Vì sao những khoản vay trong gói 62.000 tỷ chưa đến được tay doanh nghiệp?
Những tháng đầu năm, trước tác động mạnh của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng với tổng giá trị lên tới 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác giải ngân các nguồn vốn vay còn rất chậm.
Vẫn chưa có doanh nghiệp nào vay gói 16.000 tỷ đồng. Ảnh: Internet
Nguồn vốn đều sẵn sàng
Theo kế hoạch, quy mô hỗ trợ của gói hỗ trợ khoảng 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng được thụ hưởng. Trong số này, hỗ trợ bằng tiền mặt từ ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng, còn lại là hỗ trợ gián tiếp, cho vay có điều kiện như gói 16.000 tỷ đồng để trả lương người lao động, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo 6.000 tỷ đồng…
Về kết quả thực hiện, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến tháng 8, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17,5 nghìn tỷ đồng.
Cơ quan này nhận định, đến nay, về cơ bản đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ, nhìn chung các chính sách hỗ trợ đã bao phủ tới các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
Video đang HOT
Về các gói vay tín dụng, các bộ, ngành và cơ quan liên quan, nhất là thuộc ngành ngân hàng đều sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), ngay sau khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH đã phối hợp các vụ chức năng của NHNN ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu tổ chức triển khai.
Quy định quá tầm tay
Mặc dù chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) cho biết, đến nay, gói 16.000 tỷ đồng mới chỉ có 1 doanh nghiệp được vay, nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này.
Theo lý giải của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động là do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.
Còn theo lãnh đạo NHCSXH, trong thời gian qua, có một số doanh nghiệp đã gọi điện đến Ngân hàng để tìm hiểu các điều kiện, thủ tục vay. Tuy nhiên, theo quy định thì điều kiện, đối tượng cho vay lại không phải do NHCSXH quyết định, mà do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành. Sau đó, các tỉnh sẽ xây dựng danh sách doanh nghiệp, trình lên NHCSXH để ngân hàng cho vay. Vì vậy đến nay, dù NHCSXH sẵn sàng giải ngân nhưng vẫn chưa có khoản vay nào.
Theo đó, các điều kiện để vay gói này bao gồm: có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Các doanh nghiệp cho rằng, các quy định nêu trên quá cao, khó với tới để đáp ứng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, như điều kiện đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc thì rất khó, bởi khi doanh nghiệp khó khăn thì không còn tài chính để trả… Đại diện Công ty Cổ phần Halcom chia sẻ, nhiều doanh nghiệp có quy mô dưới 100 lao động, nhưng nếu lao động nghỉ từ 30 người trở lên là đã phải ngừng hoạt động, hoặc nhiều doanh nghiệp không đóng BHXH nên cũng không thể vay vốn…
Ngoài ra, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội còn cho rằng, bên cạnh nới lỏng các tiêu chí cho doanh nghiệp, cần kéo dài cả thời gian hỗ trợ từ 6-12-24 tháng, sang cả năm 2021 vì dịch Covid-19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp, chưa xác định thời gian kết thúc.
Từ những ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia thời gian qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang được giao làm đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn. Đại diện lãnh đạo Bộ này cho biết, có thể bỏ tiêu chí không có nguồn thu, doanh nghiệp chỉ cần giảm doanh thu và khó khăn là sẽ được vay.
156 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Theo đó, Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp.
Ngoài ra, có 4 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30/11/2020; không hoàn thành thoái vốn thì hoàn thành chuyển giao về SCIC trước 31/12/2020 gồm: Tổng Công ty CP Sông Hồng (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty CP (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Xây dựng số 1 - Công ty CP (Bộ Xây dựng); Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) (Bộ Xây dựng).
Doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước 31/8/2020 gồm 14 doanh nghiệp: Tổng công ty CP xây dựng công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương), Công ty CP Xây dựng và NK Tổng hợp (Bộ Công Thương), Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Bộ Công Thương), Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)...
Quyết định cũng nêu rõ, có 18 doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, thoái vốn theo phương án cụ thể.
Bên cạnh đó, Danh mục doanh nghiệp dừng thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 gồm: 54 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước chưa thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và 15 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực khác.
Việc thoái vốn của các doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được liệt kê tại Quyết định này thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định này nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tiến độ và tỷ lệ đã được phê duyệt theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về đề xuất thoái vốn và kết quả thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng kết tình hình thực hiện; xây dựng kế hoạch sắp xếp, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong Quý IV/2020.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn thu từ việc thoái vốn của các doanh nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước phù hợp với Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/4: USD tiếp tục tăng giá Đồng USD tiếp tục tăng giá trong bối cảnh lo ngại dịch bênh Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tỷ giá trong nước Ngày 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.239 đồng (tăng 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao...