Vì sao sau sinh ai cũng bắt ăn rau ngót?
Rau ngót không chỉ giúp sản phụ nhiều sữa mà còn tăng ham muốn tình dục sau sinh.
Rau ngót dường như là món ăn mà hầu hết sản phụ sau sinh đều được ăn ngày 2-3 bữa. Dù sản phụ không thích nhưng vẫn được các bà, các mẹ nấu cho và cố gắng ăn vì nghe nói loại rau này rất tốt. Tuy nhiên tốt như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Cho đến nay có hai loại cây rau ngót, cụ thể là rau ngót đỏ và rau ngót màu xanh lá cây. Rau ngót đỏ thường mọc hoang dã. Rau ngót xanh thường được người Việt Nam sử dụng cho nhiều mục đích trong ăn uống và y học. Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh…
Ít nhất lá rau ngót chứa 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid. Lá sau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L .) Merr, thuộc họ thầu dầu, chứa ít nhất bảy hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của hormone steroid (như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid) và hợp chất eikosanoid (bao gồm cả prostaglandin, prostacyclin, lipoksin, thromboxan và leukotrienes).
Công dụng của rau ngót với sản phụ
Khơi thông nguồn sữa
Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh… (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Giảm nguy cơ viêm nhiễm
Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.
Lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ canxi ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức canxi trong máu thấp.
Khơi dậy ham muốn
Ngoài ra để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa, lá rau ngót cũng rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu.
Lưu ý khi sử dụng rau ngót
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), đã có báo cáo rằng trong những người ăn nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.
Việc phát triển các nghiên cứu về lá rau ngót đang được nhiều nước tiếp tục tiến hành, đặc biệt là để loại bỏ các tác động tiêu cực có thể phát sinh. Và lời khuyên của các chuyên gia là rau ngót nên được ăn ngay sau khi nấu.
Theo Khampha
Nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh viêm não
Từ đầu hè, tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện nhi T.Ư) và Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều trẻ em nhập viện điều trị các bệnh viêm não.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh viêm não, đặc biệt trong mùa hè. Ảnh: T.Hà
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, hầu hết trẻ được đưa đến viện trong tình trạng bệnh nặng hoặc rất năng.
Nguyên nhân là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não thường giống với các bệnh sốt do virus thông thường như sốt cao, chưa có biểu hiệu rối loạn tri giác, nên cha mẹ không phát hiện được, cho con điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt...
Vì thế, nhiều trường hợp mắc bệnh không được chữa trị kịp thời hoặc do bệnh nặng dẫn đến biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Di chứng nặng nề
Trong các bệnh viêm não, nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề phải kể đến viêm não Nhật Bản (VNNB). Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. Người ta thấy rằng, sau khi mắc bệnh VNNB, cơ thể có miễn dịch vững bền, vì vậy tiêm vắc-xin VNNB có lợi cho trẻ.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư), cho biết, thời gian ủ bệnh của VNNB từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan (không liên quan bữa ăn của trẻ).
Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao. Biến chứng trong bệnh VNNB cũng rất nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản - phổi...
Lây qua đường tiêu hóa
Mùa hè thường gặp nhất vẫn là viêm não do virus đường ruột (Enterovirus). Đây là tình trạng viêm não do Eterovirus 71 xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, thức uống có chứa virus gây bệnh. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, hôn mê, tiêu chảy, xuất hiện các nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân và miệng.
Ngoài gây viêm não, Enterovirus 71 còn gây liệt mềm và để lại di chứng. Bệnh lây qua đường phân-miệng, nên cần giữ vệ sinh trong ăn uống, đặc biệt ở nhà trẻ.
Tấn công trẻ em
Bác sĩ Đào Thiện Hải cho biết, virus Herpes là một trong nhiều tác nhân gây viêm não khá phổ biến. Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này. Virus xâm nhập cơ thể con người qua đường niêm mạc mũi - hô hấp.
Theo bác sĩ Hải, rối loạn tri giác, sốt và co giật là những dấu hiệu đầu tiên thường được ghi nhận. Trẻ lớn thường có thêm các triệu chứng nhức đầu, thay đổi tính tình. Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác có thể gặp là nôn ói, hay quên. Trên 70% bệnh nhân không điều trị sẽ diễn tiến đến tử vong.
Hiện nay, viêm não do virus Herpes là bệnh viêm não virus duy nhất có thuốc đặc trị, đó là acyclovir. Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất vẫn là ăn uống hợp vệ sinh, giữ sạch mũi họng. Khi thấy trẻ sốt cao, co giật một bên tay hoặc chân, co giật nửa người, cần đưa đi khám ngay.
Theo TPO
Lẩu cá rô, bông súng chữa yếu sinh lý Tính thành phần dinh dưỡng 100g thịt cá rô đồng ăn được chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, canxi 26,0mg, photpho 131,2mg, sắt 0,03mg và các loại vitamin B1, B2, B3, B12, PP. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc và cách chế biến từ cá rô đồng. Bún cá rô đồng rau cần chữa đau đầu, chóng mặt: Nguyên...