Vì sao ổ đĩa mặc định trên Windows dùng chữ C?
Thay vì A hoặc B, hệ điều hành Windows sử dụng chữ C để đại diện cho ổ đĩa mặc định của hệ thống.
Windows cho phép chia ổ cứng thành nhiều phân vùng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn. Ngoài tên do người dùng tự đặt, các phân vùng còn được gắn với chữ cái. Phân vùng đầu tiên sau khi cài Windows được đại diện bằng chữ C nên nhiều người gọi là “ổ C”.
Theo mặc định, “ổ C” là nơi chứa file hệ thống, ứng dụng và các dữ liệu tải về từ Internet. Các phân vùng được chia mới, hoặc thiết bị lưu trữ ngoài (thẻ nhớ, ổ đĩa CD, ổ USB…) sẽ tự động được hệ điều hành gán chữ D đến Z theo thứ tự kết nối. Trang MakeUseOf đã giải thích lý do phân vùng ổ cứng trên Windows bắt đầu bằng chữ C thay vì A.
Chữ C được dùng cho ổ đĩa mặc định của Windows.
Video đang HOT
Trước khi ổ cứng HDD phổ biến, đĩa mềm là nguồn lưu dữ liệu chính trên máy tính. Do đó, chữ A và B được gán lần lượt cho ổ đĩa mềm thứ nhất và thứ hai. Thông thường, ổ đĩa A dùng để khởi động vào hệ điều hành, còn đĩa mềm B chứa dữ liệu của người dùng.
Sau khi ổ cứng xuất hiện trên máy tính cá nhân, đĩa mềm không bị “lãng quên” ngay lập tức. Người dùng chọn kết hợp ổ cứng và đĩa mềm để lưu trữ thay vì chuyển hoàn toàn sang linh kiện mới hơn. Do đó, chữ C được gán cho thiết bị lưu trữ bổ sung, ở đây là ổ cứng.
Nhiều năm sau, ổ cứng hoàn toàn thay thế đĩa mềm bởi tính di động, tốc độ cao và dung lượng lớn. Các nhà sản xuất dần loại bỏ ổ đĩa mềm khỏi máy tính. Tuy nhiên, chữ A và B vẫn được dùng cho đĩa mềm để đảm bảo khả năng tương thích ngược.
Trong quá khứ, Windows không hoạt động độc lập, chỉ là chương trình dựa trên hệ điều hành DOS. Khi cài Windows lên ổ cứng bằng đĩa mềm, hệ điều hành sử dụng chữ C đại diện cho phân vùng chứa dữ liệu hệ thống.
Chữ A và B không được dùng mặc định để đảm bảo tương thích ngược.
Máy tính hiện nay không còn trang bị đĩa mềm, tuy nhiên chữ C vẫn được dùng cho phân vùng hệ thống sau khi cài Windows. Lý do đến từ việc hầu hết phần mềm được lập trình để xem rằng chữ C là ổ đĩa chính của hệ điều hành. Do đó, thay đổi chữ cái có thể khiến ứng dụng hoạt động không bình thường.
Nếu máy tính vẫn trang bị ổ đĩa mềm, người dùng không thể gán chữ A hoặc B. Ngược lại, người dùng có thể chọn 2 chữ trên cho phân vùng ổ cứng hoặc thiết bị ngoại vi bằng các công cụ quản lý ổ đĩa phổ biến, bao gồm Disk Management có sẵn trong Windows. Hệ điều hành chỉ không sử dụng chữ A và B theo mặc định để đảm bảo tương thích nếu hệ thống còn ổ đĩa mềm.
Apple cập nhật Boot Camp hỗ trợ màn hình Studio Display
Ra mắt màn hình Studio Display vào ngày 8.3 qua, hiện Apple cũng vừa cập nhật công cụ Boot Camp để thiết bị có thể hoạt động cùng hệ điều hành Windows.
"Táo khuyến" cũng xác nhận thiết bị hoạt động trên hệ điều hành Windows và hiện đã cập nhật Boot Camp với trình điều khiển (driver) cho hệ điều hành của Microsoft.
Studio Display là một màn hình 27 inch được Apple giới thiệu vào ngày 8.3, được định vị phân khúc thấp hơn màn hình Pro Display XDR.
Boot Camp là công cụ được Apple hỗ trợ với mục đích cài đặt hệ điều hành Windows trên máy tính Mac, thay vì phải mua PC mới. Phiên bản mới nhất vừa được công bố là Boot Camp 6.1.17, trong đó hỗ trợ màn hình Apple Studio Display khi dùng Windows. Theo thông tin phát hành, bản cập nhật cũng mang đến các trình điều khiển cho GPU của AMD và Intel.
Boot Camp 6.1.17 hỗ trợ màn hình Apple Studio Display chạy Windows nhưng sẽ có một số hạn chế
Tuy nhiên, có một số hạn chế khi chạy Windows với Studio Display. Theo 9to5Mac, các tính năng như Center Stage, âm thanh không gian và lệnh gọi "Hey, Siri" chỉ hoạt động với macOS. Apple cho biết Windows sẽ nhận Studio Display là một màn hình thông thường.
Dù vậy cả webcam, micrô và loa tích hợp cũng hoạt động với hệ điều hành của Microsoft. Màn hình Apple dùng panel 5K 60 Hz, nhưng độ phân giải thực và tốc độ làm tươi có thể khác nhau tùy thuộc vào phần cứng.
Để cập nhật driver Boot Camp mới, trên hệ điều hành Windows người dùng cần vào menu Start và chọn công cụ Apple Software Update. Boot Camp hiện vẫn dành cho máy tính Mac dùng vi xử lý Intel, với máy tính dùng chip Apple Silicon sẽ chỉ chạy Windows thông qua phần mềm tạo máy ảo như Parallels.
Nguy cơ tấn công mạng từ khai thác 8 lỗ hổng mức cao trong sản phẩm Microsoft Lưu ý về 8 lỗ hổng bảo mật mức cao trong các sản phẩm của Microsoft, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến nghị các đơn vị cần kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa có cảnh báo về các lỗ hổng...