Vì sao quần áo phơi khô tự nhiên trong nắng có mùi thơm tươi mát?
Quần áo phơi khô tự nhiên có mùi thơm đặc biệt, thậm chí đã có những bài thơ nói về nó, hay các nhà sản xuất còn cố tạo ra hương liệu có mùi tương tự để cho vào nến và đồ làm thơm phòng.
Phơi đồ giặt bên hồ Atter ở Áo.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất kỹ những chiếc khăn phơi khô tự nhiên đến từng phân tử tạo nên chúng để xem do đâu mà chúng có mùi thơm đặc biệt như vậy.
Đây là đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh Silvia Pugliese ở Trường đại học Copenhagen, Đan Mạch. Cô Pugliese cho biết từ khi còn nhỏ cô đã thấy mẹ phơi đồ dưới nắng và khi lớn lên cô cũng làm như vậy bất cứ khi nào có thể, “vì mùi thơm tươi mát của quần áo gợi cho tôi nhớ về nhà” – cô nói. Và cô đã nghiên cứu về mùi thơm này để làm luận văn thạc sĩ của mình.
Cô Pugliese cùng hai đồng nghiệp đã thử phơi khăn thí nghiệm ở trong văn phòng, ngoài ban công dưới mái che bằng nhựa và ngoài ban công có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau khi khăn khô, họ cất khăn vào các túi kín trong 15 giờ. Trong thời gian này, họ lấy mẫu các hợp chất hóa học tỏa ra không khí từ các túi này. Họ lấy mẫu theo cách đó với các các túi không có gì và các khăn không giặt và cả không khí xung quanh nơi phơi khăn.
Thực hành thí nghiệm phơi khăn trên ban công của Trường đại học Copenhagen.
Chỉ duy nhất quá trình phơi khô dưới nắng mặt trời sản là sinh ra một số aldehyde (an-đê-hít) và ketone (xê-tôn) mà các quá trình khác không có, đó là những phân tử hữu cơ mà mũi chúng ta có thể ngửi được từ cây cỏ và nước hoa. Ví dụ, sau khi phơi trong nắng, những chiếc khăn tỏa ra chất pentanal, chất này có trong hạt bạch đậu khấu, chất octanal, một hợp chất có mùi thơm của cam chanh, và chất nonanal, ngửi giống mùi hoa hồng.
Tại sao lại như vậy? Có thể là do sự tiếp xúc với ozone, một hóa chất trong khí quyển có thể biến đổi một số hóa chất thông thường thành các aldehyde và ketone này.
Một nguyên nhân cơ bản nữa có thể là do chính mặt trời. Khi tiếp xúc với tia cực tím, một số phân tử trở nên “hoạt hóa” và hình thành các hợp chất hoạt động mạnh được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do này sau đó tái kết hợp với các phân tử khác ở gần kề, quá trình này thường tạo ra các aldehyde và các ketone.
Một lý do khác là do nước trong khăn ẩm chứa rất nhiều các phân tử dễ bị hoạt hóa đó và rồi nước có vai trò như “một chiếc kính lúp”, hội tụ ánh nắng mặt trời và đẩy nhanh tốc độ của các phản ứng này.
Các quá trình tương tự cũng xảy ra trên bất cứ bề mặt tự nhiên nào ngoài trời, kể cả đất trống và từng lá cỏ, có thể một phần là do mặt trời sau mưa lớn làm cho mọi thứ thứ đều có mùi tươi mát. (Mặc dù mùi trên quần áo có vẻ lưu lâu hơn, khả năng là do aldehyde bám vào vải).
Nhà hóa học Ricardo López ở Phòng thí nghiệm Phân tích mùi hương và Chế biến rượu của Trường đại học Zaragoza, Tây Ban Nha, lại cho rằng mùi hương thơm mát đó không phải chỉ do aldehyde và ketone. Ông nói rằng khi xét nghiệm các hợp chất mùi hương chính, đôi khi một số hợp chất có nồng độ thấp cũng quan trọng như hợp chất ở nồng độ cao. Cần có thêm xét nghiệm để hiểu được tường tận vấn đề này.
Sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất 'hiện hình' trong đá
Kỹ thuật mới đã giúp tính tuổi của một sinh vật kỳ dị bị niêm phong trong phiến đá cổ. Hóa ra, nó chính là sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất.
Phiến đá chứa hóa thạch sinh vật nhỏ bé, như "từ trên trời rơi xuống" này được tìm thấy tận năm 1899 trên một hòn đảo thuộc xứ Scotland (Vương Quốc Anh), nhưng mãi đến nay, giá trị đáng kinh ngạc của nó mới được hé lộ.
Bằng một kỹ thuật mới gọi là "đồng hồ phân tử", giúp đo đạc tuổi của hóa thạch dựa rên tốc độ đột biến của DNA, các nhà khoa học đã choáng váng biết được mẫu vật họ đã bỏ quên suốt 120 năm này có tuổi đời lên đến 425 triệu năm, và chính là sinh vật có tuổi đời cao nhất trong các loài sống trên cạn từng được tìm thấy.
Cận cảnh sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Sinh vật này là mang danh pháp khoa học Kampecaris obanensis, là một chi tuyệt chủng thuộc phân ngành myrapod - động vật nhiều chân, thuộc ngành Chân khớp, mà các đại diện hiện đại chính là những con rết, cuốn chiếu...
Với tuổi đời vừa được xác kẻ chinh phục lục địa đầu tiên, dũng cảm rời bỏ đại dương để đi tìm miền đất mới. Các hồ sơ cổ sinh vật học cho thấy chúng đã tiến hóa nhanh chóng, lan tràn từ các thung lũng giữa vùng đồi núi cho đến đồng bằng, rồi hiện diện khắp thế giới.
Chỉ 20 triệu năm sau sự hiện diện của sinh vật này, thế giới đã ngập tràn những động vật chân đốt như côn trùng, nhện, và cả họ hàng rết của loài myrapod cổ xưa này. Những sinh vật này tuy chậm chân nhưng đã nhanh chóng thống trị, và có thể là nguyên nhân khiến những con vật lên mặt đất đầu tiên này tuyệt chủng.
Các nhà khoa học, đứng đầu bởi tiến sĩ địa chất Michael Bookfield từ Đại học Texas và Đại học Massachusetts ở Boston (Mỹ) cho biết họ còn thử kỹ thuật đồng hồ phân tử lên trầm tích thực vật ở Scotland, và cũng phát hiện ra những thực vật xưa hơn thực vật của bất kỳ đâu trên thế giới tận 75 triệu năm. Rất có thể, miền đất này là "cố hương" của mọi sự sống mặt đất sơ khai.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Historical Biology.
Tế bào người biến đổi có thể thay đổi màu sắc giống như mực Các nhà khoa học đã biến đổi tế bào của con người để hiển thị các đặc điểm chuyển màu, tán xạ ánh sáng giống như ở bạch tuộc, mực và các loài động vật thân mềm khác. Trong nhiều thiên niên kỷ, làm thế nào để vô hình luôn là vấn đề được loài người quan tâm. Cho đến mới đây, Atrouli...