Vì sao suốt 2 năm chưa bồi thường cụ ông 41 năm chịu oan sai?
Sáng 31/1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết việc chậm trễ bồi thường oan sai cho cụ Trần Văn Thêm (80 tuổi, Yên Phong, Bắc Ninh) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì “các thẩm phán rất giỏi xét xử nhưng rất kém về tài chính”. “Chúng tôi đã báo cáo Bộ Tài chính, chờ thẩm định. Hi vọng việc bồi thường diễn ra sớm để kế thúc vụ việc”- ông nói.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí tại cuộc họp báo sáng 31/1 về việc 2 năm chưa thoả thuận xong việc bồi thường cho người bị oan sai suốt 41 năm – cụ ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, trú tại thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định, đây là vụ án mà TAND Tối cao phát hiện sai phạm, đã yêu cầu dừng lại từ lâu nhưng không có kết luận cuối cùng, dẫn tới kéo dài tình trạng bị can của ông Thêm mấy chục năm.
“Khi anh em đưa vụ án cho tôi, tôi chỉ đạo dừng ngay. Tôi cũng trực tiếp mời luật sư của gia đình ông Thêm lên đây, trực tiếp gặp ông Thêm, xác định đây là vụ án oan nên mới dẫn tới kết thúc có hậu như vậy. Để đi tới khẳng định ông Thêm bị oan là một quá trình làm việc nghiêm túc, có họp liên ngành, nghiên cứu hồ sơ. Đến nay cơ quan liên quan đã tổ chức xin lỗi và bây giờ chỉ còn việc giải quyết bồi thường”- ông Bình nói.
Cụ ông 80 tuổi Trần Văn Thêm hơn nửa thế kỷ mang nỗi đau khổ nhục (Ảnh: Bá Đoàn)
“Hạn chế là những quy định của Bộ Tài chính về chứng từ, hoá đơn rất ngặt nghèo, toà án không thể vượt qua được những quy định đó. Các thẩm phán rất giỏi xét xử nhưng rất kém về tài chính. Hoá đơn, chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì chúng tôi không được làm. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan trao đổi với gia đình ông Thêm”- ông Bình cho hay.
Video đang HOT
Ông Bình thừa nhận thực tế những người như ông Thêm “không thể tích trữ, bảo quản từng hoá đơn trong từng lần đi kêu oan. Thế nên các cơ quan cần vận dụng có lợi nhất cho người bị oan sai.
“Tới giờ này chúng tôi cũng hết sức cố gắng, với sự thiện chí và cảm thông với nỗi oan nên thoả thuận đã hoàn tất. Hồ sơ bồi thường đang báo cáo Bộ Tài chính chờ thẩm định. Hy vọng việc bồi thường diễn ra sớm để kế thúc”-ông Bình nói.
Như Dân trí đã phản ánh, năm 1970, cụ Trần Văn Thêm khi đó 34 tuổi cùng người em họ tên Nguyên Khắc Văn ghé vào ngủ ở lều cắt tóc. Nửa đêm, hung thủ xông vào dùng búa bổ củi đánh ông Văn tử vong. Cụ Thêm sau đó bị kết tội là hung thủ giết người.
Năm 1973, các cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú (sau này tách ra thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc) đưa ra xét xử và kết tội cụ Thêm mức án tử hình. Không đồng ý với bản án, cụ Thêm kêu oan. Đến năm 1974, TAND Tối cao xét xử phúc thẩm kết tội y án sơ thẩm mức án tử hình.
Năm 1975, sau khi đối tượng Phan Thanh Nhàn khai giết hại nạn nhân Nguyễn Khắc Văn, Ủy ban thẩm phán TAND Tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật.
Sau khi được tạm tha, cụ Trần Văn Thêm đã có nhiều đơn kêu oan đến các cơ quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, cơ quan tiến hành tố tụng. Đến năm 2015, TAND Tối cao đã sao chụp và nhận được các tài liệu liên quan do cụ Thêm và luật sư trợ giúp cho cụ cung cấp. Từ đó, các cơ quan tố tụng Trung ương tiến hành xem xét, xác định cụ Trần Văn Thêm không thực hiện hành vi giết ông Nguyễn Khắc Văn năm 1970.
Gia đình cụ Trần Văn Thêm đã nhờ luật sư đòi bồi thường 12 tỷ đồng dựa trên việc tính thời gian từ khi cụ Thêm bị bắt giam, ở tù đến khi tại ngoại là 41 năm. Tuy nhiên việc thương lượng bồi thường “cù cưa” suốt hai năm qua và đến nay vẫn chưa rõ con số cuối cùng là bao nhiêu.
Thế Kha
Theo Dantri
Ra mắt trang tin điện tử về án lệ của TAND tối cao
Ngày 19/10, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chính thức ra mắt trang tin điện tử về án lệ tại địa chỉ http://anle.toaan.gov.vn.
Theo đó, sau một thời gian nghiên cứu, phát triển, án lệ được nhìn nhận là một trong những dấu ấn quan trọng của cải cách tư pháp trong thời gian qua. Xuất phát từ thực tế trên, ngày 18/10/2016, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định thành lập trang tin điện tử về án lệ.
Lãnh đạo TAND tối cao bấm nút ra mắt trang tin điện tử về án lệ.
Trang tin điện tử về án lệ là nơi cung cấp các thông tin chính thức của TAND tối cao về hoạt động của án lệ; đồng thời, tạo ra một kênh thông tin phong phú, có khả năng phổ cập, tương tác rộng rãi với các đối tượng khác nhau như người dân, Thẩm phán... có nhu cầu tìm hiểu về án lệ.
Với việc đưa trang tin điện tử về án lệ vào hoạt động, TAND tối cao mong muốn sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về án lệ như: các án lệ có hiệu lực, nguồn án lệ, án lệ đã bị hủy hoặc thay thế... Đặc biệt, người dùng có thể đưa ra các ý kiến bình luận, đóng góp tại chuyên mục "Bình luận" hoặc tại các phần bình luận trong mỗi chuyên mục.
Trên trang tin điện tử về án lệ, ngoài việc tra cứu thông tin điện tử về án lệ, người dân có thể tra cứu thông tin về Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Hội đồng soạn thảo án lệ, lý lịch của các thẩm phán... và các tin tức liên quan. Các thẩm phán có thể nhanh chóng tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật mới về án lệ, án lệ vừa được công bố... để nghiên cứu, tham khảo, phục vụ công tác xét xử.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Luật sư chính thức ngồi ngang hàng với Kiểm sát viên Việc đổi mới hình thức tổ chức phiên tòa theo hướng bố trí lại vị trí chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội ngang nhau thể hiện sự bình đẳng giữa các bên, góp phần bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Ngày 14/12, TAND TPHCM mở phiên toà sơ thẩm lưu động tại phường 16 (quận 4,...