Vì sao ông M.Morsi bị mất chức?
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi – vị tổng thống được dân bầu theo đúng các quy trình dân chủ chỉ một năm trước – đã bị quân đội lật đổ trong sự reo hò phấn khởi của dân chúng. Đáng nói là đa số những người reo hò, khi ông M.Morsi bị lật đổ, lại chính là những người một năm trước từng tín nhiệm bỏ phiếu bầu cho ông M.Morsi vào vị trí Tổng thống Ai Cập. Vì sao vậy?
Ai Cập vẫn đang chìm trong bạo lực
Vì sao ông M.Morsi bị mất chức?
Theo dõi tình hình Ai Cập, mọi người còn nhớ hai năm trước, ngọn lửa tự thiêu của một người bán hàng rong trên đường phố của Tunisia, đã châm ngòi cho phong trào “Mùa xuân Ả Rập”. Chính quyền của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng bị lật đổ trong phong trào này, lúc đó quân đội cũng đóng “vai chính”. Người dân Ai Cập cũng đổ ra đường ăn mừng vì tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ cuối cùng đã thành công.
Video đang HOT
Sau đó, sự kiện người dân được thực hiện quyền bầu cử chọn ra người đứng đầu quốc gia, thay cho các quân nhân, được người dân Ai Cập và cả giới quan sát quốc tế cho rằng đó là một thắng lợi của nền dân chủ, và người Ai Cập khi đó tràn đầy hy vọng rằng, tân Tổng thống M.Morsi có “phép màu nhiệm” sẽ giải quyết ngay được những vấn đề bức xúc của đất nước.
Thế nhưng, trong thời gian nắm quyền một năm, ông Morsi hầu như đã không làm thay đổi được tình hình kinh tế tồi tệ ở Ai Cập. Tỉ lệ thất nghiệp không thuyên giảm, giá thực phẩm leo thang, các nguồn cung cấp nhiên liệu, khí đốt không ổn định… Bên cạnh đó, những cáo buộc của người phản đối ông Morsi về chính quyền của ông thực hiện những chính sách khép kín. Đó là việc những chiếc ghế quan trọng trong Chính phủ Ai Cập dưới thời ông Morsi được chia cho các lãnh đạo của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo – tổ chức đã liên minh với Đảng Tự do và Công lý của ông Morsi trong cuộc bầu cử hồi tháng 6.2012.
Thế là sau hơn 30 năm “ngủ say” dưới sự cai trị của chính quyền ông Hosni Mubarak, người dân Ai Cập lại rơi vào thất vọng, vì chẳng có một “bữa sáng thịnh soạn” được bày ra ngay sáng hôm sau cuộc bầu cử dân chủ, như họ chờ đợi!
Chưa ai biết tương lai của người dân Ai Cập hiện đang chìm trong bạo lực, trước khi tìm được một chính phủ có khả năng bình ổn đất nước?
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập càng trở nên sâu sắc và đáng lo ngại, sau khi hàng loạt tiếng súng nổ phát ra từ đám đông ủng hộ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập đang biểu tình bên ngoài trụ sở Lực lượng Vệ binh cộng hòa – nơi Tổng thống Morsi đang bị quản thúc – lúc rạng sáng 8.7. Theo thông tin từ Bộ Y tế Ai Cập, ít nhất 40 người chết và hơn 300 người khác bị thương trong vụ này.
Người phát ngôn quân đội Ai Cập thông báo, thủ phạm là “một nhóm khủng bố có vũ trang”, và trong số các nạn nhân thiệt mạng có một sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, người phát ngôn của Huynh đệ Hồi giáo và các nhân chứng tại hiện trường lại nói rằng, chính lực lượng quân đội đã nã súng trước vào đám đông biểu tình, mở màn cho vụ bạo lực đẫm máu trên.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Đảng Salafist Al-Nur của Ai Cập tuyên bố rút khỏi cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới. “Chúng tôi đã quyết định ngay lập tức rút khỏi tất cả các cuộc đàm phán nhằm phản đối vụ thảm sát bên ngoài trụ sở chính của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa” – ông Nadder Bakkar – Người phát ngôn của Đảng Salafist Al-Nur thông báo. U.M
Theo LĐO
Tổng thống Putin: "Ai Cập đang trên bờ vực nội chiến"
" Ai Cập đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến". Đó là nhận định vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm qua (7/7) trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang giữa phe ủng hộ và phe đối lập lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.
" Syria đã rơi vào một cuộc nội chiến và Ai Cập cũng đang trượt theo hướng đó. Sẽ rất tốt nếu người dân Ai Cập tránh được nghiệp chướng này", Tổng thống Putin phát biểu trong chuyến công du tới Kazakhstan .
Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập bùng phát vào ngày 30/6, đúng kỷ niệm một năm ngày nhậm chức của Tổng thống Morsi sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ được phương Tây ủng hộ của Hosni Mubarak, khi lực lượng đối lập và những người ủng hộ ông Morsi đã tập trung tại Quảng trường Giải phóng của Cairo. Phe đối lập kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức vì cho rằng ông đã không giữ lời hứa của mình trong năm đầu tiên cầm quyền, trong khi đó, phía những người ủng hộ lại cho rằng cần cho chính phủ còn non trẻ thêm thời gian để thực hiện cam kết của mình.
Đến ngày 1/7, quân đội Ai Cập đã đưa ra tối hậu thư, yêu cầu Tổng thống Morsi phải có giải pháp cho tình hình khủng hoảng hiện nay của nước này trong vòng 48 giờ.Theo tối hậu thư trên, nếu tổng thống và các lãnh đạo đối lập không dàn xếp được kết quả "phù hợp ý dân" thì quân đội có trách nhiệm đề xuất một "lộ trình hòa bình".
Tuy nhiên, 48 tiếng sau, tức là ngày 3/7, vì không nhận được hồi đáp của Tổng thống Morsi, quân đội Ai Cập đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ ông này và giải thể hiến pháptrong một động thái nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của Ai Cập.
Ngày 4/7, Chánh Tòa án Hiến pháp tối cao của Ai Cập, Adly Mansour, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của quốc gia Bắc Phi cho tới khi cuộc bầu cử tổng thống sớm được tổ chức.
Hàng chục người được thống kê là đã thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ ông Morsi và phe đối lập trên khắp đất nước kể từ khi ông Morsi bị phế truất.
Theo VTC
Sự sụp đổ ở Ai Cập - cơ hội vàng của Obama? Hôm 3/7, trong cuộc họp với những trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu để xác định xem nên phản ứng thế nào với việc tiếp quản quân sự ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một sự lựa chọn khó khăn. Một là cáo buộc những gì đã diễn ra ở Ai Cập là một cuộc đảo chính...