Vì sao paraben là điều tối kỵ trong việc chăm sóc da và tóc của bạn?
Paraben được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm, đảm bảo sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho biết hợp chất hóa học này gây nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe.
(Nguồn: trendyol)
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp làm đẹp và chăm sóc cá nhân đã chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, và paraben thường đứng đầu danh sách các thành phần cần tránh.
Nhưng paraben là gì và tại sao nó lại tệ đến vậy? Hãy tiếp tục đọc để biết lý do tại sao không nên sử dụng các sản phẩm chứa paraben để chăm sóc da và tóc.
Phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm
Paraben là một tập hợp nhiều chất hóa học được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Paraben có thể xuất hiện trong các loại mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng ẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm cạo râu, chất khử mùi, sữa tắm, các loại kem dưỡng thể…
Bạn có thể tìm thấy thành phần paraben trong mỹ phẩm dưới các tên gọi phổ biến như butylparaben, ethylparaben, methylparaben và propylparaben.
Vai trò của paraben là nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có hại, đảm bảo sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn. Mặc dù điều này nghe có vẻ có lợi, nhưng vấn đề với paraben nằm ở những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe.
Rủi ro tiềm ẩn
Ganesh Kamath, chuyên gia người Ấn Độ trong lĩnh vực chăm sóc da bền vững cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy paraben có thể thấm qua da và tồn tại trong mô của người sử dụng.
Nghiêm trọng hơn, parabens có thể bắt chước hormone estrogen của con người và can thiệp vào sự cân bằng hormone của cơ thể.
Paraben trong mỹ phẩm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe. (Ảnh: iStock)
Video đang HOT
Việc paraben bắt chước estrogen đặc biệt đáng lo ngại vì mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, estrogen quá mức có thể góp phần gây ra ung thư vú và ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản.
Mặc dù tác động chính xác của paraben đối với sức khỏe lâu dài vẫn đang được nghiên cứu, nhưng những phát hiện ban đầu đã đủ để đảm bảo sự thận trọng.
Hiện nay, một số loại paraben như propylparaben, isopropylparaben, butylparaben và isobutylparaben đã bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho trẻ em dưới 3 tuổi để phòng ngừa sự ảnh hưởng đến hormone.
Kích ứng da và phản ứng dị ứng
Paraben cũng có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.
Kamath lưu ý rằng paraben cũng có thể gây ra một số vấn đề cho da đầu và tóc như khô, kích ứng da đầu, rụng tóc, tích tụ sản phẩm… Điều này có nghĩa là thay vì nuôi dưỡng làn da và mái tóc của bạn, các sản phẩm chứa paraben có thể gây hại nhiều hơn.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, paraben còn có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng như bệnh chàm và viêm da.
Bản chất tổng hợp của các chất bảo quản này có thể gây viêm và đỏ khiến da càng trở nên tệ hơn. Trong quá trình chăm sóc tóc, tác dụng làm khô của paraben có thể khiến tóc khô giòn và da đầu ngứa, bong tróc.
Tác động môi trường
Ngoài tác động đến sức khỏe, paraben còn gây ra rủi ro cho môi trường. Khi các sản phẩm có chứa paraben được rửa sạch khỏi da và tóc, chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống nước và có thể gây ra tác động có hại cho sinh vật biển.
Một số nghiên cứu đã phát hiện paraben có trong động vật biển, cho thấy những hợp chất này có thể tích tụ trong môi trường và có khả năng phá vỡ hệ sinh thái.
Các lựa chọn an toàn thay thế paraben
Với những lo ngại này, Kamath khuyên người tiêu dùng hãy tìm những sản phẩm sử dụng chất bảo quản tự nhiên hoặc được dán nhãn ghi rõ là không chứa paraben.
Nhiều loại mỹ phẩm chứa thành phần paraben không tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Mạng X)
Cách nhận biết là tham khảo thành phần trên bao bì của sản phẩm. Paraben thường xuất hiện ở giữa hoặc gần cuối bảng thành phần. Tên các loại dẫn xuất paraben luôn có kèm từ “~paraben” (trong bảng thành phần tiếng Anh).
Các thương hiệu mỹ phẩm ưu tiên vẻ đẹp bền vững sẽ sử dụng chất bảo quản tự nhiên như tinh dầu, vitamin E và một số chiết xuất thực vật để ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn mà không gây ra rủi ro sức khỏe.
Bởi vậy, mỗi khi bạn mua sản phẩm chăm sóc da hoặc chăm sóc tóc, hãy dành chút thời gian để đọc nhãn và lựa chọn một cách khôn ngoan. Làn da, mái tóc và hành tinh của chúng ta sẽ cảm ơn bạn./.
5 cách đơn giản giúp nách sáng thơm
Tiến sĩ chăm sóc da của Mỹ đề xuất 5 biện pháp có thể thực hiện tại nhà để giải quyết mùi cơ thể của vùng da dưới cánh tay.
Mồ hôi có tác dụng giữ ẩm và là tín hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động bình thường, theo TS Alicia Zalka, bác sĩ da liễu tại Mỹ. Dù vậy, mùi hôi của nó lại không mấy dễ chịu.
TS Zalka cho biết mồ hôi vốn dĩ không có mùi. "Thứ làm nách có mùi khó chịu là một loại vi khuẩn tên corynebacterium. Khi mồ hôi tiết ra, loại vi khuẩn này sẽ tiếp xúc với da nách, mồ hôi và dầu để tạo ra thứ mà chúng ta gọi là 'mùi cơ thể'", bà nói.
Theo bà, có đến 5 biện pháp mà mọi người có thể thực hiện tại nhà nếu muốn khử mùi hôi của vùng da dưới cánh tay.
Vệ sinh hàng ngày
Vùng dưới cánh tay là khu vực ẩm ướt, thiếu không khí do thường xuyên bị gấp lại. Đây cũng là nơi mà các loại vi khuẩn, nấm men phát triển mạnh mẽ.
TS Zalka khuyến nghị mọi người vệ sinh vùng da này mỗi ngày để hệ vi sinh vật trên da luôn giữ cân bằng. "Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp cho cơ thể và nách để vệ sinh vùng da này mỗi ngày một lần", TS chia sẻ.
Tương tự như da mặt và cơ thể, da nách cũng cần được chăm sóc đúng cách và thường xuyên. Ảnh: BeBeautiful.in.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tương tự da mặt, nách cũng là một vùng da dễ bị kích ứng, nhạy cảm. TS Zalka nhận xét đây là khu vực có nhiều dầu, tế bào chết và lỗ chân lông dễ bị tắc. Do vậy mà tế bào chết ở vùng da này cần được tẩy thường xuyên.
Bà khuyến khích những ai muốn tẩy tế bào chết ở nách sử dụng các chất như AHA, BHA hoặc PHA. Đây là những loại hóa chất phù hợp và ít làm da bị kích ứng. "Bạn cũng có thể dùng phương pháp thủ công như mặt nạ tẩy tế bào chết", bà nói thêm.
Ở vùng nách, TS Zalka khuyên mọi người sử dụng toner có nồng độ axit glycolic dưới 5% hoặc các sản phẩm chứa lợi khuẩn. Chúng có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mùi và đảm bảo cân bằng cho hệ vi sinh vật trên da.
Cẩn thận khi cạo lông nách
Việc cạo lông nách có thể trở thành một trải nghiệm khó quên nếu người thực hiện không chuẩn bị kỹ lưỡng, TS Zalka lưu ý. Ảnh: BeBeautiful.in.
Cạo lông nách đúng cách cũng là một kiến thức cần được ghi nhớ nếu bạn không muốn có một "trải nghiệm khó quên". "Hãy tắm trước khi cạo lông để làm mềm mọi thứ. Sau đó bạn có thể sử dụng gel cạo râu hoặc sữa rửa mặt dưỡng ẩm để tránh tổn thương da", TS Zalka nói thêm.
Nếu được, bà khuyên mọi người chuẩn bị để cạo lông nách từ một ngày trước đó bằng cách đi ngủ với một lớp kem dưỡng ẩm ở vùng dưới cánh tay. "Điều này sẽ giúp mọi nhát dao của bạn trở nên ngọt lịm", bà nói.
Dưỡng ẩm liên tục
Sử dụng kem dưỡng da một hoặc hai lần/tuần sẽ giúp mọi người có một vùng da nách mịn màng và dịu nhẹ. Ảnh: BeBeautiful.in.
Nách là một trong những vùng da cần nhiều độ ẩm nhất cơ thể. Để giữ độ ẩm, mọi người có thể sử dụng kem dưỡng da một hoặc hai lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp vùng da này trở nên mịn màng và dịu nhẹ trông thấy. "Nếu bị kích ứng khi dưỡng ẩm nách, hãy ngừng cạo râu và lăn nách", TS Zalka lưu ý.
Đừng lạm dụng lăn nách
"Không phải lăn khử mùi nào cũng tốt và an toàn", TS Zalka nói. Bà cảnh báo những người sử dụng lăn nách tránh xa các sản phẩm có chứa chất dễ gây kích ứng như phthalate, paraben, sunfat hoặc thuốc nhuộm.
Dù là chiếc "phao cứu sinh" cho những người thường bị tiết mồ hôi, các sản phẩm chứa nhôm cũng là một trong những chất cần phải tránh xa. "Chất hóa học này có thể để lại nhiều di chứng cho da", nữ TS nhấn mạnh.
Bật mí 5 loại nước hoa vừa thơm vừa tốt cho sức khỏe Trong thời đại hiện nay, khi con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, việc lựa chọn những sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân cũng trở nên khắt khe hơn. Nước hoa, một sản phẩm làm đẹp truyền thống, cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để phù hợp với xu hướng...