Vì sao ông Tập Cận Bình – Putin không bắt tay khi gặp mặt?
Quan chức Điện Kremlin đã tiết lộ lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không bắt tay trong cuộc gặp tại Bắc Kinh mới đây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp mặt tại Bắc Kinh hôm 4/2 (Ảnh: AP).
Vladimir Kitayev, Trưởng ban nghi thức của Điện Kremlin, hôm 6/2 cho biết, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không bắt tay trong cuộc gặp ở Bắc Kinh là do yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc phòng tránh dịch Covid-19 và không có yếu tố chính trị trong vấn đề này.
“Đương nhiên, đó là vấn đề đã được thảo luận và thống nhất từ trước. Các đồng nghiệp phía Trung Quốc đề nghị hạn chế bắt tay. Chúng tôi nhận thấy đây không phải vấn đề gì đáng lo ngại và đã đồng ý. Tổng thống cũng được biết đề nghị này”, ông Kitayev nói.
“Không có vấn đề gì liên quan đến chính trị ở đây. Đó chỉ là nỗ lực để tránh mọi nguy cơ do Covid-19 gây ra”, ông Kitayev nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo quan chức Điện Kremlin, những nghi thức như trên khá phổ biến trong bối cảnh đại dịch.
“Khi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thăm Nga vào tháng 8 năm ngoái, bộ phận phụ trách nghi thức của bà cũng đề nghị từ chối bắt tay. Thay vào đó, chúng tôi đã chọn tặng hoa cho bà”, ông Kitayev tiết lộ.
Khi được hỏi các nhà lãnh đạo nghĩ gì về nghi thức như vậy, ông Kitayev nói rằng ông sẽ không phát biểu thay các nhà lãnh đạo. “Nhưng tổng thống của chúng tôi khá tích cực về điều đó”, quan chức Điện Kremlin cho biết.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Tập Cận Bình với một nhà lãnh đạo nước ngoài trong hơn 2 năm, vì ông không rời Trung Quốc kể từ tháng 1/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát.
Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp hôm 4/2 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ trích Mỹ về “tác động tiêu cực” đối với hòa bình và an ninh khu vực. Tuyên bố cũng cho biết 2 nước quan ngại về liên minh quốc phòng AUKUS của Australia, Anh và Mỹ, đặc biệt là sự hợp tác của các nước này về tàu ngầm hạt nhân.
Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga – Trung đã thể hiện mạnh mẽ sự gắn kết song phương, khi cả 2 nước đều phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine và các vấn đề khác.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các cuộc hội đàm với Tổng thống Nga “đi vào chiều sâu và thực chất”, trong bầu không khí “ấm áp và thân thiện”. Trong khi đó, ông Putin ca ngợi mối quan hệ chặt chẽ của Moscow với Bắc Kinh, gọi đây là “quan hệ đối tác chiến lược chưa từng có”.
Ông Putin cũng công bố một thỏa thuận mới cung cấp thêm 10 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hàng năm cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới từ khu vực Viễn Đông. Ông cũng muốn tăng kim ngạch thương mại giữa 2 nước lên 200 tỷ USD hàng năm, tăng so với mức 140 tỷ USD vào năm 2021.
Tổng thống Putin đã đến thủ đô của Trung Quốc để tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2022. Thế vận hội Bắc Kinh bị “phủ bóng” bởi cuộc tẩy chay ngoại giao do Mỹ dẫn đầu do vấn đề Tân Cương. Canada, Anh và Australia cũng tiến hành cuộc tẩy chay ngoại giao với sự kiện thể thao ở Trung Quốc.
Nga, Trung Quốc kêu gọi ngừng mở rộng NATO
Phản ứng về quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc, Nhà Trắng cho biết Washington vẫn duy trì mối quan hệ riêng với Bắc Kinh.
Theo trang Politico, Nga và Trung Quốc cho biết họ "phản đối việc NATO mở rộng hơn nữa" và kêu gọi tổ chức này "từ bỏ các phương pháp tiếp cận theo ý thức hệ Chiến tranh Lạnh".
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 4/2/2022. Ảnh: AFP
Thông điệp trên được đưa ra trong một tuyên bố chung được công bố ngày 4/1 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh trước lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022.
Tuyên bố nêu rõ: "Tình hữu nghị giữa hai nước không có giới hạn [và rằng] không có lĩnh vực hợp tác bị cấm", cho rằng quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc ngày càng sâu sắc hơn.
Tuyên bố không đề cập đến Ukraine (hoặc Liên minh châu Âu), nhưng đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện tại: "Nga và Trung Quốc phản đối các nỗ lực của các thế lực bên ngoài nhằm phá hoại an ninh và ổn định ở các khu vực lân cận chung của họ, phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào những vấn đề nội bộ của các quốc gia có chủ quyền dưới bất kỳ lý do nào, phản đối các cuộc cách mạng màu và sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nói trên".
Mỹ cũng được nhắc đến nhiều lần và bị chỉ trích vì liên minh AUKUS ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. "Các bên vẫn cảnh giác cao độ về tác động tiêu cực từ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đối với hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố viết.
Phản ứng về quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc, Nhà Trắng cho biết Washington vẫn duy trì mối quan hệ riêng với Bắc Kinh.
Áp lực của phương Tây đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau Nga đang tích cực hợp tác với Trung Quốc thông qua thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề khí đốt Hãng thông tấn TASS ngày 30/1 dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết, các bước đi không thân thiện của phương Tây chống lại Nga và Trung Quốc đang thúc...