Vì sao phụ nữ thường yêu đàn ông ‘hư’?
Đàn ông “ngoan” thích dạy dỗ bạn và muốn thay đổi bạn. Họ đọc rất nhiều sách và tự cho mình nhiệm vụ phải truyền thụ điều đó đến bạn.
Phái nữ khi bước vào tuổi yêu thường mơ về những chàng hoàng tử hoàn mỹ, không tì vết. Nhưng khi yêu thực sự, họ lại không mấy khi chấp nhận được kiểu người này mà lại tìm đến những “đàn ông hư”. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ có cá tính. Vì sao vậy?
8 lý do sau đây được coi là những lý do xác đáng nhất cho câu hỏi: Vì sao phụ nữ mơ tưởng về mẫu đàn ông hoàn hảo nhưng thường yêu những người đàn ông “hư”.
1. Đàn ông “ngoan” thường thích chưng diện hoặc ít nhất là lúc nào cũng quần là áo lượt. Ban đầu có thể phụ nữ thích nhưng sau đó sẽ rất chóng chán. Họ sẽ thấy sợ sự là lượt của mẫu người này và thấy họ giống như những con búp bê diêm dúa. Phụ nữ thường xếp những người đàn ông kiểu này vào loại kém tự tin, bởi chỉ có lý do thiếu tự tin nên họ mới phải cố gắng che lấp khuyết điểm của mình bằng những bộ cánh đẹp đẽ.
Phụ nữ không có hứng thú với đàn ông kiểu này bởi họ quan niệm, khi một người đàn ông tự tin vào bản thân mình thì dù họ mặc áo sơ mi, mặc đồ thể thao hay bất cứ phục trang nào họ cũng thấy thoải mái và tự tin. Họ thích và thấy phù hợp với mọi loại quần áo. Họ không cần phải chứng tỏ bất cứ điều gì với những người xung quanh, thông qua quần áo. Họ là chính họ và đó là điều hấp dẫn phụ nữ.
2. Đàn ông “ngoan” thường ngại đưa ra quyết định. Họ muốn phái yếu quyết định hộ mình những chuyện kiểu như đi chơi đâu tối nay hay ăn gì trong bữa sáng. Không phải họ làm thế vì tôn trọng quyết định của phụ nữ. Họ làm thế vì muốn đặt trách nhiệm lên vai người phụ nữ. Thói quen xấu nhất của họ chính là đây: đùn đẩy trách nhiệm.
Đàn ông “hư” có thể làm sai, thậm chí làm cho bạn khó chịu nhưng họ không trốn sau lưng bạn, trong bất cứ trường hợp nào.
3. Đàn ông “ngoan” chỉ thích ở bên bạn khi bạn hoàn toàn “ổn”. Còn khi bạn gặp rắc rối, dù là nhỏ xíu ư? Đừng ngạc nhiên nếu khi bạn chia sẻ, anh ấy chuyển chủ đề hoặc lẳng lặng rời đi chẳng có lý do.
Tại sao vậy? Đàn ông “ngoan” thường không thích gánh vác đỡ trách nhiệm cho người khác, ngay cả khi “người khác” ở đây chính là người phụ nữ của đời anh ta. Họ quá thận trọng. Hơn nữa họ cũng không phải là người biết đấu tranh vì bất cứ điều gì nên họ không thể giúp gì được bạn khi bạn gặp rắc rối.
Video đang HOT
Còn đàn ông “hư”? Chẳng có gì có thể đảm bảo rằng mẫu đàn ông này chắc chắn sẽ giúp bạn trong mọi việc. Nhưng một khi họ đã nhận lời họ sẽ cố gắng đến cùng. Cũng không có gì là lạ lùng cả. Họ thích cảm giác được là một anh hùng.
4. Đàn ông “ngoan” rất dễ bị ảnh hưởng bởi bà, chú, dì, cha, mẹ, bạn thân và còn nhiều nhiều người khác. Điều đó có nghĩa gì với bạn không? Đương nhiên. Nó có nghĩa là nếu như ai đó trong danh sách gây ảnh hưởng có quan điểm khác bạn, mọi nỗ lực thay đổi của bạn sẽ là số 0. Còn nếu bạn muốn “bứt” anh ta ra khỏi tầm ảnh hưởng của một ai đó ư? Ai mà biết được người tiếp theo anh ấy sẽ núp vào là ai.
Còn đàn ông “hư” thì sao nhỉ? Nếu gia đình họ phản đối bạn, không thích bạn, anh ấy sẽ càng yêu bạn. Đơn giản vì anh ta thích cảm giác được chinh phục và vượt qua khó khăn.
5. Đàn ông “ngoan” không bao giờ tranh cãi. Thực tế họ biết cách giấu đi quan điểm của mình. Anh ta luôn nhớ đến những thương tổn anh ta vấp phải khi còn nhỏ, thậm chí nhớ cả lần anh ta đã từng muốn tham gia một lớp… đấm bốc. Nhưng mẹ anh ta lại dẫn anh ta đến lớp học nhạc… Giờ thì anh ta chỉ nhắc đến người khác khi họ vắng mặt. Hơn nữa cũng chỉ nói về mặt tích cực.
Đàn ông hư thì ngược lại. Họ luôn nói những gì họ thích. Họ không ngại xung đột, thậm chí mâu thuẫn. Thuở nhỏ mẹ họ cũng dẫn họ tới lớp học nhạc. Nhưng họ đã chạy trốn sang sân bóng đá và rồi chỉ nửa năm là bị buộc rời khỏi lớp nhạc để rồi mẹ họ cuối cùng cũng phải gật đầu, “thôi được, muốn bóng đá thì bóng đá”. Vậy nên khác hẳn với đàn ông “ngoan”, đàn ông “hư” thường không ngại đưa ra và bảo vệ quan điểm của mình.
6. Đàn ông “ngoan” thích mọi thứ được sắp đặt sẵn. Họ làm mọi việc theo quy luật hoặc thứ tự đã sắp sẵn. Họ sống khá nguyên tắc.
Đàn ông “hư” sống theo bản năng. Họ sống đúng với bản tính của mình. Họ có thể mắc sai lầm nhưng chính vì thế họ dễ chấp bạn đúng với con người bạn.
7. Một người đàn ông “ngoan” sẽ đứng bên cửa nhà bạn, gõ cửa thật khẽ (tới mức có thể bạn không nghe thấy được). Và rồi anh ấy sẽ lắng lặng về nếu như bạn không ra mở cửa. Anh ấy lúc nào cũng lịch thiệp và văn minh.
Đàn ông “hư” thì khác. Họ sẽ bất chợt ào đến nhà bạn. Nếu bạn không mở cửa chính, anh ta sẽ tìm cửa sổ trèo vào. Điều đó thậm chí còn làm anh ta cảm thấy thích thú hơn. Đôi khi anh ta có thể làm cho bạn phát điên, ngay cả khi anh ta đã đi khuất cả giờ đồng hồ. Nhưng bạn không thể xua anh ta ra khỏi tâm trí mình.
8. Đàn ông “ngoan” thích dạy dỗ bạn và muốn thay đổi bạn. Họ đọc rất nhiều sách và tự cho mình nhiệm vụ phải truyền thụ điều đó đến bạn. Đôi khi họ thậm chí còn làm thơ và đọc đi đọc lại chúng cho bạn nghe. Họ làm bạn đôi khi phát cuồng vì sự phiền phức của mình. Lúc đó cam đoan bạn chỉ muốn bịt kín tai để khỏi phải nghe, nhắm tịt mắt để khỏi phải thấy và chạy càng xa càng tốt khỏi họ.
Dễ hiểu vì sao với bằng đó những “ưu điểm”, đàn ông “ngoan” lại ít nhận được cảm tình của phụ nữ so với những người đàn ông ít theo chuẩn mực.
Theo VTV
Cô gái Ê đê trốn mẹ đi tìm cái chữ cho buôn làng
Đó là cô là H Mai Trang, giáo viên trường Tiểu học Quang Trung xã Đắc Plao. Để trở thành sinh viên trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt cô gái trẻ ở xã Đắc Plao, huyện Đắc Nông, tỉnh Lâm Đồng ngày ấy đã trốn mẹ vượt 30 km đường rừng đến lớp...
H Mai Trang sinh ra trong một gia đình người Ê đê nghèo nhất buôn làng thời ấy. Năm Trang 11 tuổi không may người bố qua đời. Khi ấy 5 người em của Trang vẫn còn nhỏ dại. Từ bé, H Mai Trang đã nổi tiếng khắp buôn làng là một học sinh ngoan ngoãn học giỏi. Là con gái lớn trong gia đình, Trang phải nghỉ học để theo mẹ vào nương vào rẫy trồng cây ngô cây sắn để nuôi các em. Cô H Mai Trang nhớ lại: "Ngày đó dù rất muốn đi học nhưng vì nhà nghèo, lại chỉ có mình mẹ nên tôi phải bỏ học để giúp mẹ nuôi em".
Cô H Mai Trang về dự ĐH chiến sĩ thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 tại Hà Nội. ( Ảnh: Phạm Thịnh)
Dù đã thôi học nhiều năm nhưng Trang khao khát được đi học trở lại. Khi trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt có thông báo tuyển học sinh đi học để về dạy chữ cho buôn làng Trang đăng ký liền nhưng khi Trang trình bày ý định, mẹ cô một mực phản đối.
Sau nhiều đêm nằm suy nghĩ, Trang quyết tâm trốn gia đình đi học cái chữ. Cô tâm sự: "Tôi cảm thấy rất buồn vì mẹ không cho đi học. Vì vậy tôi đã sắp xếp quần áo trốn mẹ để đi học trường trung cấp sư phạm".
Gần tới ngày đi học, Trang phải lén lút mượn tiền của bà con hàng xóm để làm lộ phí. Trước đó Trang đi làm thuê cho những nhà giàu trong buôn lấy tiền mua 2 bộ quần áo mới đi học. Trong túi không có đủ tiền bắt xe, cô đành đi bộ xuyên rừng hơn 30 km đến trường. "Ngày đó đường giao thông chưa được thuận tiện như bây giờ. Tôi phải đi bộ qua những cánh rừng già để tới trường. Biết là nguy hiểm nhưng vì khao khát muốn được đi học nên tôi không sợ", cô tâm sự.
Với tài sản là 2 bộ quần áo mới mua, Trang dùng để thay đổi trong cả tuần. Tối đến, không như các bạn trong lớp có quần áo ấm cô thường co ro ngồi học bài trong cái lạnh đến run người ở Đà Lạt. Mỗi khi nhận được học bổng, Trang lại cất cẩn thận để cuối tháng đem về giúp mẹ.
Hàng tuần, khi đi bộ về nhà xuyên qua các cánh rừng già Tây Nguyên, Trang thường chặt dây mây đem về bán. "Mỗi tuần tôi thường bán được 5 nghìn tiền dây mây cho những người trong buôn. Thế là tôi lại có tiền giúp mẹ. Một mình thường xuyên đi rừng nên đã có khi các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã lầm tưởng tôi là ... giặc. Sau khi điều tra, biết tôi phải đi bộ tới trường thì các anh còn giúp đưa tôi về tận nhà", Trang nhớ lại.
Đến giờ các thầy cô ở trường Trung cấp Sư phạm Lâm Đồng vẫn còn nhớ hình ảnh một học sinh nhỏ nhắn có năng khiếu hát múa tham gia nhiệt tình vào các hoạt động ở trường. Trang kể, có cô lần còn được đoàn làm phim mời tham gia đóng phim ở đài khí tượng Lâm Đồng.
Cô H Mai Trang trao đổi cùng các đại biểu tham dự đại hội (Ảnh: Phạm Thịnh)
Vốn có năng khiếu về các hoạt động văn nghệ, ngoài chuyên môn giảng dạy cô Trang còn phụ trách công tác đội của nhà trường. Vì vậy, 6 năm liền Trang đều đạt thành tích xuất sắc về công tác đội.
Cô tâm sự: "Ở trường tôi, đường xá giao thông cũng như cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Đồ dùng dạy học cũng không có, trình độ hiểu biết của người dân cũng không cao, trong đó lại có học sinh dân tộc Mông không biết nói tiếng phổ thông khiến việc dạy rất khó khăn. Học sinh nào không hiểu tiếng phổ thông thì tôi lại phải học thêm tiếng dân tộc để giải thích thêm".
Trang tự hào chia sẻ: "Cũng nhờ việc vận động học sinh đồng bào dân tộc tới trường mà hiện nay toàn xã Đắc Plao 100% các hộ đã tái định cư theo chủ chương của nhà nước. Phần lớn các gia đình đều muốn con em họ học được cái chữ".
Để thuyết phục các em học sinh dân tộc đến trường, cô nêu các tấm gương anh chị trong buôn làng nhờ học hành mà giờ đã trở thành bí thư, phó bí thư ở huyện, ở xã.
Không chỉ là một giáo viên dạy giỏi, gia đình cô Trang còn là hộ sản xuất kinh tế giỏi của huyện. Hiện tại, gia đình cô còn trồng cà phê, nuôi bò, nuôi dê... để cải thiện kinh tế gia đình. Hàng năm, số tiền lãi gia đình cô thu được lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo VTC
Chả chìa Hạ Lũng (Hải Phòng) Chả chìa là món ăn đặc sản của dân làng hoa Hạ Lũng ( Đằng Hải, Hải An , Hải Phòng). Nơi đây có tới 10 hộ chuyên làm nghề chế biến giò chả. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món ăn gia truyền có tên gọi là: Chả chìa Hạ Lũng...Chả chìa là món ăn đặc sản của dân làng hoa Hạ...