Vì sao Qatar bị các nước đồng loạt ‘từ mặt’?
Một loạt các quốc gia Vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này cổ súy chủ nghĩa khủng bố.
Cùng đưa ra quyết định cô lập Qatar trong ngày 5/6 là sáu quốc gia gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Ảrập Xêút, Bahrain, Ai Cập, Libya và Yemen.
Doha bị cáo buộc ủng hộ các tổ chức cực đoan để gây bất ổn khu vực. (Ảnh: Sky News)
Lên tiếng đầu tiên về việc phá vỡ mối quan hệ với Qatar là Bahrain. Trong thông báo chính thức, Manama giải thích họ làm như vậy là bởi Doha tiếp nối chính sách làm cho “tình hình an ninh và ổn định ở Vương quốc Bahrain bị chao đảo, đồng thời can thiệp vào công việc nội bộ của Bahrain trong bối cảnh tiếp tục leo thang căng thẳng và khiêu khích truyền thông, hỗ trợ cho hoạt động khủng bố”.
Theo hãng tin SPA của Ảrập Xêút, vương quốc này đã đóng cửa biên giới với Qatar, viện dẫn để bảo vệ lợi ích dân tộc khỏi “chủ nghĩa khủng bố và cực đoan”. Riyadh thông báo cắt đứt mọi liên lạc đường bộ, đường biển và đường hàng không với Qatar, đồng thời thúc giục các nước đồng minh hành động tương tự.
Phía UAE cáo buộc Qatar “ủng hộ, tài trợ và khuyến khích chủ nghĩa khủng bố, cực đoan”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình khu vực. Quốc gia này cũng dừng mọi phương tiện và cách thức liên lạc với Qatar.
Đứng về phía UEA và Ảrập Xêút, Bahrain viện lý do Doha “làm mất an ninh và ổn định” của nước mình để cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cả ba nước đều đã định ra thời gian để công dân Qatar phải rời khỏi lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Ai Cập tuyên bố chính sách của Qatar “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, tạo xung đột và chia rẽ nội bộ vùng Ảrập”. Đi kèm với tuyên bố này là quyết định cấm mọi cảng biển và sân bay trong nước tiếp nhận tàu hoặc máy bay Qatar.
Ngay sau các động thái trên, Libya cũng tuyên bố cắt quan hệ với Qatar. Và Yemen trở thành nước thứ 6 trong danh sách “từ mặt” Doha.
Vì sao?
Bộ Ngoại giao Qatar mô tả hành động của các nước kể trên hoàn toàn phi lý và dựa trên những thông tin vô căn cứ. Quốc gia này khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của công dân mang quốc tịch Qatar.
Quan hệ giữa Qatar và các nước Vùng Vịnh đối mặt với sóng gió liên quan đến lập trường ủng hộ của Qatar đối với nhóm nổi dậy chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tổ chức Tình anh em Hồi giáo và phong trào Hamas.
Trước kia, vào năm 2014, quan hệ các nước này từng băng giá suốt 8 tháng khi Ảrập Xêút, Bahrain và UAE rút đại sứ khỏi Doha, cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm phiến quân.
Hãng thông tấn Al-Jazeera ở Qatar cáo buộc mâu thuẫn kể trên tăng vọt, sau khi tin tặc tiết lộ hàng loạt email của Yousef al-Otaiba – Đại sứ UAE tại Mỹ. Và số email bị lộ này cho thấy, ông Otaiba đã bí mật kết hợp với một tổ chức do UAE tài trợ, tham gia chiến dịch hủy hoại hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Qatar trong khu vực.
Tuy nhiên, báo Al-Arabiya của Ảrập Xêút lại cho rằng, đó là hành động có chủ đích của Qatar nhằm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo hãng tin này, các email của Đại sứ Otaiba chỉ nêu ra các quan điểm công khai của UAE về tham vọng quyền lực của Qatar nhằm chống lại các quốc gia vùng Vịnh khác, đặc biệt là UAE và Ảrập Xêút.
Mỹ khó xử
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đang có chuyến công du tới Sydney, Australia, đã lên tiếng thúc giục các quốc gia Vùng Vịnh đoàn kết và cùng ngồi vào bàn giải quyết khác biệt.
Căng thẳng mới sẽ khiến cho Washington lâm vào tình thế khó xử, bởi Hạm đội 5 nước này đang đồn trú tại Qatar, trong khi UAE lại cung cấp các căn cứ không quân cho Mỹ.
Các chiến dịch không kích do không quân Ảrập Xêút Bahrain và UAE với nhiệm vụ chống khủng bố sẽ rất khó tiến hành khi đại diện quân sự của họ không còn ở Qatar, nơi có căn cứ chỉ huy của Hạm đội 5.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Nhiều quốc gia đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar
Ai Cập, Bahrain, Arab Saudi đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar với lý do nước này liên quan chủ nghĩa khủng bố.
Vị trí các quốc gia vùng Vịnh. Đồ họa: BBC.
Arab Saudi cắt quan hệ ngoại giao và đóng cửa biên giới với Qatar "để bảo vệ an ninh quốc gia khỏi nguy hiểm từ chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan", hãng thông tấn quốc gia Arab Saudi SPA đưa tin hôm nay. Arab Saudi dừng mọi liên lạc trên biển và đất liền với Qatar, kêu gọi "các quốc gia anh em làm tương tự".
Bahrain cũng thông báo chấm dứt quan hệ với Qatar vì Doha gây ảnh hưởng tới "an ninh và ổn định của Manama, can thiệp vào vấn đề nội bộ vương quốc này". Công dân Qatar ở Bahrain có 14 ngày để rời đi, Reuters cho biết.
Ai Cập cáo buộc Qatar tài trợ các tổ chức "khủng bố", trong đó có Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) và tuyên bố cắt quan hệ với Doha. Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo đóng cửa không phận và các cảng biển đối với mọi phương tiện vận tải Qatar.
Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nói Qatar "ủng hộ, tài trợ và khuyến khích các tổ chức khủng bố, cực đoan", làm xói mòn ổn định khu vực. Với lý do đó, UAE cắt quan hệ và cho các nhà ngoại giao Qatar 48 giờ để rời đi.
Liên minh Arab, do Arab Saudi dẫn đầu, đang đối phó phiến quân nổi dậy ở Yemen cũng thông báo khai trừ Qatar.
Theo AFP, Qatar từ lâu đã bị cáo buộc là quốc gia tài trợ khủng bố. Nước này từng bị chỉ trích vì ủng hộ những nhóm nổi dậy đối phó chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Bộ Tài chính Mỹ đã ra lệnh trừng phạt nhiều cá nhân Qatar do "tài trợ các hoạt động khủng bố".
Qatar là thành viên trong liên minh quốc tế, do Mỹ dẫn đầu, đang đối phó Nhà nước Hồi giáo (IS). Quốc gia này có căn cứ không quân al-Udeid, nơi Mỹ bắt đầu mọi chiến dịch trên không của liên minh trong khu vực.
Như Tâm
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc không thể né tránh trách nhiệm ở Biển Đông Trung Quốc không thể dùng sức mạnh kinh tế để né tránh các trách nhiệm quốc tế ở Biển Đông và trong việc răn đe Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 5/6 cảnh báo. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) và người đồng cấp Australia Julie Bishop tại Sydney ngày 5/6 (Ảnh: Reuters) Phát biểu sau các cuộc hội đàm với...