Vì sao sau khi tắm biển cần tắm tráng lại cơ thể bằng nước?
Dưới đây là lý do phải làm sạch cơ thể sau khi ngâm mình trong đại dương.
Bơi lội trên biển có những lợi ích về sức khỏe như giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có tác dụng phụ, đặc biệt liên quan đến da.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí ScienceDirect, khả năng bị nhiễm trùng da tăng cao sau khi bơi ở biển. Làm sạch da ngay sau khi tham gia các hoạt động giải trí dưới biển có thể giúp giảm nguy cơ này.
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người chống lại các yếu tố lạ như mầm bệnh, bức xạ và một số chất gây ô nhiễm khác. Bơi trong biển giúp loại bỏ vi khuẩn bình thường khỏi da, nhưng đồng thời làm lắng đọng các vi khuẩn đại dương đa dạng trên da, dẫn đến các gen kháng thuốc kháng sinh.
(Ảnh minh họa: Garzablancareal)
Video đang HOT
Cùng với vi khuẩn có hại còn rất nhiều chất bẩn trong đại dương do nước thải và thủy sinh vật bài tiết ra ngoài. Những chất thải này đọng lại trên da sau khi bạn ngâm mình dưới biển và có thể lây lan, gây nhiễm trùng nếu để lâu.
Nguy cơ mắc các bệnh nặng
Nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận về việc những người đi bơi ở biển phải nhập viện sau đó vài ngày. Nguyên nhân chủ yếu là viêm cân gan bàn chân do vi khuẩn hiếm gặp, còn được gọi là bệnh ăn thịt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc vết thương hở trên da, ảnh hưởng đến máu, dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng và các tình trạng như suy nội tạng.
Cách tắm biển an toàn
Kiểm tra chất lượng nước, không xuống biển khi thấy có dấu hiệu ô nhiễm. Luôn sử dụng kem chống nắng khi đi bơi để bảo vệ làn da của bạn ở mức độ nhất định. Tránh bơi lội nếu bạn có một vết cắt hoặc vết thương trên da.
Ngoài ra, khi đi tắm biển, bạn cần lưu ý một số điểm để đảm bảo sức khỏe. Bạn chỉ nên xuống nước khi nhiệt độ trên 20 độ C, hạn chế bơi quá sớm, quá tối hoặc lúc nắng quá gay gắt.
Cần khởi động trước khi xuống nước để làm ấm cơ thể (đặc biệt phần cổ, tay, chân), tránh bị chuột rút. Không xuống nước khi đang mệt, đổ mồ hôi, no hoặc đói bụng. Khi thấy mệt mỏi, đau đầu, nổi gai ốc do nước lạnh, nên lên bờ.
Cách tắm tráng sau khi bơi ngoài biển
Điều quan trọng nhất sau khi ngâm mình dưới biển là rửa sạch da. Tắm bằng nước máy thông thường thường, kết hợp sử dụng xà phòng, sữa tắm. Bạn không cần chà xát da mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến da dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ôi, Lê Bống mặc gì đây?
Lên đồ đi tắm biển kiểu này, Lê Bống khiến fan lo lắng lắm đấy.
Lê Bống có thiếu gì những màn gây tranh cãi khắp cõi mạng với những màn lên đồ lạ lắm à nha hoặc cách tạo dáng nhạy cảm của mình đâu. Thế nhưng kỳ này lạ lắm, netizen nhìn mãi mà vẫn chưa hiểu, cô lại lên đồ cái kiểu gì đây?
Giữa khung hình đầy nắng và gió, Lê Bống feel the beat theo tiếng nhạc. Thế nhưng chẳng ai kịp nghe ra nhạc hay dở thế nào, vì còn đang bận chăm chăm vào bộ đồ của Lê Bống. Nàng TikToker diện gì đây?
Lê Bống phiêu theo nhạc nhưng netizen chỉ mải soi xem set đồ bên trong là gì ta
Lấp ló trong lớp áo khoác gió màu xanh là bộ bikini màu đen có kết cấu lạ lắm
Xoay về phía trước nào. Ù wow, một bộ bikini đen buộc dây chằng chịt nhưng vẫn rất đỗi mong manh trước nắng gió và sóng biển dập dìu. Có lẽ phần dây cột ngang bụng là của chiếc áo mỏng bên ngoài được cởi ra nhằm phục vụ mục đích nào đó như tăng độ sexy chẳng hạn.
Dân tình nín thở theo từng bước chuyển động của nàng hot TikToker bởi lẽ chỉ sợ phần ngực là hai tấm vải dây rút kia bung xoã tuột khỏi đôi gò bồng đào tràn viền kia... Và tất nhiên như một thói quen, Lê Bống giữ biểu cảm lạ lắm à nghen...
Dẫu biết là đi tắm biển, nhưng màn lên đồ với tất chân hay đồ bơi sợ sóng có góc nghiêng toang hoác thế này thì vẫn khiến dân tình lo lắng ghê lắm đó...
Bình Thuận: Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước Sáng 4/5, lực lượng chức năng huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã bàn giao thi thể anh N.A.T (46 tuổi, trú thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) bị đuối nước tử vong cho gia đình. Khu vực kênh Bến Lội, nơi em T.V.D bị nước cuốn mất tích trước đó. Trước đó, vào khoảng 17 giờ ngày 3/5,...