Vì sao ông Kim Jong-un đột ngột ‘biến mất’?
Nguồn tin tình báo của Hàn Quốc vừa bác bỏ những tin đồn có đảo chính ở Triều Tiên chống nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của nước này sau khi ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng khoảng 2 tuần qua.
Truyền thông của Hàn Quốc cho biết, ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ sau hôm 1/4, khi ông chủ trì một phiên họp thường niên của Quốc hội.
Ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng suốt 2 tuần
Họ cũng đưa ra dự kiến ông Kim Jong-un sẽ xuất hiện trong hôm nay 15/4, ngày mà đất nước Triều Tiên tổ chức kỷ niệm sinh nhật của lãnh tụ Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong-un.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết thêm, hiện tại không có gì bất thường xung quanh việc vắng mặt của nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên.
Ngoài ra, một nguồn tin khác chuyên về Triều Tiên cho rằng, đằng sau sự vắng mặt của ông Kim Jong-un trước công chúng có thể là một phần trong “chiến tranh tâm lý của Bình Nhưỡng nhằm thông qua đó thu hút sự chú ý của Hàn Quốc và Mỹ”.
Đồng thời, họ cũng đưa ra cảnh báo rằng, rất có thể sự vắng mặt này của ông Kim Jong-un cũng là để Triều Tiên sẽ tiến hành phóng tên lửa ngày hôm nay.
Trong một diễn biến khác, ngày 14/4, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, do lo sợ tin tặc từ Triều Tiên tấn công, công ty Korea Hydro & Nuclear Power Co điều hành hoạt động của các máy điện hạt nhân của nước này đã cắt hoàn toàn hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân khỏi mạng máy tính nội bộ và hạn chế tối đa truy cập kết nối với internet nhằm đề phòng những cuộc tấn công mạng từ phía Triều Tiên.
Ngoài ra, nhiều cổng USB của những hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân cũng bị niêm phong. Đại diện của công ty này cho biết thêm, đây là cách an toàn nhất hiện nay để bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân tránh khỏi nguy cơ tấn công mạng bởi các nhóm tin tặc nước ngoài.
Những ngày qua, các nguồn tin ở Hàn Quốc nói khá nhiều về sự hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở bên kia biên giới.
Truyền thông Hàn Quốc nói ông Kim Jong-un huy động lực lượng thiết giáp hùng hậu để bảo vệ dinh thự và những nơi thường xuyên lui tới.
Video đang HOT
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc nói các nguồn tin tình báo, ngoại giao ghi nhận sự có mặt của 100 xe tăng tại nhà riêng, nơi nghỉ mát và những địa điểm nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thường lui tới.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tặng súng cho một binh sĩ Triều Tiên – Ảnh: RT
Tờ WantChinaTimes của Đài Loan cũng dẫn nguồn tin báo chí Hàn Quốc nói một đội lính tinh nhuệ thường xuyên theo sát để bảo vệ ông Kim Jong-un. Những binh lính này được vũ trang bằng súng trường, lựu đạn và cả đạn pháo hạng nặng.
Trong các sự kiện ông Kim xuất hiện trước công chúng, Triều Tiên cũng sẽ phá sóng điện thoại di động vì lo sợ những vụ đánh bom kích hoạt bằng điện thoại.
Nguồn tin của Chosun Ilbo nói ông Kim tăng cường an ninh mạnh mẽ sau khi phát hiện mình là mục tiêu ám sát hồi tháng 11 năm ngoái. Khi đó, một nhóm tướng lĩnh Triều Tiên tỏ ra bất mãn với nhà lãnh đạo trẻ tuổi và dự định đảo chính, theo tin của Chosun Ilbo.
Liên quan đến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua, tờ WantChinaTimes nói tinh thần chiến đấu của binh lính Triều Tiên hiện xuống rất thấp và có nhiều cuộc đào tẩu sang Trung Quốc trong những năm qua.
Báo này lý giải đây là một phần trong việc Bình Nhưỡng liên tục đưa ra những tuyên bố chiến tranh với Mỹ và Hàn Quốc để kiểm tra và nâng cao tinh thần của binh lính.
Binh lính Triều Tiên – Ảnh: CRI
Toshimitsu Shigemura, chuyên gia về Triều Tiên của Đại học Wasaeda, Tokyo, Nhật Bản nói với tờ Telegraph rằng “Bình Nhưỡng đang có nhiều bất ổn và tướng lĩnh quân đội phàn nàn về chính trị khá nhiều”.
Các hãng thông tấn phương Tây nói Bình Nhưỡng đang có nhiều dấu hiệu sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân lần thứ 4, trong khi các sư đoàn tên lửa đã được di chuyển đến bờ biển phía đông nước này. Toshimitsu Shigemura đánh giá đây là hành động thể hiện quyết tâm và sức mạnh chống lại liên quân Mỹ – Hàn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo vietbao
Bổ sung tên lửa, Mỹ bủa vây Triều Tiên quá mức?
Mỹ hôm qua (3/4) cho biết, nước này sẽ sớm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa đến Guam để bảo vệ mình trước Triều Tiên. Lý do của việc điều chỉnh quân sự này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel miêu tả là nhằm để đối phó với "mốinguy hiểm rõ ràng và hiển hiện" từ Bình Nhưỡng.
Trong một động thái quân sự mới nhất nhằm vào Triều Tiên, Lầu Năm Góc vừa cho biết, họ đang xúc tiến việc triển khai một Hệ thống Phòng thủ Tên lửa giai đoạn cuối tầm cao - THAAD ở Guam trong mấy tuần tới. Hệ thống này bao gồm một bệ phóng được đặt trên xe tải, các tên lửa đánh chặn, một hệ thống radar AN/TPY-2 và một hệ thống điều khiển hỏa lực.
"Mỹ vẫn rất cảnh giác trước những hành động khiêu khích của Triều Tiên và đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ lãnh thổ của mình cũng như các đồng minh và các lợi ích quốc gia", một nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel cũng nói thêm, phản ứng của Mỹ cho đến nay vẫn "mang tính trách nhiệm, nghiêm túc và có cân nhắc". Ông này khẳng định, Mỹ vẫn đang cùng nỗ lực với các đồng minh nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực.
"Chúng tôi đang làm hết sức mình có thể, phối hợp với phía Trung Quốc và các nước khác để tháo ngòi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên", ông chủ Lầu Năm Góc cho hay.
Triều Tiên đã đe dọa tấn công hạt nhân và tên lửa vào Mỹ và các căn cứ Thái Bình Dương của Mỹ, trong đó có Guam, sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào nước này.
Bình Nhưỡng còn tuyên bố sẽ tái khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân có thể sản xuất pluton cho bom nguyên tử.
"Một số hành động mà họ đưa ra trong vài tuần qua đã cho thấy họ là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiển hiện", Bộ trưởng Hagel đã nói như vậy tại trường Đại học Quốc phòng ở Washington .
Theo lời ông Hagel, ông buộc phải coi những lời đe dọa kiểu như trên là nghiêm trọng và đó là lý do Mỹ "tung" ra một loạt những động thái quân sự liên tiếp khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Mỹ đang dương oai diễu võ quá mức?
Việc Mỹ tuyên bố triển khai thêm một hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại ở đảo Guam diễn ra sau khi nước này tung ra một loạt vũ khí tối tân hàng đầu để uy hiếp Triều Tiên.
Đầu tiên, Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình B-2 đến Hàn Quốc tập trận. Hôm 28/3, hai chiếc máy bay ném bom tàng hình tối tân B-2 của Mỹ đã thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật với kịch bản tấn công giả định vào bán đảo Triều Tiên. Đây là một phần nội dung trong cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn khiến Triều Tiên "sôi sùng sục" vì tức giận trong suốt thời gian qua.
Vài ngày sau, khi Triều Tiên còn chưa hết tức giận vì vụ triển khai B-2 của Mỹ thì cường quốc số 1 thế giới tiếp tục "tung" chiến đấu cơ đáng sợ nhất thế giới của nước này - máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22, đến áp sát Triều Tiên. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần qua, Mỹ "tung" những vũ khí thiện chiến, tối tân hàng đầu ra để hăm dọa Triều Tiên đồng thời để nhấn mạnh cam kết bảo vệ đồng minh Hàn Quốc của nước này.
Trong khi B-2 là loại máy bay thiện chiến có thể thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất thì F-22 cũng không hề kém cạnh khi được xếp vào hàng đầu trong 10 chiến đấu cơ uy lực nhất thế giới hiện nay. Cả B-2 và F-22 đều có thể mang vũ khí hạt nhân.
Sau khi triển khai B-2 và F-22, Mỹ còn tiếp tục đưa thêm tàu chiến và hệ thống radar hiện đại đến gần bán đảo Triều Tiên.
Trong hai ngày 1 và 2/4, Lầu Năm Góc đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tối tân Aegis - USS John McCain và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường - USS Decatur đến Tây Thái Bình Dương nhằm vô hiệu hóa tên lửa của Triều Tiên.
Trước đó nữa, Mỹ từng tuyên bố triển khai một loạt tên lửa đánh chặn để đối phó với tên lửa của Triều Tiên.
Những hoạt động triển khai vũ khí rầm rộ và liên tiếp trên của Mỹ được các nhà phân tích đánh giá là rất bất thường và hiếm hoi. Đối phó với một Triều Tiên có sức mạnh quân sự thua kém hơn rất nhiều mà Mỹ vẫn phải "tung" ra những vũ khí thiện chiến hàng đầu của họ. Bất thường hơn, có những vũ khí khi được triển khai tốn số tiền "khổng lồ" mà Mỹ vẫn không nề hà dù nước này đang thắt chặt chi tiêu ngân sách quốc phòng.
Rõ ràng, Mỹ đang "dương oai diễu võ" quá mức cần thiết. Vậy tại sao Mỹ phải làm như vậy? Người ta tin rằng, ngoài việc thể hiện sự quyết liệt đối với Triều Tiên và sự cam kết mạnh mẽ đối với các đồng minh trong khu vực, sự phô trương sức mạnh gây chú ý của Mỹ còn thể hiện nỗi quan ngại thực sự của nước này trước một Triều Tiên hành động ngày càng khó lường.
Những động thái gây giật mình của cả Mỹ và Triều Tiên gần đây đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Người ta lo sợ viễn cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vượt ra khỏi tầm kiểm soát, bùng nổ thành một cuộc chiến tranh. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm qua đã có cuộc gặp với Đại sứ Mỹ và Hàn Quốc tại Bắc Kinh. Ông này đã bày tỏ sự "quan ngại" sâu sắc về tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Theo vietbao
Mất ngư trường là không toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam "Ngư trường ở vùngHoàng Sachủ yếu khai thác cá ngừ là chính. Hiện đây là vùng chủ quyền củaViệt Namvà ngành thủy sản xếp khu vực này thuộc vùng xa bờ (tính từ 110 kinh độ đông trở ra). Kiến nghị các cơ quan hữu trách tăng cường các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình vì đây là...