Vì sao sóng Wifi cùng tần số với lò vi sóng nhưng không “nướng chín” chúng ta?
Nếu anh em chưa biết thì sóng Wifi và lò vi sóng đều dùng tần số 2,4 GHz.
Tuy nhiên lò vi sóng lại có thể làm nóng, thậm chí nấu chín thức ăn còn sóng Wifi thì vô hại. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cho anh em lý do vì sao nhé.
Lý do hai loại sóng này có cùng tần số
Vào năm 1947, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) quy định tần số 2.4GHz dành riêng cho máy móc, thiết bị của các ngành Công nghiệp, Khoa học và Y tế. Mục đích là để những thiết bị của các ngành này không dùng chung tần số và làm nhiễu sóng các loại sóng vô tuyến dùng trong liên lạc. Sau này, người ta phát hiện tần số 2,4GHz thích hợp để dùng trong lò vi sóng vì không cần quá nhiều điện để phát ra sóng mà vẫn có thể hâm nóng thức ăn cũng như dễ dàng bị chặn sóng nên khả năng gây nhiễu không cao.
Và dù mục đích ban đầu của tần số 2,4 GHz là tạo băng tầng riêng, hạn chế gây nhiễu các thiết bị liên lạc nhưng ITU vẫn cho phép các hãng tạo ra thiết bị liên lạc sử dụng tần số 2,4 GHz các bạn ạ. Trong đó, điện thoại di động, bộ đàm và router Wifi là các loại thiết bị được phép sử dụng sóng có tần số 2,4 GHz. Lý do là vì chi phí làm thiết bị dùng tần số 2,4 GHz thấp, ít tốn điện và độ phủ sóng cũng khá tốt.
Vì sao sóng Wifi không “nấu” chúng ta như lò vi sóng?
Mặc dù sử dụng chung tần số với lò vi sóng nhưng sóng Wifi lại không hề gây hại hay “nướng” chúng ta được đâu. Điểm khác biệt giữa hai thứ sóng này là độ tập trung và công suất phát sóng. Các router Wifi phát ra theo rất nhiều hướng xung quanh và mục tiêu là phát càng xa càng tốt. Còn lò vi sóng thì cố gắng tập trung tất cả “sức mạnh” vào một điểm giữa lò nên mới tạo ra nhiệt độ cao như vậy.
Ngoài ra, công suất phát của sóng Wifi rất nhỏ, chỉ khoảng 0.1 W so với lò vi sóng là 1000W. Với “sức mạnh” như vậy thì sóng Wifi không đủ để nấu nướng hay ảnh hưởng sức khỏe con người nhé các bạn ạ.
Video đang HOT
Theo gearvn
Dọn nhà đón Tết: Vệ sinh đúng cách TV, tủ lạnh và các thiết bị điện trong gia đình
Để đón Tết, gia đình nào cũng phải chuẩn bị rất nhiều việc, bắt đầu từ việc cơ bản nhất là dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, các vật dụng, thiết bị trong căn nhà.
Dẫu vậy, những việc tưởng như không quá phức tạp này nếu thực hiện sai sẽ làm mất của bạn khá nhiều thời gian, thậm chí gây ra những sự cố ngoài ý muốn như cháy nổ, chập điện. Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh TV, tủ lạnh, và các thiết bị điện gia dụng sao cho hiệu quả, đúng cách.
TV
Điều đầu tiên cần lưu ý khi vệ sinh TV đó là hãy ngắt nguồn điện của thiết bị. Điều này vừa giúp bảo đảm an toàn về nguồn điện hay xảy ra sự cố ngoài ý muốn về cháy nổ cũng như giúp bạn thấy những vết ố bẩn trên tivi một cách dễ dàng hơn.
Để vệ sinh màn hình TV, chúng ta có thể dùng khăn lau kính, khăn mềm,... nhưng tránh dùng khăn giấy, hay quần áo cũ để lau vì dễ làm xước màn hình.
Bạn cũng nên dùng nước ấm để lau, hoặc dung dịch tẩy rửa màn hình chuyên dụng. Tuyệt đối không nên dùng nước lau kính, cồn, nước rửa chén,... để lau vì có thể làm hỏng màn hình.
Bên cạnh phần màn hiển thị, chúng ta cũng cần lưu ý vệ sinh cả khu vực chân đế, khung viền, các khe thoát nhiệt và cổng kết nối để tránh bám bụi.
Tủ lạnh
Đầu tiên, chúng ta tháo phích cắm tủ lạnh, rồi tháo rời các ngăn tủ. Sau đó, rửa sạch chúng bằng nước rửa bát bên ngoài.
Đối với phần không thể tháo rời bên trong tủ lạnh, cũng như phần khung viền, chúng ta dùng khăn/giẻ khô lau sạch một lần bên trong tủ lạnh. Tiếp theo, dùng dung dịch giấm trắng cho vào bình xịt hoặc làm ướt khăn, lau sạch tổng thể bên trong và ngoài tủ. Cuối cùng, dùng khăn ẩm với nước lau sạch lại một lần nữa.
Sau khi hoàn tất, lắp lại các ngăn tủ đúng vị trí, đặt đồ ăn, đồ uống vào tủ lạnh rồi mới cắm điện trở lại.
Máy giặt
Để vệ sinh lồng giặt của máy giặt, trước hết chúng ta cần xả đầy nước vào bên trong, sau đó đổ thêm khoảng 2 cốc giấm trắng, rồi ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ.
Tiếp theo, chọn chế độ "Vệ sinh lồng giặt" nếu máy giặt của bạn có hỗ trợ tính năng này. Nếu không, chúng ta chỉ cần hoàn thành một chu trình giặt như thông thường.
Nếu muốn sạch hơn, bạn có thể làm thêm một lần nữa thao tác trên, nhưng thay giấm bằng 2 cốc nước tẩy Javel.
Sau khi hoàn thành mọi thao tác, dùng khăn ẩm lau lại một lượt bên trong lồng giặt. Đừng quên vệ sinh cả phần vỏ máy bên ngoài, cửa máy, các khe kẽ còn sót lại, và lưu ý rút phích cắm điện.
Lò nướng, lò vi sóng
Để gian bếp ngày Tết trở nên sạch sẽ, thơm tho, chúng ta cần vệ sinh cả bếp, lò nướng, lò vi sóng, và những thiết bị làm bếp sau một năm dài sử dụng.
Đối với lò vi sóng và lò nướng, chúng ta có thể đặt vào bên trong một bát dung dịch giấm trắng hoặc chanh tươi/cam tươi pha với tỷ lệ 1:5 với nước, rồi bật trong khoảng 3-5 phút (lò công suất lớn có thể đặt ở 2 phút).
Sau đó, bạn tháo phích cắm điện, và dùng khăn khô để lau sạch các vết bẩn bên ngoài, rồi bên trong trước một lượt. Lý do chúng ta lau khô là để tránh làm loang các vết bẩn ra xung quanh. Cuối cùng, chúng ta dùng khăn ẩm để lau lại một lần là đã hoàn tất.
Máy lạnh, máy điều hòa
Một trong những thiết bị dễ bị bỏ quên khi làm "tổng vệ sinh" đón Tết chính là máy lạnh, máy điều hoà, mặc dù phần lưới lọc không khí trên thiết bị này là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần rút ngắt aptomat điều hoà, tháo rời mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi phun rửa sạch bằng vòi nước. Sau đó, cần lưu ý để khô rồi mới lắp lại vào mặt máy.
Đối với dàn nóng, chúng ta có thể vệ sinh cánh quạt bằng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để lấy sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt. Tránh tháo bên trong trong cục nóng để vệ sinh nếu như bạn không rành về kỹ thuật.
Theo VN Review
Nướng mực, nấu cơm và những công dụng không ngờ của lò vì sóng Nhắc đến lò vi sóng, chúng ta đang nói đến một thiết bị điện chủ yếu được sử dụng trong việc hâm nóng thức ăn, rã đông thực thực phẩm đông lạnh, hay đun sôi nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công dụng khác của chiếc lò vi sóng mà bạn đang bỏ lỡ. Luộc rau Luộc rau thông thường yêu cầu...