Vì sao ô tô Trung Quốc vô tư nhái thương hiệu hạng sang?
Trung Quốc vốn nổi tiếng là “thiên đường hàng nhái”. Kể cả những sản phẩm công nghệ cao, đầu tư nhiều vốn như ô tô cũng không ngoại lệ.
Những mẫu xe hơi Trung Quốc thường có kiểu dáng tương đồng với những mẫu xe sang từ châu Âu
Hiện nay, vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn là bức xúc lớn nhất trong các công ty nước ngoài nói chung và xe hơi nói riêng tại Trung Quốc. Hàng loạt thương hiệu xe sang có tiếng đến từ châu Âu như: BMW, Audi, Land Rover… bị các công ty nội địa nhái kiểu dáng và được bán với giá siêu rẻ. Thậm chí, những sản phẩm này còn ngang nhiên trưng bày chung với các mẫu xe bị sao chép thiết kế tại một số kỳ triển lãm.
Năm 2016, Jaguar Land Rover (JRL) đã từng đệ đơn kiện nhà sản xuất mẫu xe X7 Landwind khi cho rằng hãng xe Jiangling Motors đã copy trắng trợn thiết kế của mẫu xe Range Rover Evoque. “Kẻ bắt chước” X7 Landwind được phát hiện ngay khi JRL ra mắt phiên bản Evoque dành riêng cho thị trường Trung Quốc với sự hợp tác sản xuất cùng hãng Chery. Tuy nhiên sau đó đơn kiện đã bị chính phủ Trung Quốc bác bỏ. Sau đó, chính quyền địa phương đã quyết định hủy bằng sáng chế của cả hai công ty khi cho rằng bằng sáng chế về thiết kế ngoại thất của cả Evoque và X7 đều “không hợp lệ”.
Zotye – một hãng xe hơi Trung Quốc đang bán khá nhiều xe tại thị trường Việt Nam. Các mẫu ô tô của nhà sản xuất này có giá thành phải chăng chỉ từ hơn 700 triệu đồng nhưng được trang bị nhiều tính năng không khác gì những mẫu xe sang. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm của Zotye được cho là “vay mượn” thiết kế từ các hãng xe khác. Mẫu Zotye SR9 được coi là bản sao của Porsche Macan. Trong khi đó Zotye Z8 – mẫu xe bán chạy nhất hiện nay của Zotye tại Việt Nam lại có phần phía trước giống mẫu SUV Maserati Levante nhưng nhìn từ phía sau lại giống Jaguar F-Pace.
Nội thất Zotye Z8 được vay mượn từ Porsche, Mercedes và Volvo….
Ở phía bên trong, xe Z8 cũng không ngoại lệ khi phần vô lăng xe được “lấy cảm hứng” từ thương hiệu xe thể thao Porsche còn bảng điều khiển trung tâm được vay mượn từ hãng xe Volvo (Thụy Điển)… Tuy bị nhái khá nhiều nhưng những hãng xe trên thế giới không có nhiều cơ hội thắng kiện tại quốc gia này.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế, đây chính là chính sách bảo hộ và định hướng phát triển nền công nghiệp ô tô của Trung Quốc. Trước đây, chính phủ Trung Quốc yêu cầu các thương hiệu xe hơi nổi tiếng muốn bán sản phẩm của mình tại quốc gia này đều phải lập liên doanh và chuyển giao công nghệ cho các nhà sản xuất trong nước. Chính điều này đã giúp bản quyền công nghệ cũng như thiết kế các mẫu xe sang dễ dàng được nhiều thương hiệu xe Trung Quốc như BAIC, Zotye, Geely hay Baojun sử dụng.
Video đang HOT
Một biện pháp khác cũng đang được các hãng xe Trung Quốc thực hiện rất hiệu quả là đổ tiền thâu tóm các thuơng hiệu xe nổi tiếng. Câu chuyện Geely mua lại Volvo với giá 1,3 tỷ USD và vực dậy nhãn hiệu xe Thụy Điển này vào năm 2010 vẫn thường được coi là hình mẫu thành công nhất cho việc một công ty ô tô Trung Quốc thâu tóm nhãn hiệu phương Tây. Bên cạnh việc tái sinh nhãn hiệu xe Thụy Điển, Geely còn sử dụng những công nghệ tân tiến của Volvo để nâng cấp cho hàng loạt dòng xe riêng của mình.
Trong năm 2013, Geely cũng đã mua London Taxi Company với giá 17,5 triệu USD và 4 năm sau đó đã mở cửa một nhà máy ở West Midlands để sản xuất xe taxi điện. Tiếp nối thành công, Geely còn “nhăm nhe” mua 5% cổ phần của tập đoàn Daimler với số tiền 4,5 tỷ USD nhưng bị từ chối.
Thương vụ mua lại công ty sản xuất lốp xe Ý Pirelli trị giá 7,86 tỷ USD trong năm 2015 bởi China National Chemical Corp vẫn là vụ đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực ô tô nước ngoài của Trung Quốc cho tới lúc này. Nhà cung cấp linh kiện lớn nhất Trung Quốc, Wanxiang Group, cũng là một gương mặt đáng gờm khi chiếm 12% thị phần thị trường linh kiện xe quốc tế bên ngoài Trung Quốc.
Với những ràng buộc về cổ phần kèm theo khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường Trung Quốc là những nguyên nhân chính khiến nhiều thương hiệu ô tô nổi tiếng thế giới không thể mạnh tay kiện các hãng xe Trung Quốc.
Theo báo giao thông
Ô tô Trung Quốc mở bán tại TP.HCM: Vừa rẻ, vừa sang, chỉ 'hoang mang' chất lượng
Cách đây không lâu, Max Motor chính thức khai trương showrom phân phối sản phẩm của Zotye và BAIC tại TP HCM.
Như vậy, Max Motor chính là nhà phân phối chính thức của Zotye và BAIC tại Việt Nam. Hai thương hiệu ô tô Trung Quốc sở hữu nhiều mẫu xe sang trọng, có nhiều điểm tương đồng với các thương hiệu xe sang được ưa chuộng nhất thế giới như: Audi, Porsche, Maseratti và đặc biệt là Range Rover...
Trong đó, SUV Zotye Z8 là mẫu xe lần đầu "đặt chân" đến Việt Nam. Kích thước tổng thể của xe tương đương với chiếc Porsche Cayenne, "đô con" hơn Hyundai SantaFe hoặc Sorento. Cụ thể, chiều D x R x C tương ứng 4.748 x 1.933 x 1.697 (mm). Chiều dàu cơ sở của xe đạt 1.850 mm. Xe có cấu hình 5 chỗ ngồi.
Hình dáng của mẫu xe ô tô mới Zoyte Z8 có khá nhiều điểm nổi bật: Cụm đèn pha dạng LED, bậc lên xuống có khả năng đóng/mở bằng điện, mâm đúc 19 inch, cốp xe đóng/mở bằng điện, thiết kế đèn hậu LED "ăn theo" phong cách Jaguar. Có thể nói ngoại hình của xe cực ổn, kích thước bề thế và sang trọng.
Xe trang bị màn hình giải trí cảm ứng 10 inch "nhái" Tesla hay Volvo. Hệ thống âm thanh Burmester thường xuất hiện trên dòng xe Mercedes-Benz cũng có mặt tại đây. Xe còn trang bị công nghệ ngắt động cơ tạm thời, phanh tay điện tử và núm xoay chuyển chế độ hiện đại tương tự SUV hạng sang Range Rover.
Ưu điểm của Zoyte Z8 không chỉ nằm ở ngoại hình to lớn, khoang nội thất rộng rãi mà còn thể hiện ở khối động cơ 2.0L Turbo, cho công suất tối đa 188 mã lực tại tốc độ tua máy 5.000 vòng/phút, momen xoắn tối đa 250Nm tại tốc độ tua máy 2.400 - 4.400 vòng/phút. Xe sử dụng hộp số tự động 8 cấp. Những thông số về sức mạnh còn khiêm tốn so với mặt bằng chung phân khúc Crossover 5 chỗ.
Đây là lần đầu tiên BAIC Q7 được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Kích thước của xe là 4.655 x 1.855 x 1.720 (mm) tương ứng D x R x C cùng chiều dài cơ sở đạt 2.670 mm. Nhưng điều khiến người tiêu dùng chú ý là ngoại hình rất giống với mẫu SUV hạng sang Range Rover Sport nổi tiếng của hãng xe sang Anh Quốc.
Nguồn tin tức ô tô cho biết, BAIC Q7 mô phỏng hoàn toàn phong cách thiết kế lưới tản nhiệt, cách tạo hình vuông vức... của Range Rover. Tuy nhiên, cụm đèn hậu lại là phiên bản lỗi khi bắt chước phong cách Range Rover.
Nội thất của xe không giống hẳn phong cách đặc trưng của Range Rover (vô lăng) mà lai tạp với Tesla (với màn hình giải trí trung tâm 12 inch đặt dọc). Những tiện nghi trên Q7 cần phải nhắc đến là: Ghế ngồi bọc da, tích hợp chức năng sưởi và làm mát, cửa sổ trời toàn cảnh, cần gạt mưa, đèn pha tự động, điều hoà, cốp mở điện...
Đại diện cho bộ máy vận hành của BAIC Q7 chính là khối động cơ MIVEC 1.5L tăng áp "mượn" của Mitsubishi, sản sinh công suất tối đa 150 mã lực, momen xoắn tối đa 210 Nm cùng hộp số vô cấp CVT. Nguồn sức mạnh trên không thực sự ấn tượng đối với một chiếc xe có ngoại hình đồ sộ và trọng lượng toàn tải đạt tới 1.900 kg như BAIC Q7.
Hai mẫu ô tô xuất xứ từ Trung Quốc về Việt Nam theo hình thức nhập khẩu. Giá bán của Zotye Z8 là 728 triệu đồng, trong khi Baic Q7 là 658 triệu đồng. Khách hàng được hưởng khuyến mại tặng 100% thuế trước bạ, chế độ bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km tùy điều kiện đến trước.
Mặc dù chốt mức giá rất rẻ, thiết kế bắt mắt nhưng con đường chinh phục khách hàng Việt của những mẫu ô tô Trung Quốc vẫn rất gian nan. Một chuyên gia trong ngành nhận định: "Sử dụng chiến lược "mưa ... thấm lâu" với các chương trình khuyến mại, giá rẻ sẽ giúp hãng xe Trung Quốc lôi kéo khách hàng nhưng chất lượng và độ bền sản phẩm vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của người tiêu dùng mặc dù ngoại hình hào nhoáng, đẹp long lanh".
Theo Kiến thức
Ôtô Trung Quốc Zotye T600 sắp bán tại Mỹ Hãng xe Zotye của Trung Quốc đã công bố 19 đại lý bán hàng của mình tại Mỹ, và mẫu xe đầu tiên được bán ra tại thị trường này có thể là crossover T600. Nhà sản xuất ôtô Trung Quốc vừa công bố kế hoạch kinh doanh xe tại Mỹ trước khi kết thúc năm sau. Automotive News cho biết đã có...