Vì sao phim giờ vàng đang thiếu những “cơn bão” như “Về nhà đi con”?
Những năm gần đây, phim truyền hình Việt đang rơi vào thế khó, khi đề tài bị quẩn quanh, chưa có sự bứt phá mới.
Phim truyền hình Việt đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Việc giao lưu, học hỏi cách làm phim từ Hàn Quốc đã giúp phim giờ vàng Việt bứt phá với hàng loạt tác phẩm gây bão màn ảnh.
Sau những dự án hợp tác, học hỏi như “Tuổi thanh xuân”, hàng loạt các bộ phim truyền hình Việt được ra mắt ấn tượng, đơn cử như: “Người phán xử”, “ Sống chung với mẹ chồng”, “Quỳnh Búp Bê”…
Phim “Người phán xử” là bộ phim truyền hình thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự. Ảnh: MXH
Vì sao hàng loạt phim từng tạo bão?
“Người phán xử” có kịch bản gốc từ bộ phim tội phạm Israel có tên Ha-Bor hay The Abitrator (cũng có nghĩa là Người phán xử). Bộ phim gây “sốt” với nhiều yếu tố.
Từ kịch bản gốc chất lượng, nổi tiếng, bộ phim được gửi gắm vào tay biên kịch Nguyễn Trung Dũng, người từng chắp bút trong nhiều phim của loạt Cảnh sát hình sự.
Nội dung phim mới lạ với khán giả Việt. Nếu trước đây những “ông trùm xã hội đen” thường được gói gọn trong một vài kiểu lặp đi lặp lại như ông trùm trí thức cao có vẻ ngoài đểu cáng hoặc ông trùm mặt hiền lành nhưng nguy hiểm… Thì với Phan Quân trong “Người phán xử” là một tạo hình khác hẳn, cũng trí thức nhưng không lộ vẻ đểu giả, cũng nguy hiểm, nhưng khuôn mặt biến thiên với muôn vàn cảm xúc khác nhau.
“Sống chung với mẹ chồng” là bộ phim đề cập những mâu thuẫn và rắc rối trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Ảnh: MXH
“Sống chung với mẹ chồng” là bộ phim được chuyển thể kịch bản từ tiểu thuyết Trung Quốc “Phù thủy dưới đáy biển” của tác giả Giả Hiểu. Phim đề cập những mâu thuẫn và rắc rối trong quan hệ giữa mẹ chồng – Bà Phương (NSND Lan Hương) và nàng dâu – Vân (Bảo Thanh) khi sống dưới cùng một mái nhà. Đây được coi là mâu thuẫn gia đình mang tính điển hình, tình tiết đặc sắc, gần gũi mà rất nhiều phim gia đình sau này không thể vượt qua cái “bóng” quá lớn của “Sống chung với mẹ chồng”.
“Quỳnh Búp Bê” là bộ phim đầu tiên trên màn ảnh nhỏ đề cập đến đề tài mại dâm đang “ nóng hổi’” trong xã hội. Đây cũng là lý do khiến câu truyện phim được chú ý ngay khi lên sóng. Bộ phim “lạ” khi nhân vật phản diện cũng được yêu thích không kém phần nhân vật chính. Dàn diễn viên “Quỳnh Búp Bê” được đánh giá xuất thần như Thu Quỳnh, Thanh Hương, Doãn Quốc Đam…
Có thể nhận thấy sức hút nổi bật nhất từ “Người phán xử”, “Quỳnh Búp Bê” là sự mới lạ. Đề tài chưa từng được khai thác, lần đầu bước lên màn ảnh, ngay lập tức đã gây bão.
Ở “Sống chung với mẹ chồng”, “Về nhà đi con” – đó là những câu chuyện điển hình, gần gũi, giản dị – mà bất cứ khán giả nào xem cũng thấy mình trong đó.
Với những “cơn bão” được tạo ra, đặt nền móng đánh dấu cho một thời kỳ hưng thịnh của phim truyền hình, tuy nhiên, với mật độ sản xuất dày, dàn diễn viên thiếu, hiện màn ảnh nhỏ đang thiếu những “cơn bão” – như đã từng có được.
Đề tài, diễn viên đang quẩn quanh
Để kịp phát sóng vào giờ vàng trên các kênh, liên tục các dự án phim đang được sản xuất gối sóng. Việc sản xuất với tần suất dày, đảm bảo tiến độ, đang dẫn đến hạn chế về đề tài, khi những câu chuyện đang quẩn quanh ở cuộc sống nông thôn, thành thị và xoay quanh các gia đình.
Có thể thấy rất nhiều phim về đề tài gia đình đã và đang lên sóng như: “Hoa hồng trên ngực trái”, “Hương vị tình thân”, “Thương ngày nắng về”… “Mùa hoa tìm lại” là chuyện gia đình, tình yêu và tình bạn. “Hãy nói lời yêu” xoáy vào sự va đập giữa cha mẹ – con cái trong gia đình với mâu thuẫn thế hệ, bi kịch của yêu thương sai cách đưa gia đình tới rạn nứt…
“Quỳnh Búp Bê” là bộ phim đầu tiên và hiếm hoi đề cập tới góc khuất xã hội – gái làng chơi. Ảnh: MXH
Ngoài ra còn là sự “quen mặt” các diễn viên. Trong vài năm qua, khán giả dễ dàng nhận thấy các phim truyền hình thường xuất hiện liên tục dàn diễn viên chính: Hồng Diễm, Hồng Đăng, Việt Anh, Mạnh Trường, Quỳnh Kool, Doãn Quốc Đam, Thu Quỳnh, Lan Phương, Phương Oanh… Dù lối diễn xuất của mỗi diễn viên đều cho thấy sự trưởng thành, đa dạng, nhưng sự “quen mắt” vẫn là một hạn chế.
Nhiều diễn viên vừa kết thúc phim này đã lên sóng trong một dự án phim mới. Khi dàn diễn viên quá quen thuộc, khán giả dễ rơi vào cảm giác, xem phim mới nhưng vẫn tưởng phim cũ kéo dài.
Đây chính là bà mẹ chồng đáng sợ nhất trong phim Việt
Nhân vật bà Hiền trong "Thương ngày nắng về" xứng đáng là bà mẹ chồng có một không hai trong phim Việt từ trước đến nay.
Trước khi đảm nhận vai mẹ chồng trong Thương ngày nắng về, NSND Lan Hương (Hương bông) đã khiến không ít khán giả nữ khiếp đảm khi hóa thân vào vai bà Phương - bà mẹ chồng khó tính, soi xét, chi li, tiết kiệm trong Sống chung với mẹ chồng.
Trong bộ phim này, nhiều khán giả đã thấy "rùng mình" nếu trót không may mắn phải làm con dâu của bà Phương. Không chỉ cổ hủ, bà Phương còn tìm mọi cách để bắt con trai ly dị vợ để lấy vợ mới vừa mắt bà hơn. Thậm chí không ít lần bà Phương can thiệp một cách thô bạo vào cuộc sống riêng tư của con trai và con dâu.
Thế nhưng, ít ra bà Phương còn là người bà chăm chồng, chăm con và sau này còn chăm cả cháu. Còn bà Hiền trong Thương ngày nắng về thì thậm chí còn không bao giờ lo chuyện gia đình mà chỉ đi lo chuyện ngoài xã hội.
NSND Lan Hương từng chia sẻ khi Thương ngày nắng về lên sóng chị chỉ sợ ra đường sẽ bị ném đá vì bà Hiền "khủng khiếp" lắm. Vai mẹ chồng lần này của NSND Lan Hương không có một điểm nào chấp nhận được. Từ ngoại hình ăn mặc lòe loẹt, bôi son chát phấn đến tính cách giả dối, nhỏ nhen, bao đồng, ích kỷ. Bà Hiền mặc định luôn việc chăm sóc con cháu cho bà thông gia còn bà thì dành thời gian để đi chơi, tụ tập với bạn bè.
Thậm chí bà Hiền còn thản nhiên nói bà thông gia là bà giúp việc nhà mình; nói dối con trai thành đạt, đi công tác nước ngoài liên tục và chồng thì toàn quen ông ta bà lớn. Bà Hiền khiến tất cả mọi người xung quanh đều ngán ngẩm và người chịu trận nhiều nhất chính là cô con dâu đáng thương - Vân Khánh (Lan Phương).
Khi xem phim, khán giả cũng phải công nhận rằng bà Hiền là hình mẫu mẹ chồng đáng sợ nhất, kinh khủng nhất mà bất cứ cô gái nào về nhà chồng làm dâu cũng không bao giờ muốn gặp.
"NSND Lan Hương đóng vai này khó đỡ quá, bên ngoài thì lòe loẹt, đồng bóng. Bên trong tâm tính thì "hợm", không thể mê được bà mẹ của Đức, muốn mời bạn lại không muốn làm, không muốn bỏ tiền ra, đúng là "của người phúc ta". Người này ở ngoài đời chắc là khó sống", "Vẫn cứ là hình ảnh mẹ chồng gây thương nhớ trên sóng truyền hình. Nỗi ám ảnh của các nàng dâu", "Đừng nói con dâu thời nay sướng mà lắm lúc khổ muốn độn thổ ấy chứ"... là một số bình luận dành cho vai diễn của NSND Lan Hương.
Dù chỉ mới xuất hiện ở mấy tập gần đây nhưng những cảnh quay có sự xuất hiện của NSND Lan Hương đã được "lan truyền" rất mạnh mẽ. Nhiều bạn gái trẻ chưa kết hôn cảm thấy sợ nếu gặp phải người mẹ chồng như thế này, cộng thêm cả ông chồng tính cách trẻ con, vô tâm vô tư như Đức (Hồng Đăng) thì chắc chắn đúng là sao quả tạ.
Ở diễn biến tiếp theo, chắc chắn sẽ còn rất nhiều mâu thuẫn nữa nảy sinh giữa bà Hiền và Vân Khánh. Và liệu Vân Khánh sẽ phải xử trí ra sao với bà mẹ chồng này là điều khán giả đang rất mong chờ ở những tập sau.
Một số đoạn trích trong phim có sự xuất hiện của NSND Lan Hương:
Thương ngày nắng về tập 9 | Khánh bức xúc vì mẹ chồng coi mẹ đẻ của mình là người giúp việc
Thương Ngày Nắng Về tập 8 | Mẹ chồng mắc b.ệnh sĩ diện hão chỉ khổ con dâu và mẹ ruột
Thương Ngày Nắng Về tập 8 | Nghi ngờ bà ngoại táy máy chôm đồ, bà nội rình bắt tận tay và cái kết
Thương Ngày Nắng Về tập 7 | Bà ngoại bị ốm tất tả sang đón cháu còn bà nội thì thái độ như thế này
Các tập tiếp theo của Thương ngày nắng về được phát sóng vào 21h40 thứ 2,3,4 hàng tuần trên kênh VTV3. Mời quý vị khán giả chú ý đón xem!
Hội nam chính phim Việt khiến khán giả ghét cay ghét đắng: Long (Hương Vị Tình Thân) bị réo tên nhiều nhất! Mang tiếng là nam chính nhưng các nhân vật này lại chẳng được lòng khán giả. 1. Long (Hương Vị Tình Thân) Không phải nhân vật phản diện lại có ngoại hình điển trai, gia thế đáng ngưỡng mộ, Long (Mạnh Trường) vẫn trở thành người bị khán giả réo tên nhiều nhất trong câu lạc bộ những nam chính đáng ghét. Trước...