Vì sao nọc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất hành tinh
Nọc độc từ một con bọ cạp tử thần có thể giết người nhưng đồng thời có thể đem lại cho con người số tiền khổng lồ. Nó có giá 300 tỷ đồng cho một lít. Nhiều loại bọ cạp cực độc nhưng lại là món ngồi ngon của chuột grasshooper và dơi pallid.
Vậy nhưng, ngay cả khi có nhiều tiền, bạn cũng không thể mua được nhiều nọc bọ cạp như vậy. Thay vào đó, bạn chỉ có thể mua một lượng cực kỳ nhỏ. 130 USD (3 triệu đồng) là số tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu 1 giọt nọc có kích thước nhỏ hơn 1 hạt đường.
Vì sao nọc bọ cạp đắt như vậy? Thực ra, nọc bọ cạp rất khó lấy. Người ta phải chiết nọc bọ cạp bằng tay và chiết nọc từng con một. Một con bọ cạp chỉ có thể sản sinh ra tối đa 2 milligram cho mỗi lần chiết.
Ảnh minh họa.
Thử làm một phép toán, nếu bạn có một con bọ cạp, bạn sẽ phải chiết nọc 700000 lần mới được 1 lít.
Ngoài ra, một lý do khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.
Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.
Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.
Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.
Năm 2017, một nhóm nhà khoa học Morocco đã phát minh ra máy vắt nọc có thể điều khiển từ xa và giúp thu giữ nọc độc bọ cạp nhanh gấp 4 lần con người. Họ hy vọng loại máy này sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới, giúp quá trình chiết nọc bọ cạp nhanh chóng và an toàn hơn.
Sát thủ của bọ cạp
Loài chuột grasshooper có thể tấn công và ăn thịt bò cạp mà không hề bị ảnh hưởng từ chất độc cực mạnh của con bò cạp.
Chuột grasshopper miền nam (Onychomys torridus) là loài chuột ăn thịt sống ở sa mạc, thường được tìm thấy ở Mỹ, Mexico. Theo các nhà khoa học, loài chuột này đã tiến hóa khả năng cản trợ những tín hiệu làm tê liệt từ nọc độc bò cạp đến não, ngăn chặn những tác động của nọc độc, nhờ đó chúng không cảm thấy đau đớn khi tiếp xúc với nọc độc bò cạp.
Trong khi đó ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, mỗi khi đêm xuống, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời để săn mồi loài bọ cạp Arizona nổi tiếng với nọc độc chết người cũng trở thành mồi ngon của dơi pallid.
Các nhà khoa học đặt camera có đột nét cao đã ghi lại cuộc đi săn bọ cạp của dơi pallid. Khi dơi sà xuống tấn công, chúng thậm chí còn không né tránh đòn đáp trả của bọ cạp.
Loài dơi pallid không hề sợ nọc độc của bọ cạp nổi tiếng nhất châu Mỹ.
“Kết quả nghiên cứu cho thấy dơi pallid bị đốt nhiều lần trong suốt cuộc săn nhưng dường như chúng không hề hấn gì cả”, tạp chí PLOS One trích dẫn lời các nhà khoa học.
“Các nhà khoa học cũng thử tiêm nọc độc trực tiếp vào dơi pallid nhưng rõ ràng là điều này không cho thấy tác dụng. Phân tích mẫu ADN của dơi pallid, các nhà khoa học nhận thấy đột biến ở những vùng có cá thể dơi thường xuyên tiếp xúc với nọc độc. Đó có thể là sự biến đổi thích nghi trong một khoảng thời gian dài.
Theo doanhnghiepvn.vn
Cá mập đang chết dần vì loại súp của giới nhà giàu
Món súp vi cá mập sang chảnh của người Trung Quốc nhận nhiều chỉ trích vì có thể đẩy cá mập đến viễn cảnh tuyệt chủng.
Súp vi cá mập từ lâu đã được xem là một trong những món ăn "quyền lực" nhất thế giới, bên cạnh trứng cá tầm muối (caviar), gan ngỗng... Món súp này biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực và chỉ được sử dụng trong các dịp trọng đại như lễ cưới tại Trung Quốc hay Singapore. Với nguyên liệu đắt đỏ từ cá mập, mức giá cho mỗi bát súp dao động khoảng 100 USD, tùy nhà hàng.
Nguyên liệu cốt lõi làm nên bát súp này là vi cá mập (sụn cá). Đây là bộ phận được lấy từ vây cá mập, chứa nhiều dưỡng chất quý. Vi cá mập đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, ngăn chặn hình thành tế bào ung thư hay làm sáng mắt...
Theo nhiều truyền thuyết ở Trung Quốc, súp vi cá mập đã xuất hiện từ triều đại nhà Tống. Một vị hoàng đế thời kỳ này đã dùng món súp vi cá mập để thể hiện quyền lực và sự giàu có của mình trong bữa tiệc đãi khách. Các bằng chứng lịch sử lại tin rằng món súp xuất hiện từ thời nhà Minh và câu chuyện kèm theo cũng tương tự. Suốt thời gian dài, súp vi cá mập chỉ dành cho giới quý tộc.
Tuy nhiên, món ăn này đang ngày một phổ biến hơn nhờ sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Tính từ năm 1985-2001, lượng tiêu thụ súp vi cá mập đã tăng gấp đôi. Với giới khoa học và các nhà bảo vệ động vật, đây hoàn toàn không phải tín hiệu tốt. Mức tiêu thụ súp vi cá mập quá lớn khiến loài vật được ví như "hung thần đại dương" đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Thời kỳ đầu, ngư dân phải đánh bắt cả con cá mập để lấy phần sụn. Tuy nhiên, họ dần nhận ra việc này là một sự lãng phí và tốn công bảo quản do thịt cá mập không mấy được ưa chuộng nhưng vẫn phải đem cả về. Thay vào đó, ngư dân cắt vi cá và thả con vật trở lại biển.
Điều này nghe có vẻ nhân đạo nhưng thực chất chỉ khiến con cá mập khổ sở hơn. Sau khi mất vi, khả năng bơi lội của cá mập bị giảm đáng kể. Chúng chìm dần xuống đại dương rồi chết vì ngạt hoặc bị các loài cá khác ăn thịt. Do đó, nhiều quốc gia đã nghiêm cấm cách đánh bắt này và buộc ngư dân phải đem toàn bộ con cá mập về.
Sharkider cho biết 26-73 triệu con cá mập được đánh bắt mỗi năm để lấy vi. Con số khổng lồ này đã khiến một số quần thể cá mập giảm tới 80%. "Những biến động lớn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Thật vô trách nhiệm khi cả hành tinh sẽ phải gánh hậu quả vì một số người ham muốn loại thực phẩm không quá cần thiết để duy trì sức khỏe tốt", trang này bình luận.
Để giảm tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã cấm phục vụ súp vi cá mập tại các bữa tiệc của nhà nước. Đồng thời, tất cả hãng hàng không ở quốc gia này đều không được phép vận chuyển vi cá mập. Tính trên toàn cầu, 21 quốc gia đã ban hành lệnh hạn chế hoặc cấm hoàn toàn vi cá mập.
Ăn thử trứng cá muối chỉ dành cho giới nhà giàu Món caviar làm từ trứng cá tầm, có giá từ 1.000-6.000 USD/kg là loại thực phẩm quen thuộc với giới nhà giàu. Một số người cũng cảm thấy "giàu thêm" khi cắn thử miếng đầu tiên.
Theo news.zing.vn
Bài học đắt giá cho chàng trai cầu hôn bạn gái lãng mạn trong rừng Bị nhện độc cắn khi cầu hôn bạn gái trong rừng, chàng trai suýt không giữ được mạng sống của mình. Ai cũng muốn dành tặng người yêu của mình những điều lãng mạn và tuyệt vời, Jeremy cũng vậy, và một kế hoạch được vạch ra ở một địa điểm không ai ngờ tới - trong rừng! Jeremy Schalkwijk và Athina Yalias...