Vì sao Obama nghỉ hưu vẫn “thắng” Tổng thống Trump?
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về hưu được gần một năm, nhưng ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động, bình luận về những sự kiện nóng bỏng trên thế giới.
Nước Mỹ trải qua cuộc chuyển giao quyền lực hồi tháng 1.2017.
Mới đây nhất, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Hoàng tử Anh Harry, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông tin rằng các vấn đề trên thế giới đều có thể giải quyết, và ông hề ngoảnh mặt làm ngơ dù không còn là Tổng thống Mỹ.
“Nếu bạn được chọn thời điểm để xuất hiện trong lịch sử thì đó chính là lúc này, bởi ngày nay thế giới tốt đẹp hơn, yên bình hơn và mọi người được giáo dục tốt hơn”, ông Obama nói.
Những phát ngôn của ông Obama giống như ông khi còn là Tổng thống Mỹ. Cây viết Micheline Maynard của tờ New York Times bình luận, ông Obama giống như đang làm nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3, trám vào những vị trí mà Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ.
Lẽ dĩ nhiên, ông Obama giờ đây không phải là ông chủ Nhà Trắng. Hiến pháp Mỹ quy định một Tổng thống chỉ được đảm nhiệm không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Rời Nhà Trắng vào tháng 1.2017, ông Obama bắt đầu kỳ nghỉ dài ngày với gia đình trong suốt 2 tháng. Tài khoản Twitter của ông gần như không hoạt động trong thời điểm này.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi kể từ vụ khủng bố London ngày 22.3 khiến 4 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương. Ông Obama ngay lập tức đăng tải lời chia buồn, thể hiện sự sát cánh của người Mỹ đối với một đồng minh thân cận như Anh.
Ông Obama trải qua kỳ nghỉ dài ngày sau khi rời Nhà Trắng.
Ngược lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích quan chức Anh thất bại trong cách phản ứng với khủng bố.
Ông Obama tiếp tục là tâm điểm trên mạng xã hội Mỹ khi bình luận về biểu tình Charlottesville vào tháng 8.2018. Vài giờ sau khi biểu tình nổ ra, ông Obama đăng ảnh và câu nói nổi tiếng của Nelson Mandela: “Không ai sinh ra mà thù hằn người khác vì màu da, xuất thân hay tôn giáo của họ”.
Bài đăng vào ngày 13.8 nhận được 1,7 triệu lượt retweet (chia sẻ), trở thành tweet được chia sẻ nhiều thứ hai năm nay.
Video đang HOT
Không còn tham gia chính trường, ông Obama hồi tháng 11 vẫn có chuyến thăm kéo dài 5 ngày đến 3 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.
Tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ông có bài phát biểu tại một hội nghị về doanh nghiệp và xuất hiện trong một hội nghị về giáo dục tại Bắc Kinh. Ông Obama sau đó có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bản tin của Tân Hoa xã nói cựu Tổng thống Mỹ coi mối quan hệ mang tính xây dựng là lợi ích của nhân dân 2 nước Mỹ – Trung và ông sẽ tiếp tục đóng góp tích cực trong việc tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa 2 nước.
Mỗi khi có sự kiện mới diễn ra, cựu nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza vẫn làm công việc thường ngày của mình trong suốt 8 năm qua, đó ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của ông Obama và đăng tải lên tài khoản Instagram.
Ông Obama trả lời phỏng vấn với Hoàng tử Anh Harry.
Hồi đầu tháng 12, ông Obama dùng bữa riêng với Tổng thống Pháp Emanuel Macron tại Điện Elysee. Buổi gặp mặt còn được giữ kín với lý do phía Pháp không muốn làm mất lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc gặp với ông Obama thì nói: “Ngài vẫn còn trẻ, vẫn còn có thể cống hiến nhiều”.
Cuộc trả lời phỏng vấn với Hoàng tử Anh Harry là minh chứng cho thấy cựu Tổng thống Mỹ không hề biến mất sau khi nghỉ hưu.
Rất có thể ông Obama sẽ được mời đến dự lễ cưới của Hoàng tử Anh vào tháng 5.2018, một trong những sự kiện đáng chú nhất trên thế giới vào năm sau.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Gallup, cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp tục giữ vững phong độ là 2 nhân vật được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ.
Cụ thể, 17% số người tham gia cho biết cựu tổng thống Obama là người đàn ông họ ngưỡng mộ nhất, giảm 5% so với tỉ lệ năm ngoái. Xếp sau ông là Tổng thống Donald Trump với tỉ lệ 14%.
Có thể nói, ông Obama vẫn đang là người nhận được sự chú ý hàng đầu ở Mỹ cho dù không còn là Tổng thống, điều Tổng thống Donald Trump có thể cảm thấy ghen tị, theo cây viết Micheline Maynard.
Theo Danviet
Được tên lửa bắn xa, Kim Jong-un mất gì trong năm 2017?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc năm 2017 với thành công sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ, nhưng cũng khiến Triều Tiên lâm vào cảnh mất rất nhiều "bạn bè".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Khiến cả thế giới chú ý
Theo Washington Post, Kim Jong-un đọc thông điệp đầu năm 2017 với tuyên bố Triều Tiên "bước vào giai đoạn cuối cùng của một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa".
Trong bối cảnh năm 2017 sắp kết thúc, ông Kim không chỉ giữ lời hứa này mà còn đạt được bước tiến vượt bậc. Đó là tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến 13.000km, đủ sức tấn công thủ đô Washington D.C của Mỹ.
Sức công phá của đầu đạn hạt nhân Triều Tiên được cho là gấp 17 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Rõ ràng, ông Kim đã khiến cả thế giới phải chú ý.
Bước phát triển vũ khí ở Triều Tiên nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump còn gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "Người tên lửa".
Theo Washington Post, 2017 là một năm thành công với Kim Jong-un.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên.
"Kim Jong-un nắm quyền tuyệt đối ở Triều Tiên. Chương trình vũ khí hạt nhân đã hoàn thiện 90-95%, không có dấu hiệu về một sự bất ổn trong nội bộ đất nước", Sue Mi Terry, cựu chuyên gia phân tích về Triều Tiên tại CIA nói.
Sau 25 vụ phóng tên lửa trong năm nay, bao gồm 3 lần phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, Triều Tiên rõ ràng đang trên con đường trở thành cường quốc hạt nhân toàn diện.
Chuyên gia Terry nói, Bình Nhưỡng đã làm chủ công nghệ đưa đầu đạn quay trở lại khí quyển thành công. "Triều Tiên chỉ còn cách một bước chân trước khả năng hủy diệt Mỹ".
Ông Kim đang trên con đường đưa Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân sau 6 năm cầm quyền.
Ken Gause, chuyên gia về Triều Tiên ở Mỹ cho rằng, mạng lưới quyền lực mà cố lãnh đạo Kim Jong-il xây dựng đang dần thay thế bằng những người trung thành với Kim Jong-un.
"Có nhiều điều thay đổi bên trong Triều Tiên", ông Gause nói. "Đây không phải là Triều Tiên cách đây một năm trước".
Theo ông Gause, Kim Jong-un cứng rắn nhưng cũng hết sức thực dụng và có tầm nhìn xa. Mục tiêu tối thượng mà Kim Jong-un theo đuổi dĩ nhiên là sự tồn vong của đất nước Triều Tiên.
Đồng minh quay lưng
Tuy gặt hái được nhiều thành công, chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của ông Kim cũng khiến Triều Tiên đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là bị cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt và nhiều đồng minh cũ quay lưng.
Một số nước châu Phi như Sudan đã cắt quan hệ với Triều Tiên, để đổi lấy khả năng Mỹ dỡ bỏ cấm vận. Uganda tuyên bố ngừng giao thương với Triều Tiên và quốc gia này đã yêu cầu các nhân viên quân sự Triều Tiên trở về nước. Botswana cũng ngừng quan hệ với Triều Tiên vì lý do không thể ủng hộ một chính phủ "vi phạm nhân quyền với người dân".
Cũng trong năm nay, các nước Kuwait, Mexico và Peru đã trục xuất đại sứ Triều Tiên. Kuwait còn ngừng cấp visa cho các công dân Triều Tiên.
Đồng minh lớn và thân cận như Trung Quốc và quốc gia láng giềng Nga thời gian qua cũng công khai phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên, ít nhiều ủng hộ những lệnh trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc.
Cựu quan chức Trung Quốc hồi tuần trước nói chính chương trình hạt nhân Triều Tiên là điều khiến quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng lạnh nhạt. Ông Kim đã không giữ đúng lời hứa phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên như cam kết trước đây của cha và ông nội.
Mới đây nhất, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt dầu mỏ mạnh mẽ nhất nhằm vào Triều Tiên. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói lệnh trừng phạt do Mỹ soạn thảo sẽ làm giảm 89% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Triều Tiên, khiến nước này đối mặt với thách thức chưa từng có về kinh tế.
Trong vài tháng gần đây, số lượng tàu cá Triều Tiên trôi dạt sang bờ biển Nhật Bản ngày càng nhiều, trong đó có những thuyền chứa nhiều người chết. Các chuyên gia cho rằng, đó là dấu hiệu lương thực ở Triều Tiên bị cạn kiệt, ngư dân buộc phải đánh bắt xa bờ hơn và do đó gặp nhiều rủi ro hơn.
Viên Chiên lươc an ninh quôc gia, thuôc Cơ quan Tinh bao quôc gia Han Quôc cho rằng, Triêu Tiên se cam nhân đươc nhưng tac đông lơn tư lênh trưng phat cua LHQ trong khoang thơi gian tư thang 9/2017 - 3/2018. Một nạn đói trầm trọng có thể sẽ xảy ra ở đất nước này.
Theo Danviet
5 điểm nóng nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới 3 trong năm 2018 Trong bài viết công bố trên tạp chí The National Interest, Giáo sư Mỹ, chuyên gia về quốc phòng an ninh quốc gia Robert Farley nêu tên 5 khu vực mà trong năm 2018 có thể xảy ra Thế chiến III. "Thế giới sống sót qua 2017 mà không trở lại cuộc xung đột tàn phá liên quan đến các siêu cường trên...