Vì sao nữ binh sĩ Ukraine đi giày cao gót khi tập luyện?
Việc đi giày cao gót trong quân đội ẩn chứa nhiều ý nghĩa, thể hiện sự mạnh mẽ cho phụ nữ.
Các nữ binh sĩ Ukraine sẽ buộc phải diễu hành với đôi giày cao gót trong cuộc duyệt binh vào tháng 8. Những bức ảnh đang lan truyền trên các diễn đàn cho thấy phái đẹp tập luyện trong bộ quân phục rằn ri màu xanh lá cây của quân đội và đôi giày cao gót màu đen.
Điều này nhận về nhiều ý kiến trái chiều, không chỉ riêng cộng đồng mạng ở Ukraine. Theo báo cáo của AFP, Olena Kondratyuk – phó phát ngôn viên của cơ quan lập pháp Ukraine – cho rằng các nhà chức trách nên công khai xin lỗi vì đã “làm nhục” phụ nữ.
Các nữ binh sĩ Ukraine đang luyện tập bằng giày cao gót. Ảnh: AFP.
“Nó hơi khó hơn so với ủng quân đội nhưng chúng tôi đang cố gắng”, một nữ binh sĩ bày tỏ.
Kylie Knott của SCMP cho rằng đằng sau hình ảnh này ẩn chứa ý nghĩa lịch sử. Những đôi giày cao gót không phải ngẫu nhiên xuất hiện để “làm khó” binh sĩ.
Tượng trưng cho sức mạnh
Giày cao gót quân đội có thể bắt nguồn từ Iran vào thế kỷ thứ 10. Những người lính mang nó để giúp giữ chân họ nhằm bắn cung thật chính xác.
Các bức chân dung Louis XIV của Pháp – người lên ngôi vào năm 1643 và trị vì trong 72 năm 110 ngày – cho thấy ông cũng mang một đôi cao gót.
Theo nhiều tài liệu, ông chỉ cao 1,63 m. Đôi giày cao gót giúp ông có chiều cao nổi bật và trông mạnh mẽ hơn.
Bức chân dung Louis XIV của Pháp cho thấy ông mang giày cao gót. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Đỉnh cao của quyền lực
Bộ sưu tập giày nổi tiếng nhất có thể là của bà Imelda Marcos – cựu đệ nhất phu nhân Philippines. Khi những người biểu tình xông vào cung điện Malacanang – dinh thự của tổng thống ở thủ đô Manila, gần 3.000 đôi giày, chủ yếu là cao gót, được thiết kế riêng đã được phát hiện trong tủ quần áo lớn.
Cựu đệ nhất phu nhân Philippines – Imelda Marcos – xem bộ sưu tập giày của mình tại bảo tàng giày Marikina. Ảnh: AFP.
Ngày nay, hàng trăm chiếc đang được trưng bày tại bảo tàng giày ở thành phố Marikina, Philippines. Trong số đó có cả đôi yêu thích của bà. Thiết kế màu đen đính đá lấp lánh được làm bởi thợ đóng giày người Italy – Beltrami.
Những cuộc chiến chống lại giày cao gót
Một chiến dịch có tên “Walk a Mile in Her Shoes” đã được tổ chức trên khắp thế giới từ năm 2001 để nâng cao nhận thức về bạo lực tình dục. Nó yêu cầu đàn ông đi giày cao gót của phụ nữ như cách để đối đầu với định kiến giới.
Các tạp chí thời trang cho rằng nhiều phụ nữ hiện thích đi giày cao gót hơn sau nhiều tháng ở nhà do dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong môi trường công sở ở Nhật Bản.
Takumi Nemoto – bộ trưởng Y tế và Lao động Nhật Bản – cho biết việc tổ chức chiến dịch truyền thông xã hội là rất cần thiết. Nó sẽ giúp chống lại kỳ vọng phụ nữ mang giày cao gót ở nơi làm việc.
Chiến dịch “Walk a Mile in Her Shoes” yêu cầu nam giới đặt mình vào vị trí của phụ nữ. Ảnh: EPA.
Sau đó, hàng nghìn người đã hưởng ứng tham gia phong trào #KuToo (kutsu là từ tiếng Nhật chỉ đôi giày và kutsuu cho nỗi đau).
Thierry Frémaux – giám đốc Liên hoan phim Cannes – cũng gây tranh cãi về vấn đề giày cao gót vào năm 2015. Ông buộc phải xin lỗi sau khi một số phụ nữ bị từ chối vào thảm đỏ vì không đi giày cao gót.
Trời mưa mà diện 4 kiểu giày dép này thì khả năng "sấp mặt" rất cao, quý vị đừng dại mà dùng thử!
Không chỉ "sấp mặt", quý vị sẽ phải đối mặt với việc lau dọn và thậm chí phải thay mới loạt giày của mình nữa.
Nắng đã có mũ, mưa đã có ô nhưng diện 4 item này dưới mưa thì không có ai cứu nổi bạn. Check nhanh 4 item gần như tuyệt đối không diện khi đi mưa để tránh tự gây phiền phức trong những ngày này nhé!
Giày cao như cây sào
Trời mưa, đường khá trơn trượt và ẩm ướt nhiều bạn lựa chọn giày cao gót để tách biệt đôi chân khỏi nước bẩn, nhưng với cao gót nên cẩn thận một chút. Bởi những lúc thế này bạn cần di chuyển khá nhanh, một đôi cao gót thanh mảnh thì có thể sẽ rất nguy hiểm. Bạn có thể bị trật chân bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận.
Thay vì chọn giày có chiều cao trên 5cm...
... sao các nàng không chọn mẫu giày cao vừa phải để đi cho chắc chắn?
Giày trắng
Bôi thử vết bẩn lên trang giấy trắng và tờ giấy bỗng trở thành đồ bỏ, đôi giày cũng gần giống vậy. Không chỉ ngập úng nước, đôi giày sẽ lem nhem đầy vết cát, đất bẩn tích lại gây mùi khó chịu, ảnh hưởng không tốt cho đôi chân của bạn. Chưa kể những vết tích này sẽ rất khó giặt sạch. Thế nên thay vì đi giày trắng, các nàng vẫn nên chọn đôi giày sẫm màu.
Còn nếu thực sự muốn đi giày trắng thì các nàng có thể xịt 1 lớp hợp chất chống thấm bẩn bên ngoài giày, dùng giày cao su hoặc mua bao cho giày chẳng hạn
Giày nhung/da lộn
Giày nhung hoặc da lộn đi vào mùa khô ráo còn dễ bám bụi, gặp trời mưa thì quả là combo bụi nước bẩn đủ để huỷ hoại chất liệu giày. Nhưng nào đã "xong phim", nước bẩn dễ dàng thấm qua lớp giày, khiến đôi chân các nàng cứ bí bách, khó chịu vì ẩm ướt, rồi tới khi cởi ra trong phòng kín thì...
Do đó giải pháp thông minh nhất là đừng có đi giày nhung/da lộn dưới trời mưa!
Toàn "must-not-have" item trong mùa mưa đó! Đừng dại mà "dây" vào!
Tông
Những đôi tông xỏ ngón loẹt quẹt tiện thì tiện thật nhưng vào trời mưa ẩm ướt thì vừa dễ trơn trượt, vừa dễ bị bắn nước bẩn lên quần áo. Chưa kể bạn không thể đến sở làm với đôi dép như vậy được. Thay vì dép tông, bạn hãy chuyển sang đi một đôi mules chất da/ da bóng hoặc một đôi dép lê có phần quai chắc chắn chẳng bạn. Mules cũng nhanh khô hơn các kiểu giày dép khác nên rất hợp lý để đi vào ngày mưa gió mà vẫn giữ được nét thanh lịch, nghiêm túc khi đi làm.
Mẫu giày mules vừa tiện lợi, giúp đôi chân thông thoáng mà không khiến bạn trở nên "bô nhếch" nữa
Kiểu sandal, giày dép này tưởng sẽ tôn vinh bàn chân mà ai ngờ dễ khiến nàng... âm điểm thanh lịch lắm! Liệu những mẫu sandal, giày cao gót thế này có thực sự tôn đôi chân của các nàng? Hè đến, để phục vụ cho "công tác xuống phố", nhiều nàng hẳn sẽ cần đến các item giày dép tiện lợi mà vẫn đảm bảo sang xịn. Gần đây, sandal và cao gót trắng được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, đây có...