Vì sao ô tô dưới 16 chỗ chỉ được phép nhập khẩu qua cảng biển?
Xe chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập khẩu qua 5 cửa khẩu cảng biển ở địa phương, không được nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, hàng không.
Theo Tổng cục Hải quan, từ ngày 8/5/2019 đến nay, các loại xe du lịch chở người dưới 16 chỗ ngồi nhập khẩu về Việt Nam đều phải qua 5 cảng biển ở các địa phương gồm Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Quy định này căn cứ vào thông tư số 06/2019 của Bộ Công thương ban hành tháng 3/2019.
Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp: Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quá cảnh với các nước có chung đường biên giới và kinh doanh chuyển khẩu.
Cửa khẩu cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) được đề xuất bổ sung vào danh mục cửa khẩu được phép nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ
Một cán bộ Cục kiểm tra sau thông quan (TCHQ) cho hay, thẩm quyền ban hành quy định về địa điểm xuất nhập khẩu là của Bộ Công thương, nội hàm quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm hóa, thống kê xuất nhập khẩu cũng như thuận tiện cho dịch vụ logistics của nhà nhập khẩu.
Ô tô chở người nhập khẩu là mặt hàng đặc thù, vận chuyển bằng tàu chuyên dụng nên công tác xếp dỡ và thông quan cần bố trí kho bãi phù hợp. Vì thế hiện chỉ có 5 cảng biển tại Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, các loại xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi không được nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ và đường hàng không, trong khi xe tải, xe buýt và các loại xe chuyên dụng vẫn được nhập khẩu bằng đường bộ từ Trung Quốc và các nước ASEAN.
Hiện Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo thông tư mới quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi.
Video đang HOT
Điểm mới là đề xuất bổ sung thêm cửa khẩu cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) vào danh mục cửa khẩu được nhập xe dưới 16 chỗ.
Tờ trình của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết lý đề xuất nêu trên xuất phát từ kiến nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như các doanh nghiệp được nhập khẩu ô tô qua các cửa khẩu quốc tế (bao gồm cả cửa khẩu đường bộ, đường hàng không) với số lượng nhỏ, trong thời gian gấp để phục vụ mục đích nghiên cứu, triển lãm, đào tạo.
Phía Tổng cục Hải quan đánh giá, đây là những kiến nghị xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nếu được ghi nhận sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm và cho cả doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối ô tô có nhu cầu triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo mới chỉ căn cứ kiến nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa để bổ sung cảng biển Nghi Sơn vào danh mục cửa khẩu được phép nhập khẩu ô tô, chưa đánh giá hiệu quả quản lý khi bổ sung cảng Nghi Sơn vào danh mục cửa khẩu được phép nhập khẩu ô tô.
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định rõ tiêu chí, điều kiện cụ thể để cửa khẩu cảng biển cũng như các cửa khẩu khác được đưa vào danh mục cửa khẩu được phép nhập khẩu ô tô.
Xe nhập giảm thê thảm, toàn thị trường ngóng chờ xe mới
Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm sâu trong 2 tháng đầu năm nay. Một trong những nguyên nhân chính là tâm lý chờ mẫu xe thế hệ mới về nước của nhiều khách hàng.
Ô tô nhập khẩu liên tục giảm
Tưởng chừng thời hạn của Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hết hiệu lực vào ngày 1/1 sẽ giúp xe nhập khẩu tăng trưởng trở lại vào đầu năm 2021. Thế nhưng, những số liệu thống kê lại cho thấy điều ngược lại.
Lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2021.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng lượng xe nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2021 khoảng 15.000 chiếc, trị giá xấp xỉ 374 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, khi Việt Nam bắt đầu bùng phát dịch Covid-19, lượng nhập khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 3,3% về lượng và 0,2% về trị giá.
Tháng 2/2021, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô về Việt Nam khoảng 7.000 chiếc, giảm hơn 1.000 xe so với tháng trước, tương đương giảm 12,5%. Trước đó, lượng xe nhập khẩu trong tháng 1/2021 cũng giảm đến 4.400 chiếc so với tháng 12/2020, tức giảm khoảng 35,5%.
Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 105.000 xe ô tô nguyên chiếc các loại, con số này giảm 24,5% so với năm 2019.
Thái Lan vẫn là quốc gia có số lượng ô tô xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất trong năm 2020.
Thị trường nhập khẩu ô tô trong năm 2020 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 52.700 chiếc, giảm 29% và từ Indonesia với 35.000 chiếc, giảm 25% so với năm 2019.
Riêng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng tới 46,7% và đạt hơn 7.400 chiếc. Lượng tiêu thụ của xe nhập khẩu cũng giảm mạnh trong năm ngoái, khi người tiêu dùng lựa chọn các dòng xe lắp ráp để được ưu đãi về chính sách.
Lý giải nguyên nhân
Tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, theo lý thuyết thì lượng xe nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu mua sắm xe lớn của người dân. Thế nhưng, lượng xe nhập khẩu hai tháng đầu năm 2021 lại giảm khá sâu khiến nhiều người bất ngờ.
Nhiều chuyên gia về kinh tế lý giải, sở dĩ lượng xe nguyên chiếc về nước giảm mạnh trong những tháng đầu năm là do sức mua trên thị trường quá yếu khiến các hãng xe và các nhà nhập khẩu chỉ nhập với số lượng cầm chừng.
Sức mua yếu của thị trường ô tô trong nước đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý "chờ" mẫu mới ra mắt trong năm 2021 của nhiều khách hàng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Thanh Tuấn - Phụ trách bán hàng của một đại lý Honda tại Hà Nội cho rằng: "Hiện nay, những mẫu xe nhập "hot" đều đang ở giữa hoặc cuối chu kỳ của sản phẩm nên cũng không tạo ra sức hút lớn, ngoại trừ mẫu mới toanh như Toyota Corolla Cross".
Theo ông Tuấn, một số mẫu xe nhập khẩu được đông đảo người quan tâm và có doanh số cao hiện nay như Mitsubishi Xpander, Toyota Fortuner,... đều đang nằm ở giai đoạn giữa chu kỳ sản phẩm, không còn "hot" như vài năm trước.
"Nhiều xe chuẩn bị ra mắt thế hệ mới đã "rò rỉ" hình ảnh, khách hàng đương nhiên sẽ có tâm lý chờ đón đầu mẫu mới. Ví dụ mẫu Honda HR-V đã ra mắt ở nước ngoài và sẽ sớm về Việt Nam đang được đông đảo khách hàng chờ đón dẫn đến doanh số mẫu xe này (form cũ) trong các tháng đầu năm sụt giảm", ông Tuấn phân tích.
Trên thực tế năm 2020 vừa qua, rất nhiều khách hàng đã "xuống tiền" mua xe đi Tết từ rất sớm. Chủ yếu là xe sản xuất, lắp ráp trong nước mua trước 31/12/2020 để được hưởng chính sách ưu đãi về lệ phí trước bạ.
Kết quả là doanh số bán hàng toàn thị trường ô tô trong nước tháng 12/2020 đạt 47.865 xe, tăng 31,6% so với tháng 11/2020 và tăng 45% so với tháng 12/2019 (theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA). Khi "điểm rơi" của thị trường nhằm vào tháng 12/2020 thì đến đầu năm 2021, lượng cầu nói chung đã giảm sút.
Còn một nguyên nhân khách quan khác mà các chuyên gia đã chỉ ra đó là thời điểm cuối tháng 1/2021, khi dịch bệnh Covid-19 một lần nữa có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố đã khiến lượng lớn khách hàng có tâm lý e dè, cắt giảm chi tiêu, điều này cũng khiến những mẫu xe nhập khẩu không được ưu tiên chọn mua.
Nhiều mẫu xe nhập khẩu thế hệ mới sẽ có mặt tại Việt Nam hứa hẹn sẽ làm sôi động thị trường ô tô trong nước.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, nhu cầu sở hữu các mẫu xe nhập khẩu của thị trường trong nước vẫn rất cao, bởi năm 2021 hứa hẹn là năm ra mắt thế hệ mới của hàng loạt mẫu xe được nhiều người ngóng chờ.
"Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2021 có thể đạt tới trên 120.000 chiếc, tăng khoảng 15% so với năm 2020", một chuyên gia về thị trường tự tin nhận định.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam giảm hơn 29% Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong tháng 8/2021, có 10.179 ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam với trị giá 222 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 23,5% về trị giá so với tháng trước. Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh: Cartimes Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt...