Vì sao Pakistan là yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn?
Khi quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc lao vào tấn công lẫn nhau ở cao nguyên Galwan, vụ việc được xem là đỉnh điểm của tranh chấp chủ quyền biên giới Trung-Ấn.
Đoàn xe quân sự Ấn Độ tiến vào vùng Ladakh.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng còn có yếu tố khác tác động đến cuộc đụng độ chết người ở biên giới. Đó là chính là vì Pakistan, đồng minh của Trung Quốc, theo SCMP.
Pakistan cũng có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ ở vùng Kashmir. Vùng này bao gồm cả khu vực xảy ra cuộc đụng độ chết người giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Tháng 8.2019, chính phủ Ấn Độ tước quyền tự trị của vùng Kashmir. Động thái tác động trực tiếp đến tuyên bố chủ quyền vùng Kashmir của Pakistan.
Video đang HOT
Nhưng Ấn Độ cũng đã chọc giận Trung Quốc, vì New Delhi tạo ra tạo ra lãnh thổ hành chính riêng biệt ở vùng Ladakh (một phần của bang Jammu và Kashmir).
“Ấn Độ tiếp tục thách thức chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc bằng cách thay đổi luật. Hành động như vậy là không thể chấp nhận được”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khi đó nói.
Claude Rakisits, giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, nói rằng hành động tước quyền tự trị vùng Kashmir của Ấn Độ chính là khởi nguồn của xung đột ở cao nguyên Galwan, thuộc vùng Ladakh.
“Thông điệp của Trung Quốc rất rõ ràng, Ấn Độ giải quyết tranh chấp chủ quyền với Pakistan là một chuyện, nhưng làm ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lại là chuyện khác”, ông Rakisits nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế ở phạm vi vùng Kashmir do Pakistan quản lý, do vùng này nằm trong vành đai kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
“Về vấn đề lâu dài, Trung Quốc sẽ tiếp tục khuấy động tranh chấp chủ quyền biên giới với Ấn Độ để bảo vệ lợi ích và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát”, Rakisits nói.
Khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã phải rút bớt binh sĩ ở vùng tranh chấp với Pakistan để chuyển sang tập trung đối phó Trung Quốc.
Rajesh Rajagopalan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru University ở New Delhi, nói liên minh quân sự Trung Quốc-Pakistan ở vùng Kashmir là điều Ấn Độ lo ngại nhất.
Trong tình huống xấu nhất, Trung Quốc và Pakistan có thể cùng bắt tay nhau phân chia lại lãnh thổ vùng Kashmir.
Pakistan nói Ấn Độ bị Trung Quốc 'vùi dập' ở biên giới
Pakistan nói Ấn Độ trục xuất các nhà ngoại giao của họ nhằm chuyển hướng dư luận trong nước sau khi bị "vùi dập" ở biên giới với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi hôm qua chỉ trích việc Ấn Độ thông báo sẽ trục xuất một nửa nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán Pakistan ở New Delhi, do nghi ngờ họ có hành vi gián điệp. Qureshi cho rằng đây là hành động "chuyển hướng dư luận" của Ấn Độ.
"Các cáo buộc gián điệp của họ đều vô căn cứ", ông nói trong cuộc phỏng vấn tại Islamabad. "Vì không thể giải thích được việc bị vùi dập ở Ladakh, họ muốn chuyển trọng tâm chú ý của dư luận nhằm dập tắt bất bình trong nước".
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi trong cuộc họp báo tại Islamabad hồi tháng 8/2018. Ảnh: Reuters.
Quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Pakistan được Ấn Độ đưa ra hôm 23/6, trong bối cảnh người dân nước này phẫn nộ với vụ ẩu đả của binh sĩ Ấn - Trung ở khu vực biên giới tranh chấp tại thung lũng Galwan, thuộc vùng Ladakh trên dãy Himalaya, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Ngoại trưởng Pakistan còn bày tỏ lo ngại Ấn Độ có thể tìm cách kéo họ vào căng thẳng trong khu vực, bằng cách cố tình "gây sự" để lấy cớ hành động. Ông cho rằng Pakistan sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu Ấn Độ gây ra bất kỳ sự cố nào trong lãnh thổ của họ.
Qureshi cho biết Islamabad ủng hộ lập trường của Bắc Kinh tại Ladakh, nói thêm rằng gần đây ông đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và ông Vương đánh giá cao quan điểm của Pakistan.
Pakistan là đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Nam Á và hai nước lâu nay gắn bó chặt chẽ về cả ngoại giao và kinh tế. Trung Quốc từng cam kết hỗ trợ khoảng 60 tỷ USD cho các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Pakistan, nhằm phát triển các tuyến giao thương đường bộ, đường biển khắp châu Á và vươn xa hơn nữa.
Trong khi đó, quan hệ giữa Islamabad với New Delhi ngày càng trở nên căng thẳng. Tháng 8/2019, Pakistan đã đình chỉ gần như tất cả quan hệ thương mại và giao thông với Ấn Độ do tranh chấp tại Kashmir, điểm nóng xung đột biên giới giữa hai nước suốt hàng chục năm qua.
Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ Trung Quốc có thể nghĩ rằng dễ dàng áp dụng chiến lược "lát cắt salami" như ở Biển Đông trong vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, nhưng đó sẽ là sai lầm lớn. Quân đội Ấn Độ ngày nay rất khác so với cách đây 50 năm. Trung Quốc thời gian qua đang thể hiện sự cứng rắn trên khắp...