Vì sao Nokia quyết định bước vào thị trường điện thoại Android?
Nokia vừa ra mắt loạt sản phẩm đầu tiên chạy Android sau một thời gian dài bỏ Symbian để chuyển sang Windows Phone. Đây là động thái khá bất ngờ bởi Nokia đã thiết lập mối quan hệ khá chặt chẽ với Microsoft và sắp “thuộc về” hãng phần mềm này.
Vậy tại sao Nokia lại ra mắt những mẫu điện thoại X series? Và tại sao lại là vào thời điểm này?
Đây cũng là câu hỏi mà Nokia đã né tránh trả lời trong suốt những ngày diễn ra triển lãm MWC 2014. Thay vào đó, công ty giải thích rằng họ dùng Nokia X, X và XL như một phương thức để tạo ra những thiết bị có thể lấp vào khoảng trống giữa nền tảng Asha và Windows Phone. Mục đích cuối cùng, theo Nokia, đó là tạo ra những chiếc điện thoại có tác dụng “mồi chài” người dùng đến với Windows Phone: đưa cho họ một chiếc smartphone, mời họ dùng các dịch vụ của Microsoft, và hi vọng rằng người dùng sẽ bị thuyết phục để rồi sắm một chiếc Lumia. Kế hoạch này nghe cũng hợp lí, nhưng sự thật thì phức tạp hơn như thế.
Nokia X vs Lumia giá rẻ
Các máy Nokia X sở hữu cấu hình gần như tương đồng với chiếc Lumia 520 đang rất được ưa chuộng của chính hãng điện thoại Phần Lan này. Những khác biệt nhỏ nằm ở camera, dung lượng bộ nhớ và các phím điều hướng. Chúng ta có thể dự đoán rằng Nokia X được thiết kế để thay thế cho dòng Asha trong dài hạn, nhưng còn trong tương lai gần thì điều này không hợp lí lắm bởi chúng có cấu hình giống 520 trong khi hệ điều hành lại khác hoàn toàn.
Stephen Elop, trưởng bộ phận thiết bị của Nokia, từng cho biết rằng Nokia X không đơn giản chỉ là một giải pháp “điền vào chỗ trống” trong lúc chờ Microsoft tìm cách đưa Windows Phone tiến sâu hơn vào phân khúc cấp thấp. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Elop rất hoan nghênh những thay đổi về phần cứng mà Microsoft nhắc đến khi ra mắt Windows Phone 8.1, nhưng song song đó vẫn thừa nhận rằng Nokia cần những mẫu máy ở các thị trường mà Windows Phone hiện không thể cạnh tranh được một cách đầy đủ.
Video đang HOT
“Ở mức giá thấp, nơi mà Windows Phone vẫn chưa xuất hiện hoặc trải nghiệm của dòng Lumia không thể được đem đến người dùng, chúng tôi cần một thứ có thể bán ra mà không phải để tâm nhiều đến gánh nặng phải xây dựng thêm một hệ sinh thái mới. Vì vậy, với Android Open Source Project (bản Android gốc không đi kèm các dịch vụ của Google), chúng tôi rõ ràng có lợi thế về tính tương thích của ứng dụng”, Elop nói.
Mới đây Nokia cũng nói trên trang web dành cho lập trình viên rằng 75% ứng dụng Android đang xuất hiện trên Google Play có thể chạy tốt khi mang sang Nokia X Platform mà không cần tinh chỉnh gì. Số 25% còn lại có thể được chuyển thể chỉ trong vòng 8 giờ đồng hồ.
Elop cũng nhấn mạnh rằng chiến lược này là một biện pháp bổ trợ cho Windows Phone. “(Chúng tôi) nhận ra rằng có những mức giá và thị trường có thể được phục vụ tốt hơn bằng cách dùng một số công nghệ khác (Android so với Windows Phone)”.
Trông Nokia X có vẻ như là một giải pháp bổ trợ, nhưng phần cứng của Nokia X và Lumia 520 lại có quá nhiều điểm giống nhau, trong khi Lumia 520 nói riêng và các máy Lumia giá rẻ nói chung lại đang là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của Windows Phone. Chính vì điều này mà X Platform và Windows Phone có thể sẽ cạnh tranh lẫn nhau. Microsoft sau khi thực hiện xong thương vụ mua lại Nokia sẽ phải quyết định xem liệu họ có nên từ bỏ dòng X hoàn toàn hay không. Còn nếu giữ lại, hãng sẽ phải nghĩ đến việc cân bằng giữa việc duy trì các thiết bị chạy Android trong khi vẫn gánh trách nhiệm đưa Windows Phone tiến về phía trước. Đây là một công việc khó chứ không hề dễ dàng.
Android và các dịch vụ của Nokia/Microsoft
Mỗi lần Nokia nói về Android trên sân khấu tại triển lãm MWC 2014 là mỗi lần hãng nhắc đến các dịch vụ của Microsoft. Nó giống như một thông điệp lặp đi lặp lại nhằm cho khán giả biết rằng hai công ty sẽ sớm gộp lại với nhau và Nokia không liên quan gì đến Google.
Hãng rất hạn chế nói về những dịch vụ của Google, thay vào đó là các sản phẩm do chính họ hoặc Microsoft phát triển: Gmail được thay bằng Outlook.com, Google Maps thay bằng Nokia Here, Hangouts thay bởi Skype… Nói cách khác, các dịch vụ của Google sẽ không được hỗ trợ một cách chính thức, trừ khi Google tinh chỉnh chúng rồi đem lên Nokia Store. Và khả năng điều này xảy ra là cực kì thấp.
Ngược lại với Google, Microsoft lại có lợi bởi vì Nokia X giúp mang các dịch vụ của hãng đến với nhiều người dùng hơn. Nhưng đó cũng là nguy cơ lớn bởi trong X Platform thì chúng chỉ là các ứng dụng riêng lẻ, trong khi ở Windows Phone thì các dịch vụ Microsoft được tích hợp chặt chẽ vào hệ điều hành. Việc hỗ trợ ứng dụng Android một cách rộng rãi cũng khuyến khích người dùng Nokia X lên cửa hàng trực tuyến và cài bất kì thứ gì họ muốn, và đây là điều kiện để họ nhanh chóng chia tay với những dịch vụ Microsoft.
Còn theo trang tin The Verge, việc nghiên cứu và phát triển dòng X là một trong những lí do chính mà thương vụ Microsoft mua lại Nokia diễn ra. Microsoft khó lòng để yên cho đối tác phần cứng lớn nhất của mình (Nokia giao hơn 90% thiết bị Windows Phone trên thị trường) chuyển sang sử dụng một nền tảng khác mà không thực thi bất cứ sự kiểm soát nào. Trong khi đó, việc thâu tóm Nokia mang lại cho Microsoft quyền lực để định hình chiến lược của Nokia với X nói riêng và các kế hoạch với Android nói chung. Thông qua đó, Microsoft cũng đảm bảo được rằng X Platform sẽ không ăn mất thị phần của Lumia.
Elop cũng chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng bạn sẽ nhìn thấy ở Microsoft một tầm nhìn rất rộng về thế giới điện toán và làm cách nào chúng tôi có thể phục vụ người tiêu dùng tốt nhất trong bối cảnh một nhóm mới sẽ được thành lập, và sự lãnh đạo tiếp tục tiến về phía trước. Tôi chắc rằng sẽ có nhiều ý kiến khác nhau (bên trong nội bộ Microsoft), nhưng tôi cũng biết rằng với chiến lược đặt điện toán đám mây lên hàng đầu, cùng với đó là tham vọng đưa dịch vụ đám mây đến hàng triệu người dùng mới, thì đây là một cơ hội rất lớn”.
Cơ hội và thách thức
Nokia X Series hiện là một bài thử nghiệm cho chiến lược này, và cũng là phương thức để Nokia tìm hiểu xem liệu lập trình viên có muốn chuyển thể ứng dụng của mình cho tương thích với X Platform hay không. Sự tăng trưởng của Windows Phone có lẽ là quá chậm với Nokia, ngoài ra hệ điều hành này cũng không đến được với một số người dùng “low-tech” như những gì Symbian từng làm. X Platform đã xuất hiện để khắc phục những điều này.
Ngoài ra, đây cũng là một cách để Nokia – hay Microsoft trong tương lai – có thể ngăn Google kiếm tiền trên chính nền tảng do hãng phát triển, cũng như Amazon với dòng máy tính bảng Kindle Fire vậy. Không có sự xuất hiện của các dịch vụ Google trên Nokia X, do đó lập trình viên sẽ cần phải chỉnh sửa app của mình để tương thích với hệ thống in-app purchase mới, hệ thống định vị và thông báo cũng mới. Điều này mang lại cho Nokia và Microsoft quyền kiểm soát đối với các giao dịch phát sinh từ bên trong app, hai công ty cũng có thể can thiệp nhiều hơn vào việc cung cấp hoặc thu thập những dữ liệu khác có liên quan.
Loại bỏ Google khỏi Android, trong góc nhìn của Nokia, là điểm mấu chốt để chiếm lấy hàng triệu người dùng đang chuẩn bị bỏ điện thoại phổ thông và chuyển sang dùng smartphone. Đây cũng là xu hướng đang tăng rất nhanh trong thời gian gần đây nhờ giá smartphone ngày một rẻ đi. Trong thị trường mới nổi này thì chẳng có mấy người chịu chi tiền để mua ứng dụng cả, nhưng 92% lượng giao dịch lại bắt nguồn từ bên trong app. Đó có thể là việc trả tiền để có thêm vật phẩm trong game, để loại bỏ quảng cáo hoặc những thứ tương tự. Nokia lại có mối quan hệ rộng với các nhà mạng trong việc áp dụng thu phí thông qua tài khoản điện thoại, nhờ đó quá trình chi trả trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sau khi Microsoft đã có trong tay Nokia, họ có được cơ hội để thu hút người dùng đến với hệ sinh thái của mình thay vì tiếp cận với những thứ do Google cung cấp.
Nhiều người nghĩ rằng Microsoft sẽ cho ngừng Nokia X trong vài tháng nữa, nhưng thay vào đó, nhiều khả năng Microsoft sẽ tìm cách để quản lí và “đo đạc” xem liệu X Platform có thật sự là một cách mồi chài để đưa người dùng đến với hệ sinh thái của hãng hay không. Microsoft muốn lượng người xài tài khoản do mình cung cấp cũng nhiều như là Google Account hay Apple ID. Nhưng trong lúc đó, hãng cũng phải tìm cách định vị được lập trình viên để họ vừa viết app cho X Platform, vừa không “bỏ bê” Windows Phone Store – vốn là mối quan tâm hàng đầu của Microsoft.
Việc sử dụng Android là do Nokia chọn, còn bây giờ thì Microsoft cần quyết định xem có nên sống chung với nó hay không, và hãng sẽ phải đưa ra quyết định này một cách cẩn thận. Nếu không, Windows Phone có thể trở thành nền tảng di động kế tiếp bị thất bại trong cuộc chiến di động đang ngày càng khốc liệt.
Theo Tinhte/The Verge
BBM và Photoshop Express sắp có trên Windows Phone
BBM và Photoshop, 2 phần mềm khá nổi tiếng và hữu dụng trên iOS và Android hứa hẹn sẽ sớm có mặt trên kho ứng dụng của Windows Phone, theo lời giới thiệu của Stephen Elop
Tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm ở MWC 2014, Stephen Elop, cựu giám đốc điều hành Nokia, phó chủ tịch cao cấp phụ trách mảng di động của Microsoft đã cho biết phần mềm chat BBM và chương trình chỉnh sửa ảnh Photoshop Express sẽ sớm có mặt trên Windows Phone Store trong thời gian tới. Như thường lệ thì các ứng dụng này sẽ miễn phí nhưng Elop không thông báo rõ về thời gian. Đây là một tin mừng cho người dùng Windows Phone khi mà mới hôm qua thôi, Microsoft công bố kho ứng dụng cho nền tảng này có hơn 225.000 ứng dụng.
Ngoài ra, Nokia cũng sẽ nâng cấp bộ công cụ phát triển phần mềm Imaging SDK lên bản 1.1 với nhiều cải tiến.
Theo VNE
Stephen Elop: Không đơn thuần là bán ra smartphone Android Ra mắt tới 3 smartphone Android trong 1 sự kiện, Nokia đã khiến giới công nghệ bất ngờ bởi trước đó, thông tin chỉ xoay quanh chiếc Nokia X. Tuy nhiên, với một hãng chuyên sản xuất thiết bị chạy Windows Phone, mọi việc không dừng lại ở đó. Trong 1 cuộc phỏng vấn với CNET ngay sau sự kiện ra mắt thiết...