Vì sao Sài Gòn FC xuất khẩu cầu thủ sang Nhật?
Sau khi thủ môn Đặng Văn Lâm cập bến FC Cerezo Osaka đang chơi J-League, sắp tới hai cầu thủ khác là Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ khoác áo CLB Ryukyu ở hạng J-League 2.
Làng bóng Việt từng có các chân sút Công Vinh sang đá cho Consadole Sapporo, hay sau đó Tuấn Anh đầu quân FC Yokohama, Công Phượng về chơi ở Mito Hollyhock đều tại J-League 2 chưa để lại nhiều dấu ấn, ngoài những thu hoạch cá nhân. Tuy nhiên, rất nhiều cầu thủ Việt Nam vẫn ấp ủ dự định du học bóng đá nước ngoài, mà gần gũi nhất là Nhật Bản.
Sài Gòn FC trong chiến dịch phát triển bóng đá bền vững và đi tắt đón đầu đã chọn phương án đưa cầu thủ sang Nhật. Bên cạnh việc J-League hóa CLB với việc mời các chuyên gia và cầu thủ Nhật giúp sức, Sài Gòn FC sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa cầu thủ của mình sau khi du học tại Nhật sẽ trở về phục vụ bóng đá Việt Nam.
Cao Văn Triền (trái) sẽ sang Nhật chơi cho CLB Ryukyu vào tháng 7. Ảnh: ANH PHƯƠNG.
Bầu Bình từng có hơn 20 năm học tập và làm việc tại Nhật nên có nhiều mối quan hệ thân thiết. Sau khi ký kết hợp tác toàn diện với FC Tokyo cùng việc quản lý, vận hành học viện bóng đá tại Việt Nam, ông bầu Trần Hòa Bình sẽ đưa hai cầu thủ sang khoác áo CLB Ryukyu ở giải J-League 2.
“Chúng tôi đang chọn lựa hợp tác với các CLB ở J-League 3, nhằm giúp cầu thủ Việt sang Nhật tập huấn, thi đấu cọ xát, phù hợp với thực tiễn và trình độ” – Bầu Bình bật mí – “Trong tương lai xa khi trung tâm bóng đá PVF (và Thành Long) hoàn chỉnh với 160 học viên các lứa từ U-12, chúng tôi sẽ ngắm nghía đến J-League, còn bây giờ chỉ là thử thách và va chạm ở J-League 2-3″.
Lý giải về việc chọn hai cầu thủ Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang đá bòng ở Nhật, bầu Bình nói: “Cầu thủ Việt sang Nhật phải thật xuất sắc hoặc ở dạng tiềm năng. Hai cầu thủ này có đầy đủ những yếu tố cần thiết đó. Sau khi học hỏi ở Nhật, cả hai sẽ trở về công hiến cho bóng đá Việt Nam.
Video đang HOT
Cầu thủ trẻ Danh Trung của Viettel hợp tác với Sài Gòn FC sang đá bóng tại Nhật…
… bên cạnh làn sóng cầu thủ Nhật qua chơi V-League. Ảnh: ANH PHƯƠNG.
Tôi dự kiến tháng 7-2021 sẽ bắt đầu cho cầu thủ sang Ryukyu vì muốn họ tham gia AFC Cup cho CLB và vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào tháng 6. Ở năm đầu tiên xuất khẩu cầu thủ, tôi mong mỏi họ nâng cao về chuyên môn, văn hóa. Từ bây giờ, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia Nhật dạy ngôn ngữ, trau dồi thêm về mọi thứ để giúp họ không bỡ ngỡ khi hòa nhập”.
Vấn đề của Sài Gòn FC khi đưa cầu thủ sang Nhật học hỏi là phải được ra sân chơi bóng, như cách tính của bầu Bình: “Tôi nói với các cầu thủ nếu đá J-League 2 là một thử thách, J-League 3 mới là thực tế. Điều quan trong là cơ hội ra sân. Nếu cầu thủ đá chưa tốt ở J-League 2, chúng tôi sẽ đưa xuống J-League-3, chủ yếu là phải ra sân thi đấu.
Bầu Bình có tham vọng đưa Sài Gòn FC trở thành một thế lực mới của bóng đá Việt Nam với sự hợp tác có chiều sâu với làng bóng Nhật Bản. Ảnh: CT.
Năm nay chúng tôi dự tính đưa 4 cầu thủ sang Nhật, năm sau ít nhất 6 cầu thủ. Dĩ nhiên, chúng tôi muốn có nhiều cầu thủ du học bóng đá hơn nữa, nhưng phải phụ thuộc vào trình độ của họ. Không chỉ cầu thủ Sài Gòn FC, CLB nào cần hỗ trợ đưa cầu thủ đi thì chúng tôi giúp”.
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho Văn Triền và Danh Trung, bầu Bình tiết lộ chế độ đãi ngộ về lương thưởng cho cầu thủ tốt hơn để vững tâm sang Nhật cống hiến hết mình. Cũng ở lần đầu tiên, Sài Gòn FC thận trọng cử hẳn một phiên dịch sang giúp cầu thủ trong tập luyện và sinh hoạt.
Sứ mệnh chung đối với bóng đá Việt
Năm 2001, bầu Hưng bỏ ra 150 tỷ đồng- con số khổng lồ ở thời ấy để xây trung tâm bóng đá Thành Long để thỏa mãn đam mê.
Năm 2006, bầu Đức chặt 5ha cao su (trị giá khoảng bình quân 300 triệu/hecta/năm-thời điểm đó) để xây dựng Học viện bóng đá HAGL - Arsenal JMG. Và giờ đây, 3 ông bầu 7x có tên lần lượt là bầu Trí, bầu Minh và bầu Bình (Sài Gòn FC) tiếp bước thực hiện sứ mệnh chung, nâng tầm bóng đá Việt.
Hơn 2 thập kỷ qua, không biết bao nhiêu ông bầu đã đến với bóng đá chuyên nghiệp rồi đi. Bên cạnh những ông bầu gắn thương hiệu lên áo thi đấu của CLB, với vài dự án (chủ yếu là bất động sản) liên quan đến địa phương, khi đến thì trống, chiêng ầm ĩ rồi vài năm lặng lẽ ra đi không ai hay. Bóng đá đối với các ông bầu đó đơn thuần "Tình yêu như con chuồn chuồn/Khi vui thì đậu, khi buồn thì bay", hết dự án là dừng bóng.
Tập đoàn giáo dục Văn Lang đã tiếp quản Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF tại tỉnh Hưng Yên. Ảnh PVF.
Ghi nhận công lao
Nhưng người hâm mộ vẫn thấy còn đó những ông bầu mà dường như bóng đá là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ông Quách Thành Lai (bầu Hưng), người đã bỏ cả núi tiền để tạo dựng nên Trung tâm Thành Long, cụm sân hiện đại nhất Việt Nam và nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á với bốn sân bóng đá đạt tiêu chuẩn thi đấu có câu cửa miệng dành cho các tuyển thủ quốc gia đến đây tập luyện: "Ăn đi, no mới có sức thắng Thái Lan". Ông đã ra đi nhưng những đóng góp của ông cho bóng đá Việt được người hâm mộ mãi mãi ghi công.
Bầu Đức, trước khi thực hiện động tác "đẩy lỗ" vô cùng ngoạm mục 5.000 tỷ đồng vào cuối năm ngoái vẫn vui vẻ thì đã cùng ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank, TPBank) kiêm nhà sáng lập tập đoàn Vàng bạc đá quý (VBĐQ) Doji móc hầu bao trả lương 20.000 USD/tháng (trước thuế) cho thầy Park trong vòng 2 năm trời. Tính ra bầu Đức đã trả tổng cộng 19,2 tỉ đồng tiền lương cho 2 năm với HLV Park Hang-seo mà không đòi hỏi quyền lợi gì, còn ông Phú "Doji" thậm chí tên tuổi còn không ai biết. Nể thật.
Sứ mệnh chung
Câu chuyện bầu Bình của Sài Gòn FC gần đây khiến cho 3 từ khoá "sứ mệnh chung" đối với nền bóng đá Việt lại được nhắc đến nhiều hơn nữa. Nếu như việc "J League hóa" Sài Gòn FC là việc nội bộ của CLB này, bầu Bình có tiền thì ông có quyền. Thậm chí trên thế giới, người ta chỉ thay đổi HLV trưởng chứ không bao giờ thay đổi cả đội bóng, nhưng mùa giải này có đến 21/28 cầu thủ Sài Gòn FC đã rời sân Thống Nhất, cũng chả có sao.
Nhưng cái việc bầu Bình chọn Trần Danh Trung, cầu thủ thuộc biên chế Viettel vốn "không có dính líu gì đến Sài Gòn FC" lại cùng Cao Văn Triền sang Nhật "học bóng đá và văn hóa của Xứ sở hoa anh đào" vào tháng 7 tới sẽ khiến nhiều người giật mình. Chấp nhận cho cầu thủ quan trọng bậc nhất của mình và một cầu thủ trẻ của lò khác đi ra nước ngoài nâng tầm, nâng trình thì đúng là điều xưa nay hiếm?
Việc bầu Trí, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn giáo dục Văn Lang tiếp quản Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF tại tỉnh Hưng Yên với tâm niệm: "Với cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu Việt Nam và đội ngũ chuyên nghiệp của PVF, chúng tôi mong góp phần cung cấp nguồn cầu thủ chất lượng cao cho bóng đá Việt Nam trong đó có bóng đá TP.HCM" rất đáng được hoan nghênh.
Câu chuyện bầu Bình của Sài Gòn FC gần đây khiến cho 3 từ khoá "sứ mệnh chung" đối với nền bóng đá Việt lại được nhắc đến nhiều hơn nữa. Ảnh SGFC.
Câu chuyện 3 doanh nhân 7x có tên lần lượt là bầu Trí, bầu Minh và bầu Bình của Sài Gòn FC trở nên hot hơn khi họ đã mua lại và tiến hành cải tạo, sửa sang các hạng mục công trình tại Trung tâm TDTT Thanh Long để phát triển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh và lớn hơn là đội tuyển quốc gia.
Nếu như việc HLV Vũ Tiến Thành nhường ghế HLV trưởng cho cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản Shimoda Masahiro để nắm chức vụ mới là Giám đốc bóng đá PVF là công việc nội bộ thì việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, con người lớn thế ắt phải được hiểu là vì "sứ mệnh chung".
Nếu như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Hiển và những doanh nhân yêu bóng đá khác đã chung tay đem về Việt Nam 2 tấm HCV AFF Cup và SEA Games thì giờ đây người ta trông chờ thế hệ ông bầu 7X, 8X sẽ làm được điều gì đó tương tự và lớn hơn.
Sài Gòn FC mất 'chất' Vũ Tiến Thành CLB Sài Gòn chuyển mình mạnh mẽ với thiên hướng J-League hóa và chấp nhận mất đi hiện tượng thú vị Vũ Tiến Thành không còn lăn lộn ở V-League nữa. Ông bầu Trần Hòa Bình tiết lộ việc đưa cố vấn cấp cao, cựu giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật Bản Shimoda Masahiro lên thay HLV Vũ Tiến Thành từ vòng 4...