Vì sao quan hệ Mỹ – Cuba cần lật chương mới
Lãnh đạo Mỹ và Cuba hôm qua tuyên bố những bước đi quan trọng nhằm bình thường hóa quan hệ song phương, mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước sau 53 năm đối địch.
Tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cuba đạt được bước đột phá với việc nhân viên cứu trợ Mỹ Alan Gross, người bị Havana giam giữ suốt 5 năm qua, được trả tự do và lên đường quay trở về nước. Cuba cũng trả tự do cho một nhân viên tình báo Mỹ bị bắt 20 năm về trước. Đáp lại, Washington cũng trả tự do cho ba nhân viên tình báo Cuba.
Di sản của Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama lần đầu bắt tay với Chủ tịch Cuba Raul Castro tại tang lễ nhà lãnh đạo Nelson Mandela hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters
Đây là kết quả của 18 tháng đàm phán bí mật giữa hai nước, chủ yếu tiến hành tại Canada và được Giáo hoàng Francis ủng hộ. Đích thân Đức Thánh Cha là người chủ trì vòng đàm phán cuối cùng, diễn ra tại Vatican. Sau đó, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã điện đàm và đi đến thống nhất về việc trao đổi tù nhân và thành lập các đại sứ quán.
“Hôm nay, Mỹ đã có những bước đi mang tính lịch sử , mở ra một con đường mới trong mối quan hệ với Cuba, xây dựng mối quan hệ với nhân dân Cuba ở một tầng nấc mới”, thông cáo của Nhà Trắng cho biết.
Cuba từng là đồng minh quan trọng của Mỹ tại vùng biển Caribe, nhưng quan hệ hai nước xấu đi nhanh chóng sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959. Đầu năm đó, Fidel Castro và quân cách mạng đã lật đổ chế độ của nhà độc tài thân Mỹ Fulgencio Batista.
Trong hai năm sau đó, quan hệ song phương thực sự đi vào bế tắc sau khi Cuba quốc hữu hóa các tập đoàn tư nhân khổng lồ, bao gồm các công ty của Mỹ tại đây. Đáp trả lại, Washington quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và ra lệnh cấm vận kinh tế. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh khi đó, Cuba nghiêng về phía Liên Xô, đối thủ của Mỹ, nhằm tìm kiếm sự bảo đảm an ninh.
Theo ông Paul Haven, cựu trưởng phân xã hãng tin AP tại Havana, đây là thời điểm thích hợp cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước, bởi Tổng thống Obama đang muốn xây dựng di sản chính trị của riêng mình và Chủ tịch Raul Castro thì muốn cải thiện nền kinh tế.
“Chúng ta sẽ chấm dứt cách tiếp cận lỗi thời mà nhiều thập kỷ qua đã thất bại trong việc thúc đẩy lợi ích của chúng ta, và thay vào đó chúng ta sẽ bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”, ông Obama phát biểu trên truyền hình. “Cả người Mỹ và Cuba đều không được gì từ một chính sách cứng nhắc được áp đặt từ trước khi hầu hết chúng ta ra đời”.
Tuy nhiên, tiến trình bình thường hóa được cho là sẽ vấp phải một số trở ngại, đặc biệt khi ông Obama cần sự chấp thuận của Quốc hội để thông qua việc gỡ bỏ lệnh cấm vận. Theo BBC, sức ép lớn nhất là đến từ các dân biểu bang Florida, nơi tập trung cộng đồng người Cuba di cư sau năm 1959.
“Tổng thống Obama đang trở thành một chuyên gia hòa giải, chuyên đưa ra những nhượng bộ chưa từng thấy cho một chế độ chống phá lợi ích của Mỹ mọi lúc có thể”, Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mario Diaz-Balart lên tiếng chỉ trích.
Quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba cũng được cho là nỗ lực của ông chủ Nhà Trắng nhằm chứng minh quyền lực chính trị của mình, đặc biệt sau khi đảng Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông Obama được cho là sẽ không mấy dễ dàng, khi đảng Cộng hòa nắm ưu thế tại cả Thượng viện và Hạ viện.
“Chúng ta cuối cùng cũng có một vị tổng thống đưa ra được quyết sách đúng đắn, vì lợi ích của nước Mỹ, vì danh tiếng của Mỹ ở châu Mỹ Latin, vì nhân dân Cuba”, bà Julia Sweig, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Mỹ Latin, thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại Mỹ, bình luận.
Mong muốn phát triển của Cuba
Video đang HOT
Anh em hai nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro (trái) và Raul Castro. Ảnh: AP
Từ khi kế nhiệm anh trai vào năm 2006, Chủ tịch Cuba Raul Castro ban hành một loạt các biện pháp cải cách kinh tế và xã hội. Chính sách mới cho phép người dân nước này được quyền mua bán bất động sản, thành lập doanh nghiệp tư, thuê nhân công, đi du lịch nước ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách của Havana đang gặp phải trở ngại do tình trạng tài chính eo hẹp của nước này. Theo dự đoán của chính phủ, mức tăng trưởng kinh tế năm nay của Cuba chỉ đạt mức 1,4%, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân mới mở phải đóng cửa và nền kinh tế không thu hút được nguồn vốn nước ngoài.
Trong khi đó, giá dầu thế giới liên tục suy giảm những tháng vừa qua ảnh hưởng tiêu cực đến các nước tài trợ chính của Cuba là Nga và Venezuela. “Cuba cần gấp nguồn ngoại tệ mạnh, trong khi Nga và Iran đang chịu các lệnh trừng phạt, còn Trung Quốc lại là một đối tác cứng rắn”, ông Paul Webster Hare, cựu đại sứ Anh tại Cuba, bình luận. “Vì vậy, họ muốn nhanh chóng mở vòi nguồn cung ngoại tệ mới là Mỹ”.
Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về Cuba đạt mức 2 tỷ USD, mà chủ yếu là từ Mỹ. Theo bà Julia Sweig, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu các lệnh cấm vận kinh tế được nới lỏng. “Cùng với đó là số lượng du khách Mỹ đến quốc đảo này tăng cao. Xì gà và rượu của Cuba sẽ theo chân các du khách quay lại Mỹ”, chuyên gia này nói.
Chủ tịch Raul Castro từng tuyên bố sẽ về hưu sau năm 2018. Vì vậy, quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ của ông được cho là nhằm đặt Cuba vào quỹ đạo cải cách đúng đắn, sau khi nhà lãnh đạo này rút khỏi chính trường.
Cựu quan chức ngoại giao Cuba Alzugaray nhận định rằng Raul Castro có thể sẽ vấp phải sự phản đối của phe bảo thủ, nhưng ông có đủ quyền lực chính trị để đối phó, điều mà những người kế nhiệm khó có được.
“Đây là Raul Castro, vị tư lệnh thứ hai của cuộc cách mạng lịch sử, người có sức ảnh hưởng lớn mạnh, ngay cả trong những khi khó khăn nhất”, ông Alzugaray kết luận.
Đức Dương
Theo VNE
Vì sao chính quyền của ông Kim Jong un muốn tăng quan hệ với ASEAN?
Theo tác giả Zachary Kec, Việt Nam và Bắc Triều Tiên cũng có một lịch sử quan hệ khá lâu bắt đầu từ kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh.
Ngày 5/8/2014, tờ Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản đã đăng tải bài phân tích của tác giả Zachary Kec - Biên tập viên quản lý của báo với tiêu đề đặt câu hỏi "Vì sau Bắc Triều Tiên đang ve vãn ASEAN".
Bài phân tích có nhiều bình luận có giá trị tham khảo của Zachary Kec cho hay gần đây Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Triên đã có những động thái lạ trong nó thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ của nước này với một số quốc gia trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ASEAN.
Zachary Kec cho rằng dường như Bắc Triều Tiên đang phát động một chiến dịch phòng vệ rất lôi cuối hướng về khu vực Đông Nam Á và đây được đánh giá là một phần trong những nỗ lực lớn hơn để Bình Nhưỡng bắt đầu thực hiện mở rộng các mối quan hệ ngoại giao của mình.
Từ hôm thứ Bảy tuần trước, Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong đã rời thủ đô Bình Nhưỡng để bắt đầu thực hiện một loạt các chuyến thăm chính thức đến 5 quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong một bản tin ngắn, thông tấn xã Triều Tiên KCNA đã cho biết rằng phái đoàn do Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Su Yong dẫn đầu đã rời thủ đô Bình Nhưỡng vào hôm 2/8 để đến thăm các nước gồm Lào, Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Singapore. KCNA không tiết lộ chi tiết thời điểm, độ dài của mỗi chuyến thăm cũng như các thành viên trong phái đoàn do ông Ri Su Yong dẫn đầu.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc trích dẫn phát ngôn của các quan chức nước này cho biết, ông Ri Su Yong đến thăm Lào và Việt Nam đầu tiên trước khi đến Myanmar để kịp thời gian tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sẽ được tổ chức trong những ngày tới đây.
Theo nhận định của báo giới Hàn Quốc, sau khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN, ông Ri Su Yong sẽ tiến hành chuyến thăm đến các nước Indonesia và Singapore sau đó mới trở về nước.
Chuyên gia bình luận Zachary Kec cho rằng chuyến đi tới Đông Nam Á của Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên đã phản ánh mong muốn của nước này đó là duy trì và tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khối ASEAN.
Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2000 đến 2006, kim ngạch thương mại với khu vực Đông Nam Á chiếm 12% trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, giao dịch thương mại giữa Bắc Triều Tiên và khu vực này đã giảm đáng kể kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên. Và nay chuyến công du đến các nước ASEAN của ông Ri Su Yong được cho là nhằm mục đích khôi phục và tăng cường hơn các mối quan hệ kinh tế với một khu vực quan trọng ở châu Á.
Theo Zachary Kec trong số 5 quốc gia mà ông Ri Su Yong và phái đoàn cùng đi đã và sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên có mối quan hệ mật thiết với Myanmar hiện cũng gần như đang duy trì chế độ quân quản mặc dù đã có những có cải cách đáng chú ý.
Đây cũng được xem là động lực để Bắc Tiều Tiên mở rộng quan hệ với các quốc gia khác. Mặc dù gần đây các nhà lãnh đạo Myanmar có tuyên bố rằng họ đã giảm cường độ quan hệ đáng kể với Bắc Triều Tiên thời gian vừa qua nhưng xét cho cùng mô hình cải tổ tổng thể và quá trình mở cửa tương đồng giữa Myanmar và Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy hai nước này thân thiết nhau hơn.
Chính quyền Bình Nhưỡng cũng rất mong muốn xây dựng và thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế với Indonesia. Lần đầu tiên Bình Nhưỡng và Jakarta thiết lập quan hệ đối ngoại là vào năm 1961.
Cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đến Indonesia thăm chính thức sau thời điểm thiết lập quan hệ hệ với Indonesia khoảng 4 năm. Hiện Bắc Triều Tiên vẫn duy trì đại sứ quán ở Jakarta và ngược lại Indonesia cũng có đại sứ quán ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Indonesia cũng được cho là trung gian quan trọng, đã và đang vận động hành lang (lobby) cho sự tham gia của Bắc Triều Tiên tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã có chuyến công du Bắc Triều Tiên trong 3 ngày trong một nỗ lực mong muốn tham gia của Jakarta khai thác thị trường Bắc Triều Tiên khi nước này thực hiện các thay đổi, cải cách kinh tế khi nhà lãnh đạo trẻ của nước này là ông Kim Jong Un đang thể hiện ảnh hưởng và quyền lực của mình.
Tương tự như vậy, Singapore được xem là 1 trong những đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, nước đã thiết lập quan hệ chính trị với Bình Nhưỡng từ năm 1975. Giữa Singapore và Bắc Triều Tiên thường xuyên có các cuộc trao đổi cấp cao.
Giới lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Triều Tiên từng một thời rất quan tâm và ngưỡng mộ các mô hình cải cách kinh tế của Singapore, trong đó không đánh mất hoàn toàn quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.
Giống như chiến lược của Indonesia, Singapore thực sự muốn chiếm lĩnh và khai thác thị trường Bắc Triều Tiên từ một số cuộc cải cách đã và có thể diễn ra trong tương lai dưới kỷ nguyên lãnh đạo của ông Kim Jong Un. Rất có thể sẽ có các khu đặc khu kinh tế được mở ra tại đất nước bí ẩn ở Đông Bắc Á này.
Trong khi đó, theo Zachary Kec, Việt Nam và Bắc Triều Tiên cũng có một lịch sử quan hệ khá lâu bắt đầu từ kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh. Bình Nhưỡng và Hà Nội từng bị cấm vận kinh tế trong nhiều thập kỷ và hai nước hiện vẫn duy trì các chuyến thăm viếng cấp cao qua lại lẫn nhau.
Với Lào, Bắc Triều Tiên cũng mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ chính trị. Viêng Chăng và Bình Nhưỡng bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1974 và gần đây quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này đang có xu hướng tốt lên.
Năm 2011, Chủ tịch nước - kiêm Tổng bí thư Đảng Nhân Dân cách mạnh Lào Choummaly Sayasone đã công du đến Bắc triều Tiên, tiến hành gặp gỡ với người kế nhiệm rõ ràng Kim Jong-Un.
Năm 2012, cựu tư lệnh quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho cũng đã có chuyến thăm Lào cùng với Chủ tịch Hội đồng tối cao nhân dân Triều Tiên Kim Yong-nam. Bắc Triều Tiên coi trọng quan hệ với Lào vì cả hai nước có chung nền tảng chế độ chính trị.
Hơn nữa Lào được Bình Nhưỡng cho là một trong những quốc gia trung gian để những người đào tẩu ở Bắc Triều Tiên chọn làm nơi đến trước khi quay về Hàn Quốc. Bình Nhưỡng muốn thắt chặt quan hệ để chấm dứt điều này - nhà bình luận Zachary Kec cho hay.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên cử quan chức ngoại giao cấp cao của mình đến tham gia Diễn đàn ARF nhưng chuyến đi của ông Ri Su Yong đến diễn đàn này được hết sức quan tâm trong thời điểm Trung Quốc - đồng minh truyền thống số một của nước này gần đây đã tỏ thái độ lạnh nhạt, thậm chí trừng phạt Bình Nhưỡng.
Không chỉ dừng lại ở các nước Đông Nam Á, có những tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nga trong lúc nóng lạnh bất thường trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Một quan chức ngoại giao của Hàn Quốc cho biết những tín hiệu gần đây có thể cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn phá vỡ thế bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế và chuyến công du các nước Đông Nam Á là một phần của những nỗ lực như vậy.
Cũng có thể chính quyền của ông Kim Jong Un đang tìm kiếm một kênh đối thoại khác với Mỹ thông qua cộng đồng năng động ASEAN để chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn tham gia vào đấu trường ngoại giao toàn cầu, phá bỏ việc liên tiếp bị thế giới cô lập, trừng phạt.
Chuyến công du ASEAN của ông Ri Su Yong cũng phản ánh thực tế rằng chính quyền Bình Nhưỡng thực sự đang muốn giới thiệu và áp dụng một số cuộc cải cách về kinh tế tại đất nước bí ẩn này.
Đây cũng là tham vọng của ông Kim Jong Un trong kế hoạch lãnh đạo đất nước Triều Tiên, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi này ra lệnh tử hình người chú Jang Song-Thaek vào mùa Đông năm trước.
Ở một khía cạnh khác, tại Diễn đàn khu vực ASEAN, Bình Nhưỡng thông qua người đại diện của mình có thể tìm kiếm một cơ chế mới để tái khởi động lại Các cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vấn đề này sẽ được đưa ra ở ARF sẽ diễn ra trong nay mai.
Theo các nguồn tin từ Tokyo, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã tuyên bố rằng ông có các kế hoạch để tiến hành các cuộc đối thoại không chính thức với Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong bên lề diễn đàn ARF.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ gần đây đã lên tiếng bác bỏ khả năng cho rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tiến hành gặp gỡ ông Ri Su Yong trong diễn đàn ARF. Điều này cũng đang gây ra sự chú ý của giới truyền thông trước phản ứng của Mỹ.
Khi được hỏi về khả năng gặp gỡ giữa ông John Kerry và ông Ri Su You, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết "không có kế hoạch cho điều đó..."
Từ phía Hàn Quốc cũng không có thông tin xác nhận việc Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se sẽ tiến hành gặp gỡ với quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên mặc dù cả hai nhân vật này sẽ tham gia diễn đàn AFR.
Năm ngoái tất cả các quan chức cấp cao đến từ hai miền khi đến với diễn đàn này đã có màn bắt tay giới thiệu nhưng không tiến hành đối thoại.
Theo Giáo Dục
Vì sao Trung Quốc không muốn làm 'nền kinh tế lớn nhất thế giới'? Dường như khi cơn khát tăng trưởng qua đi, Trung Quốc mới nhận ra rằng họ đã phải trả giá quá nhiều và những chỉ số kinh tế không quan trọng bằng chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường và tăng trưởng bền vững. Một xưởng gia công tư nhân ở Trung Quốc. Theo tờ Thư tín địa cầu (Global Mail), một...