng.
Tần Thủy Hoàng hay còn gọi là Tần Thủy Tổ Võ Hoàng Đế (259 TCN – 210 TCN). Ông là vị vua thứ 31 của nước Tần, đồng thời cũng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng là một trong những “thiên cổ nhất đế” của lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. (Ảnh: Sohu)
Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi làm Tần Vương nhưng trọng phụ của ông là người nhiếp chính. Sau đó, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu và chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Ông tự tạo ra danh xưng “hoàng đế” và gọi mình là Thủy Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên) để đánh dấu mốc này.
Tổng cộng, Tần Thủy Hoàng đã có 37 năm tại vị, trong đó ông xưng vương 25 năm và xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49. Về cái chết của Tần Thủy Hoàng, các nhà sử học đã tìm được một số tài liệu có đề cập đến 3 chuyện lạ đã xảy ra được cho là điềm báo về hoàng đế trước khi ngài băng hà một năm. Đó là những sự kiện nào?
3 chuyện kỳ lạ xảy ra trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời một năm
Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời đã có 3 sự kiện kỳ lạ xảy ra. Nhiều ghi chép cho rằng những hiện tượng này là điềm báo trước về cái chết của hoàng đế.
Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng mất đã có 3 chuyện lạ xảy ra. (Ảnh: Sohu)
Hiện tượng thiên văn “Huỳnh Hoặc Thủ Tâm”
Trong phần “Tần Thủy Hoàng bản ký” của cuốn “Sử ký” có ghi lại rằng, một năm trước khi Tần Thủy hoàng mất, trên trời từng xuất hiện một hiện tượng thiên văn kỳ lạ. Ở thời đó, họ gọi hiện tượng này là “Huỳnh Hoặc Thủ Tâm”. Trên thực tế, hiện tượng này là khi sao Hỏa đến gần Trái đất. Trong đó sao Hỏa được gọi là “huỳnh hoặc” bởi màu sắc cũng như quỹ đạo khó xác định của nó. Còn “thủ tâm” là tên gọi của chòm sao Thiên Yết.
Hiện tượng thiên văn “Huỳnh Hoặc Thủ Tâm” đã xảy ra trước khi Tần Thủy Hoàng mất. (Ảnh: Sohu)
Trong văn hóa Trung Hoa xưa thì chòm sao Thiên Yết còn được gọi là Thần Nông hoặc Viêm Đế, đây là chòm sao rất được coi trọng. Các vị quân vương, hoàng đế Trung Hoa xưa coi chòm sao này tượng trưng cho mình. Do đó, khi sao Hỏa di chuyển đến gần chòm sao Thiên Yết được coi như đại hung (tai họa lớn). Nếu nhẹ thì thiên tử chỉ bị mất ngôi còn nặng là hoàng đế băng hà.
Vào thời điểm một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời, hiện tượng này đã xảy ra. Do đó, có thể hiểu là người đang làm vua ở thời điểm đó là Tần Thủy Hoàng sắp gặp đại họa. Tần Thủy Hoàng sau khi biết được thông tin này đã tìm mọi cách giấu nhẹm đi.
Thiên thạch khắc chữ xúc phạm Tần Thủy Hoàng
Cũng vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 36, nhiều ghi chép lịch sử đã ghi lại một biến cố từng xảy ra. Cụ thể, đó là một thiên thạch lớn đã rơi xuống Đông Quận. Nơi này là một phần của lãnh thổ nước Tần tiếp giáp với nước Tề, nay là thành phố Bộc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Kỳ lạ là trên thiên thạch này có khắc 7 chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân”, nghĩa là Thủy Hoàng Đế chết đi thì đất đai sẽ bị chia cắt. Theo lý giải của các nhà tiên tri thời đó, đây là điềm báo rằng sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời sẽ có chiến loạn nổ ra, giang sơn, đất đai của nhà Tần sẽ bị chia cắt, thậm chí triều đại nhà Tần cũng có thể bị diệt vong.
Một thiên thạch rơi xuống có khắc chữ dự đoán Tần Thủy Hoàng sẽ chết. (Ảnh: Sohu)
Tần Thủy Hoàng biết được chuyện này đã rất tức giận, ông lập tức sai người đi điều tra xem kẻ nào dám cả gan khắc dòng chữ đó. Tuy nhiên, mọi cuộc điều tra đều đi vào ngõ cụt, không thu được kết quả gì. Cuối cùng, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh giết chết toàn bộ người dân ở nơi mà thiên thạch rơi xuống. Sau đó, ông còn đem thiên thạch này đi tiêu hủy.
Ngọc bích rơi xuống rồi lại trở về
Cùng năm xuất hiện hai hiện tượng trên, một sự việc kỳ lạ cũng xảy ra. Tần Thủy Hoàng sai một sứ giả đi truyền tin trong đêm. Người này lúc đi từ Quan Đông ngang qua con đường “Hoa âm bình thư” thì bất ngờ bị một người lạ mặt chặn lại. Kẻ lạ mặt đưa cho sứ giả một miếng ngọc bích rồi nói rằng: “Kim niên tổ long tử”. Câu nói này nghĩa là hoàng đế đầu tiên sẽ chết. Ở đây, “tổ long” có hàm ý chỉ vị hoàng đế đầu tiên. Sau đó, người này đã biến mất chỉ trong một tích tắc.
Hóa ra miếng ngọc mà người lạ mặt đưa cho sứ giả chính là Tần Thủy Hoàng đã vứt nó xuống sông tế Thủy thần. (Ảnh: Sohu)
Sứ giả khi trở về kinh đã đem chuyện này tâu lại với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe câu chuyện liền hiểu rằng “Tổ long” mà kẻ lạ mặt kia nhắc tới chính là mình. Ngài liền cho người kiểm tra miếng ngọc bích thì phát hiện ra đây chính là ngọc của mình trước đây.
Vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 28, trong một lần đi thuyền qua sông, Tần Thủy Hoàng đã dùng miếng ngọc này làm vật tế Thủy thần. Thật không ngờ, sau nhiều năm, miếng ngọc bích lại quay về tay Tần Thủy Hoàng. Chuyện này đã khiến cho Tần Thủy Hoàng tin rằng sắp có điềm không lành xảy ra với mình. Sau đó, ông đã ra lệnh cho những người liên quan tuyệt đối không được hé răng nửa lời về chuyện này.
Những sự kiện kỳ lạ xảy ra trước khi Tần Thủy Hoàng mất 1 năm vẫn là bí ẩn với hậu thế. (Ảnh: Sohu)
Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đã đột ngột qua đời trong chuyến tuần du thứ 5 của mình. Chuyện nhà vua băng hà khi đang ở ngoài hoàng cung sau đó cũng được giữ kín.
Có thể thấy một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà thì hai trong ba chuyện lạ này xuất phát từ thiên văn. Những bí mật liên quan sự kiện này và rất nhiều uẩn khúc xung quanh cái chết của vua Tần vẫn còn là bí ẩn mà tới giờ hậu thế vẫn chưa thể nào lý giải được.
Bí ẩn nghìn năm về hai giếng cổ đầy vàng, nước một đắng một ngọt
Hai giếng cổ hơn 1.600 năm tuổi cách nhau vài bước chân, nhưng một bên nước đắng, một bên ngọt, chứa đầy vàng bạc, gắn liền với truyền thuyết Bạch xà Thanh xà.
Trong chùa Kim Sơn ở thành phố Hạc Bích, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có hai giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi. Hai giếng chỉ cách nhau vài bước chân, nhưng một bên nước có vị đắng, một bên có vị ngọt.
Gần 10 năm trước, người dân trong làng bất ngờ phát hiện lượng lớn tiền xu và trang sức vàng khi dọn rửa đáy giếng.
Vị trí hai giếng cổ trong Kim Sơn Tự. (Ảnh: KK News)
Người dân trong vùng cho hay đây chính là giếng cổ trong truyền thuyết dân gian Bạch xà Thanh xà hơn 1.000 năm trước. Câu chuyện kể về chuyện tình giữa người và rắn thời Bắc Tống, phát sinh tại chùa Kim Sơn, núi Kim, động Bạch xà, dãy núi Mặc Sơn - địa danh tồn tại ở Hạc Bích tới ngày nay.
Bạch xà sau khi bị trụ trì chùa Kim Sơn là hòa thượng Pháp Hải giam vĩnh viễn dưới đáy Lôi Phong Tháp trong chùa, vì tưởng nhớ phu quân, liền biến thành nước suối, chính là nước giếng đắng ngày nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu giếng đã kiểm tra và phát hiện giếng nước ngọt sâu hơn giếng nước đắng ba mét. Nước đắng chứa lượng lớn magie và sunfat, còn nước ngọt không có. Hóa ra, nguồn nước của hai giếng khác nhau.
Giếng nước đắng có nguồn hình thành từ nước bề mặt. Giếng nước ngọt có nguồn từ nước ngầm sâu dưới lòng đất, thông qua nhiều tầng lọc trong lòng núi, đã loại bỏ được các chất magie và sunfat. Đây là nguyên nhân khiến hai giếng nước có vị khác hẳn nhau dù chỉ cách nhau vài bước chân.
Hai chiếc giếng chỉ cách nhau vài bước chân. (Ảnh: KK News)
Về vàng bạc dưới giếng, các nhà sử học cho hay có liên quan tới phong tục kết hôn ở địa phương. Thời xưa, người ta tin rằng nước giếng chính là nước mắt của Bạch xà, cũng tin vào câu chuyện tình yêu cảm động giữa người và yêu. Từ đó, mỗi cặp vợ chồng khi kết hôn đều tới bái giếng, vứt vàng bạc xuống dưới, để cầu mong vợ chồng hòa thuận hạnh phúc tới bạc đầu giai lão.
Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? Vào thời phong kiến, các vị công chúa thường được gả đi để hòa thân. Đáng tiếc, hầu hết họ đều không thể có con. Bí mật về điều này khiến nhiều người giật mình. Trong triều đình phong kiến xưa, các hoàng tử được định sẵn sẽ là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng đế có tới mấy nghìn cung...