Vì sao tài xế bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự?
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự không phải mục đích chính để CSGT ra quân kiểm tra. Tuy nhiên, tài xế buộc phải có khi làm việc với lực lượng chức năng.
Từ 15/5, Cục Cảnh sát giao thông của Bộ Công an ra quân tổng kiểm soát phương tiện trên các tuyến đường. Lực lượng chức năng có quyền kiểm tra mọi phương tiện mà không cần thông báo lỗi.
Theo quy định, tài xế khi làm việc với CSGT cần xuất trình đầy đủ giấy tờ, trong đó có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS). Tuy nhiên, thực tế từ lâu nay, người dân ít quan tâm đến loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm TNDS bắt buộc phải có
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về ATGT thuộc Cục CSGT, cho biết trong các đợt tổng kiểm soát, lực lượng chức năng tập trung ưu tiên kiểm tra lỗi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy….
Còn các lỗi không phải nguyên nhân trực tiếp, nguy hiểm dẫn đến tai nạn như thiếu bảo hiểm, đăng ký xe hay bằng lái không phải mục đích chính để CSGT ra quân tổng kiểm soát.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục CSGT khẳng định theo Luật Giao thông đường bộ 2008, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong các loại giấy tờ bắt buộc tài xế phải xuất trình khi làm việc với lực lượng kiểm tra.
Nếu không có loại bảo hiểm này, tài xế sẽ bị xử phạt hành chính 100.000-200.000 đồng theo quy định tại Điều 58 của luật trên.
Tài xế sẽ bị phạt nếu không mang theo hoặc không có bảo hiểm bắt buộc TNDS. Ảnh: Hồng Quang.
Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội), về bản chất pháp lý thì bảo hiểm xe máy bắt buộc thuộc loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3 (bên bị gây tai nạn). Loại này khác các bảo hiểm khác ở chỗ người được hưởng lợi là người mua bảo hiểm hoặc người thân của người mua bảo hiểm khi có tai nạn, rủi ro.
Video đang HOT
“Khi tai nạn, người bị thiệt thòi nhất là nạn nhân và họ sẽ được bảo hiểm chi trả một khoản tiền mà không phụ thuộc vào khả năng của chủ phương tiện”, luật sư phân tích.
Ông Cường cho biết Bộ luật Dân sự quy định người gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường. Nhưng trong trường hợp người gây tai nạn có hoàn cảnh khó khăn, trong khi thiệt hại gây ra rất lớn, thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân.
Tuy nhiên, luật sư cũng lưu ý một số tình huống bảo hiểm bắt buộc TNDS không bồi thường như: Gây tai nạn cố tình bỏ chạy, tài xế không có bằng lái, thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn…
Bị phạt nhưng tài xế ngại mua
Trao đổi với Zing, bà Bùi Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội, cho biết theo Thông tư 22 của Bộ Tài chính, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) là bắt buộc đối với chủ xe cơ giới.
Khác với loại bảo hiểm đang được bán tràn lan ở vỉa hè, bảo hiểm bắt buộc TNDS sẽ thay tài xế thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên thứ 3 khi người điều khiển phương tiện gặp rủi ro.
Nghĩa là, nếu tài xế không may gây tai nạn trên đường, bảo hiểm TNDS sẽ phát huy tác dụng khi thay tài xế giải quyết vấn đề bồi thường, khắc phục hậu quả đối với tính mạng và tài sản bị thiệt hại do tài xế gây ra. Đặc biệt, trong những vụ tai nạn nghiêm trọng, nếu không có bảo hiểm TNDS thì người gây tai nạn sẽ vướng vào vòng lao lý và nạn nhân sẽ không nhận bù đắp tổn thất nếu người gây tai nạn không có khả năng chi trả.
Bà Hà nhấn mạnh khi tham gia bảo hiểm bắt buộc, mức chi trả với rủi ro về tài sản do xe máy gây ra tối đa là 50 triệu/vụ và 100 triệu/vụ đối với thiệt hại do ôtô gây ra. Còn mức chi trả dành cho thiệt hại về con người là 100 triệu/người mỗi vụ việc và không giới hạn số người được bảo hiểm bồi thường. Trong khi đó, tài xế chỉ cần bỏ ra 66.000 đồng đối với xe máy và hơn 400.000 đồng đối với ôtô mỗi năm.
“Với những vụ xe điên gây tai nạn cho nhiều người, phía bảo hiểm sẽ phải chi trả cho nhiều nạn nhân và tài sản của người bị hại”, bà Hà cho rằng đó là lý do loại bảo hiểm này bắt buộc phải có khi tham gia giao thông.
Chi tiết 2 loại bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với ôtô (hàng trên) và xe máy. Ảnh: Hoàng Lam.
Tuy nhiên, bà Bùi Thanh Hà nhìn nhận thực tế từ trước đến nay, người dân ít quan tâm loại hình bảo hiểm bắt buộc này, dẫn đến việc họ bị lực lượng CSGT xử phạt khi tham gia giao thông.
Đưa ra lý do, lãnh đạo MIC Hà Nội giải thích rằng đa số tài xế thường không hiểu rõ quyền lợi được hưởng, nhất là khi lái xe mà không may gặp va chạm.
“Người mua bảo hiểm ngại gặp cơ quan công an khi xảy ra tai nạn”, bà Hà nói nguyên nhân thứ 2 và cho biết một lý do nữa khiến tài xế ngại mua, đó là những khó khăn, rắc rối khi làm thủ tục thu thập chứng từ, hồ sơ xác nhận từ cơ quan chức năng liên quan tai nạn.
Đại diện MIC Hà Nội khuyến khích người dân không nên mua bảo hiểm bắt buộc TNDS để “đối phó” với lực lượng chức năng. Người tham gia giao thông cần nhận thức bảo hiểm TNDS rất nhân văn. Khi tham gia, cả người gây tai nạn lẫn nạn nhân sẽ được đơn vị bảo hiểm đảm bảo tài chính, khắc phục tối đa thiệt hại trong các sự cố.
Phân tích thêm, luật sư Đặng Văn Cường lưu ý việc bồi thường thiệt hại về người cho bên thứ 3 không phụ thuộc vào lỗi của người mua bảo hiểm. Nghĩa là, toàn bộ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba đều được công ty bảo hiểm bồi thường dù nạn nhân có lỗi hay không.
Còn với tài sản, bên bảo hiểm cần căn cứ tính chất vụ tai nạn để xem xét bồi thường. Xe đi đúng luật sẽ nhận được chi trả và ngược lại, sai luật sẽ không được bồi thường. Nếu là lỗi hỗn hợp, việc bồi thường sẽ dựa theo kết luận của công an.
Tuy nhiên, ông Cường nhìn nhận thực tế, khi xảy ra tai nạn giao thông thì một số trường hợp đòi quyền lợi bảo hiểm nhưng do thủ tục rườm rà nên người mua bảo hiểm mất quyền lợi.
“Nhiều người mua còn không biết trình tự thủ tục, chưa hiểu quyền lợi để yêu cầu phía bảo hiểm chi trả”, luật sư nói thậm chí, một số trường hợp bị mất bảo hiểm nhưng khi xin cấp lại thì phải xác nhận hoặc trải qua nhiều thủ tục khó khăn.
Ông nội bé trai 15 tháng tuổi bị xe bán tải tông tử vong: 'Cháu ơi về với ông đi, về chơi với ông'
Trong phút chốc mất đi người cháu trai 15 tháng tuổi, ông C. gào khóc thảm thiết, liên tục gọi tên người cháu tội nghiệp tử vong sau va chạm giao thông với xe ô tô bán tải.
Trưa ngày 19/5, nhiều giờ sau vụ tai nạn giao thông tại ngã tư Kim Ngưu - Tam Trinh - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến bé trai Nguyễn Mạnh Nam A. (SN 2019) tử vong thương tâm, nhiều người thân tập trung tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn. Sau vụ tai nạn, thi thể cháu bé tội nghiệp được đưa về đây khám nghiệm pháp y.
Sau khi hoàn tất thủ tục, cơ quan công an đã bàn giao thi thể cháu bé cho gia đình lo hậu sự. Phút chốc đón nhận tin dữ bé trai tội nghiệp qua đời, nhiều người thân cầm di ảnh bé Nam A. gào khóc bên ngoài. Ai cũng không kìm được nước mắt bởi bé Nam A. còn quá nhỏ.
Người thân bật khóc bên di ảnh bé Nam A.
Ngồi lặng lẽ bên ngoài nhà xác bệnh viện, ông Nguyễn Văn C. (ông nội bé Nam A.) liên tục gào khóc thảm thiết. Ông C. liên tục gọi tên cháu trai trong tuyệt vọng: "Nam A. ơi về với ông đi con, về chơi với ông đi... Mới đó mà sao cháu lại bỏ ông đi thế này...".
Theo lời kể của ông C., vào chiều 18/5, ông trẻ của cháu Nam A. là ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1963, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chở bé trai này đi chơi, còn ông C. ở nhà nấu cháo cho cháu. Thế nhưng chỉ sau đó ít phút, ông C. cùng người thân nhận tin dữ cháu trai gặp nạn qua đời. Nghe tin, ông C. cùng bố mẹ cháu bé vội vã chạy ra hiện trường. Ai nấy đều gào khóc thảm thiết.
Ông C. đau đớn tột cùng khi nghe tin cháu qua đời.
"Bố mẹ cháu lấy nhau mấy năm đi cầu mãi mới có con. Từ khi sinh ra tới giờ, lúc nào cháu cũng quấn và chơi với ông. Ấy vậy mà giờ ông không được nhìn thấy cháu nữa. Cháu ơi cháu về đi", ông C. nghẹn ngào. Người ông này cầm tấm ảnh chụp cháu trai lúc 1 tháng tuổi được đeo trên cổ, nước mắt không ngừng rơi.
Theo người thân, cháu Nam A. mới được 15 tháng tuổi, đang tập đi và tập nói. Phải chịu nỗi đau mất con bố mẹ bé Nam A. không nói nên lời, liên tục bật khóc tại nhà tang lễ. Trong chiều nay, người thân sẽ đưa thi thể cháu bé tội nghiệp về Nghĩa trang Văn Điển hoả táng sau đó đưa về chôn cất theo phong tục địa phương.
Sau khi xảy ra sự việc, người thân nam tài xế xảy ra va chạm khiến bé trai tử vong cũng đã đến thăm hỏi, động viên cùng gia đình khắc phục hậu quả.
Trước đó, vào khoảng hơn 18h ngày 18/5, ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1963, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đi xe đạp điện chở bé Nguyễn Mạnh Nam A. (SN 2019) lưu thông theo hướng Minh Khai đi cầu Mai Động (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khi đến ngã tư trên thì xảy ra va chạm với chiếc ô tô bán tải đi cùng chiều.
Vụ tai nạn khiến hai người ngã ra đường, không may cháu bé văng vào gầm ô tô và bị chiếc xe này cán phải dẫn đến tử vong. Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế chiếc xe bán tải là La Hoàng Lâm (SN 1995, ở Sơn Động, Bắc Giang) đã đến công an phường Mai Động trình báo sự việc còn chiếc ô tô hiện đang bị cơ quan công an giữ lại.
Sau khi xảy ra tai nạn thương tâm, người thân gào khóc thảm thiết tại hiện trường. Do bị thương ông Tiến được đưa đi bệnh viện cấp cứu sau đó. Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Hơn 22.000 tài xế bị xử lý sau 2 ngày CSGT ra quân tổng kiểm soát Sau hai ngày ra quân tổng kiểm soát giao thông, lực lượng CSGT cả nước dừng tổng cộng hơn 130.000 phương tiện, xử lý hơn 22.000 tài xế. Ngày 17/5, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ 2 thực hiện tổng kiểm soát giao thông đường bộ, lực lượng CSGT toàn quốc kiểm tra hơn 60.000 phương tiện, lập...