Vì sao pin lithium dễ bị cháy nổ?
Pin lithium thường gọn nhẹ, hiệu quả và có khả năng trữ được nhiều năng lượng. Đôi khi, pin lithium còn dễ bắt lửa. Vì sao lại như vậy?
Điểm tuyệt vời nhất của các loại pin lithium là khả năng lưu trữ nhiều năng lượng trong một cục pin nhỏ gọn. Điều này khiến chúng trở thành một linh kiện hoàn hảo cho các thiết bị như máy bay, ôtô, laptop. Tuy nhiên, mặt trái của các loại pin lithium này là ở chỗ: chính vì chứa nhiều năng lượng trong một kích thước quá nhỏ nên năng lượng dễ bị thoát ra ngoài thông qua những khe hở rất hẹp. Chính vì vậy pin lithium trở nên vô cùng đáng ngại khi sử dụng trong máy bay, xe ôtô và laptop.
1: Mạch điện; 2: Cell pin.
Các kỹ sư đã khắc phục được nhược điểm của những loại pin lithium bằng cách thiết kế và sản xuất rất kỹ lưỡng, cũng như thông qua một quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể không có chuyện gì xảy ra. Đặc biệt khi sạc pin lithium, lúc đó bạn đang ép các electron vào trong một đơn vị lưu trữ bằng carbon bé nhỏ. Bạn sạc đầy pin bằng cách để dòng electron chảy qua một điện phân chứa đầy muối lithium. Thông thường dòng electron này được điều khiển và kiểm soát. Một bài báo đăng trên trang The Economist giải thích điều gì xảy ra khi có sự cố:
“Vấn đề xảy ra nếu có một lỗi hoặc một hư hỏng nhỏ với những vách ngăn đoản mạch siêu mỏng giúp giữ các thành phần trong pin tách rời nhau. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng “chập mạch” bên trong pin và sinh ra nhiệt, sau đó là “thoát nhiệt”, từ đó pin bị nóng lên và có thể bốc cháy. Sự thoát nhiệt khiến các cell pin ở gần nhau bị nóng và đó là lý do vì sao trong một số loại pin (ví dụ như những pin sử dụng trong ôtô của hãng Tesla) đều được giữ trong những buồng bảo vệ riêng biệt”.
Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra, nó sẽ gây đôi chút thiệt hại. Cho đến nay chưa có cách nào để xử lý triệt để vấn đề này. Chúng ta phải chấp nhận đánh đổi khi càng nhiều năng lượng được nén vào một thỏi pin càng nhỏ nghĩa là càng nhiều nguy hiểm.
Đối với pin Lithium bạn không cần phải rút nguồn ra sau khi đã sạc đầy pin bởi laptop và điện thoại của bạn sẽ tự động ngắt nguồn khi đã sạc đầy pin và chỉ thực hiện sạc trở lại khi pin cần được sạc. Tóm lại, đối với pin Lithium bạn cần chú ý không sử dụng pin quá lâu cho tới khi hết pin mới sạc đầy trở lại, cố gắng giữ pin ở nhiệt độ thấp không đặt lên các vật như gối hoặc giường có khả năng làm nóng pin
Theo Lê Nga/ICTNews
Video đang HOT
6 công nghệ hay nhưng chưa nên mua ngay
Công nghệ không ngừng tiến hóa, trở nên nhỏ gọn hơn nhưng mạnh mẽ hơn, với công năng ngày càng mang tính cách mạng.
Những lời miêu tả trên báo khiến bạn chỉ muốn lao ngay ra cửa hàng sắm lấy một thiết bị như vậy mà thôi. Nhưng khoan. Đúng là những công nghệ này thực sự tuyệt vời và việc sở hữu chúng sẽ mang đến niềm vui thích vô kể cho bạn, nhưng chỉ với điều kiện tiền nong không phải là vấn đề. Các món đồ tối tân bao giờ cũng đi kèm với giá bán cao ngất ngưởng, nhiều lỗi, khan hiếm hàng, sửa chữa khó.... Với tất cả những nhược điểm đó, dưới đây là danh sách những công nghệ "rằng hay thì thật là hay", nhưng lại không nên mua ngay chút nào.
1. Headset thực tại ảo
Hãy ngó lơ tất cả những dòng tít in đậm về sự sáng tạo, gây cảm hứng và cách mạng của VR headset - dù chúng không nói quá chút nào. Sử dụng những chiếc headset như trong phim viễn tưởng kiểu này sẽ khiến bạn thay đổi hoàn toàn trải nghiệm về game, về thể thao v....v....
Nhưng vấn đề của công nghệ này là nó chưa thực sự sẵn sàng. Tất nhiên, bạn có thể mua headset Samsung Gear nếu như đang dùng smartphone Galaxy rồi - với tổng mức đầu tư lên tới 900 USD, hoặc chi ra 350 USD cho một bộ công cụ Oculus Rift second-hand bản developer nếu thích. Nhưng cả Oculus Rift bản người dùng lẫn headset Vive của HTC đều hứa hẹn là một bước nhảy vọt cả về hiệu ứng thị giác lẫn trải nghiệm người dùng. Chỉ có điều, chúng sẽ không thể lên kệ trước Tết Dương lịch 2016. Do đó, hãy kiên nhẫn đợi thêm!
2. Ổ SSD NVMe
Những ổ SSD chuẩn NVMe mới (Non-Volatile Memory express) như Intel 750 series có tốc độ nhanh đến khó tin. Trên thực tế, hầu hết PC hiện nay không thể bắt kịp được tốc độ này. Đúng vậy, SSD đang vận hành còn nhanh hơn cả giao diện mà chúng sử dụng để "trao đổi" với máy tính của bạn.
Để khai thác hết ưu điểm của NVMe, bạn cần phải có một vi xử lý nhanh và mạnh tương ứng, giống như chip Core i7-5960x 8 lõi. Chưa hết, bạn còn cần một bo mạch chủ đẳng cấp chuyên nghiệp để hỗ trợ khởi động ổ NVMe đó, hoặc sẽ phải sử dụng toàn bộ tốc độ đó chỉ riêng bộ nhớ thứ hai mà thôi. Nói tóm lại, người dùng cần đợi thêm một thời gian nữa để công nghệ NVMe vừa chín muồi, vừa giảm giá xuống mức chấp nhận được.
3. Vi xử lý Core i7 8 lõi của Intel
Nhân tiện nói đến Core i7-5960X, vi xử lý đầu bảng dành cho desktop hiện nay và cũng là vi xử lý đầu tiên tích hợp 8 lõi CPU của Intel - thực sự là một con quái vật. Nó gần như loại bỏ mọi nút thắt cổ chai của CPU và xử lý ngon ơ mọi tác vụ khó đến mấy mà bạn đặt ra. Nhưng bạn đơn giản là không cần đến một vi xử lý như vậy. Sức mạnh mà Intel nhồi vào con chip này vượt quá nhu cầu của mọi người dùng PC bình thường. Trừ phi bạn phải ôm đồ họa hạng nặng hoặc chỉnh sửa video suốt ngày, chẳng bao giờ những con chip này phải chạy hết công suất quả. Ngay cả những game nặng nhất hiện nay đều chạy ngon với con chip Core i45 lõi tứ rồi.
4. Smartwatch
Thế hệ smartwatch đầu tiên rõ ràng là còn nhiều khiếm khuyết, từ Android Wear cho đến Apple Watch - đều cần phải kết đôi với smartphone tương ứng để truy cập Internet. Một vài mẫu đồng hồ được trang bị kết nối di động riêng thì lại thô kệch, cồng kềnh và đòi hỏi phải có số điện thoại riêng. Bên cạnh đó, chúng buộc bạn phải sạc lại hàng đêm, trừ phi bạn cài đặt màn hình ở mức siêu tối - mà hiển nhiên như thế thì chẳng xem được thông báo gì cả. Cuối cùng, mức giá 200 USD cho hầu hết model và lên tới 350 USd cho Apple Watch bản rẻ nhất còn cao hơn cả nhiều con dế đầu bảng mới tinh bản nhà mạng trợ giá.
5. TV 4K
Giá bán của TV 4K đang giảm rất nhanh. Chẳng hạn như TV 4K M-series của Vizio hiện có giá chỉ khoảng 600 USD cho cỡ 43-inch. Đây là một sự khác biệt lớn so với thời kỳ đầu, khi mỗi chiếc TV 4K phải ngốn vài ngàn USD là ít. Dù vậy, nó vẫn cao hơn TV 1080p 43-inch vài trăm USD.
Tạm gác yếu tố giá thành sang bên, hiện cũng chưa có nhiều nội dung được phát hành với độ phân giải 4K, dù cả Amazon lẫn Netflix đều tuyên bố sẽ nhảy vào cuộc chơi còn định dạng Blu-ray cũng sắp hết thời. Băng thông cần để truyền phát nội dung 4K qua mạng Internet cũng vượt quá công suất hiện nay. Cuối cùng, sự thay đổi từ 1080p lên 4K không rõ rệt như từ SD lên HD trước đây.
6. Laptop màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng có ý nghĩa rõ rệt trên điện thoại, tablet và tablet lai laptop. Nhưng đối với laptop truyền thống thì ưu điểm hoàn toàn lép vế so với nhược điểm.
Màn hình cảm ứng khiến cho máy tính của bạn nặng hơn cả về trọng lượng lẫn giá tiền, ngốn pin nhanh hơn và thường là bị lóa dưới ánh sáng mặt trời. Đấy là chưa kể tất cả những vết vân tay để lại trên màn hình không thể nào lau xuể. Nói cách khác, bạn không cần laptop màn hình cảm ứng lúc này.
Theo Trọng Cầm/Vietnamnet
Máy tính giá chỉ 200.000 đồng ra sao? Có tên gọi C.H.I.P, máy tính có kích nhỏ bằng hộp quẹt và giá rẻ hơn cả Raspberry Pi, vỏn vẹn 9 USD (tương đương gần 200.000 đồng). Máy tính CHIP kết nối với màn hình và bàn phím, chuột. Ảnh: Kickstarter CHIP là dự án gọi vốn cộng đồng của Next Thing Co. trên trang Kickstarter, với mục tiêu gọi 50.000 USD...