Vì sao nhiều cặp đôi trẻ vỡ mộng sau 2 năm chung sống?
Khi yêu nhau lúc nào cô ấy cũng lộng lẫy, lịch thiệp. Nhưng khi về với nhau mới 2 năm đã vỡ mộng. Tình yêu chưa thể đủ để có một mối quan hệ êm đềm, bền vững mà cần học cách hóa giải xung đột khi cãi cọ nhau.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Anh (Hà Nội) ly hôn sau hơn 2 năm làm đám cưới vì cả hai vỡ mộng khi về chung sống với nhau. Trước tòa họ nói cả hai có quá nhiều khác biệt, tranh cãi và không đi đến được giải pháp hòa giải chung nên ly hôn để giải thoát cho nhau tìm người phù hợp hơn.
Lý do vỡ mộng chồng chị nói, hồi yêu nhau 1 tuần có 7 ngày thì gặp nhau cả 7, lúc nào cũng son phấn lộng lẫy, quần là áo lượt… có biết lúc đời thường lối sống của cô ấy đâu, nên lấy về bộc lộ hết thì anh vỡ mộng.
Chị thì bảo anh đành hanh đanh đá… không chịu đựng nổi. Đã thế mỗi lần cãi vã, giận hờn anh không thèm nghe điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với vợ, mà chị cứ phải nhắn tin, anh thích thì trả lời, không thích là im lặng cả tháng.
Trong hôn nhân dù hai người yêu nhau sâu đậm đến thế nào thì cuộc sống hôn nhân không tránh khỏi vấp phải ổ gà, ổ voi. Nghĩa là hai cá thể sống chung chắc chắn sẽ xảy ra xung đột trên hành trình cuộc sống hôn nhân, chứ không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng. Vấn đề là khi gặp phải chướng ngại thì bạn chọn bỏ đi, hay nỗ lực vượt qua để có cuộc hôn nhân trọn vẹn?
Tình yêu chưa thể đủ để có một mối quan hệ êm đềm, bền vững mà cần học cách hóa giải xung đột trong tranh luận như sau:
1. Im lặng
Tranh luận lúc nóng giận hầu như làm vấn đề phức tạp hơn nếu bạn không biết kiềm chế cơn nóng giận. Do đó cách tốt nhất là hãy giữ im lặng lúc đó. Sau một hồi hoặc một đêm suy nghĩ, sáng hôm sau bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện vào để tránh những tổn thương về lời nói do cơn nóng giận gây ra.
2. Chọn thời điểm hợp lý
Mỗi người có một quan điểm sống, muốn để đối phương lắng nghe ý kiến của bạn thì khéo léo chọn thời điểm thích hợp, sau khi họ đã sắp hoặc hoàn tất công việc, gia đình, cách chăm sóc con cái, đọc báo, xem phim… hoặc vào buổi sáng sớm khi tinh thần họ đang trong lúc thoải mái nhất.
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật cần thiết trong giao tiếp hôn nhân. Ảnh minh họa.
3. Chọn ngôn từ nhẹ nhàng, chân thật
Video đang HOT
Mục đích của giao tiếp là giải quyết được vấn đề. Hãy dùng cách nói chuyện nhẹ nhàng, mềm mỏng. Hãy mở đầu bằng cách khen và nhìn vào những điểm tốt của bạn đời trước. Nhưng nhớ là nói chân thành chứ đừng giả tạo, bởi nếu giả tạo người ấy có thể biết được ngay. Nên tập trung nói vào chia sẻ cảm xúc, tránh sự đổ lỗi hoặc dẫn dắt câu chuyện theo hướng ai sai hay đúng – vì đó là dấu hiệu của sự tấn công. Khi đối phương cảm nhận được điều đó, họ sẽ đề cao cảnh giác và có nhiều khả năng sẽ chống trả, dễ khiến cuộc nói chuyện kết thúc nhanh chóng mà cả hai vẫn chưa tìm được cách giải quyết vấn đề.
4. Học lắng nghe
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật cần thiết trong giao tiếp hôn nhân. Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để tìm ra được giải pháp tốt hơn. Vậy nên khi bạn nói xong mà vợ/chồng muốn bày tỏ quan điểm thì đừng ngắt lời, đừng phòng thủ mà hãy đặt mình vào vị trí của họ. Cũng không nhất thiết phải đồng ý quan điểm của họ, mà đơn giản là cố gắng lắng nghe để hiểu và cho vợ/ chồng biết quan điểm của nhau, sự tôn trọng nhau và có thể họ sẽ sẵn sàng lắng nghe lại câu chuyện của bạn.
5. Đảm bảo người nghe hiểu đúng thông điệp
Sau khi nói xong bạn nên dừng lại một chút và dành thời gian để hỏi ngược lại. Nếu đối phương nói điều gì đó, bạn đừng ngại lặp lại một lần nữa để họ hiểu đúng thông điệp của bạn đưa ra?
Không cãi cọ, tranh luận qua tin nhắn vì đó là hành xử thiếu văn minh nhất. Ảnh minh họa.
6. Không giải quyết qua tin nhắn
Cãi cọ, soi xét, chỉ trích… sẽ chỉ dẫn đến khó chịu, đổ vỡ – là kết cục của những cặp đôi muốn đối phó với nhau mà không chịu tìm giải pháp chung. Đã thế nhiều cặp đôi cãi vã, thậm chí chia tay qua tin nhắn và cho rằng đó là cách giải quyết thông minh vì không cần phải đối mặt nhau, lời qua tiếng lại, hay phải nhìn nhau tức giận, sầu muộn…
Nhưng các chuyên gia tư vấn tâm lý cho tin nhắn là cách hành xử thiếu văn minh nhất, vì nó không biểu lộ cảm xúc mong muốn của chủ thể, dù nó có nội dung và các biểu cảm. Tin nhắn còn không cho vợ/chồng (kể cả chính bản thân mình) cơ hội để nói lên điều cần nói, từ tận sâu thẳm trái tim mình. Chưa kể tin đi tin lại khiến đọc càng thêm tức giận, sầu muộn… Và mọi thứ vẫn rối như tơ vò vì cả hai không thể tập trung vào câu chuyện đang diễn ra để giải quyết mâu thuẫn ổn thỏa.
Hôn nhân cần sự chấp nhận lẫn nhau. Ảnh minh họa.
Khoảng cách ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ vợ chồng, và cảm xúc thật giữa người với người chỉ bộc lộ khi nói chuyện bên nhau trực tiếp, kết nối trực tiếp – là cách phổ biến để cùng nhau bàn bạc thống nhất giải quyết vấn đề. Bạn khóc người kia biết, tâm trạng bạn dịu lại muốn làm hòa người kia sẽ hay.
Các cặp đôi đừng nghĩ xung đột, tranh cãi giữa hai người là không hợp nhau, là rạn nứt, mà hãy nghĩ đó là thêm một thử thách cho sức chịu đựng để hai người còn muốn ở bên nhau hay không. Hôn nhân cần sự chấp nhận lẫn nhau, như đối mặt với sự thật mới sớm thấy điều gì cần sửa đổi, cải thiện và vui vẻ sửa đổi chứ không cần hằn học, cáu giận. Nếu một người vợ, hoặc chồng biết chấp nhận phần thua thiệt về mình thì xung đột sẽ tan biến để họ nắm tay nhau mà đi tiếp, để biết rằng họ cần đến nhau.
Sự kết nối sau mỗi lần vượt qua cãi vã giúp họ hiểu nhau, trở nên mạnh mẽ hơn, tạo nên thứ tình yêu đặc biệt bền vững. Giành quyền đúng về mình, hủy hoại tình yêu, hay học cách nhường nhịn để có nhau suốt đời, tùy bạn quyết. Thế giới thực tại không phải lúc nào cũng có nắng mai hay ánh cầu vồng, mà luôn có mưa bay, gió rét, thậm chí bão lớn. Việc của hai vợ chồng là tìm cách vượt qua nó, hoặc để nó cuốn phăng đi.
Đồng nghiệp thân thiết bỗng tuyên bố không tới dự đám cưới, tới tận phòng trọ thuyết phục thì tôi mới rụng rời vì sự thật phía sau
Tôi không thể ngờ cậu bạn đồng nghiệp thân thiết có mối quan hệ đặc biệt với vợ sắp cưới của mình.
Trong đám đồng nghiệp ở công ty, tôi thân nhất với Vĩnh. Nó bằng tuổi tôi, nhà ở quê rất nghèo nên nó phải lo toan nhiều thứ. Thế nhưng nó chơi cực đẹp, tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát, chưa bao giờ ăn không của ai cái gì.
Nhiều lúc tôi biết nó khó khăn mà định mời đi ăn nó cũng không chịu. Phải lừa nó là nhân dịp này dịp kia, nó mới gật đầu. Nhưng chỉ đợi tới lúc có lương nó cũng đòi đưa tôi đi ăn bù chứ không phải cứ thế bỏ qua. Nó bảo: Ăn không của người ta ngượng mồm lắm.
Tôi thì mắng nó là cái thói sĩ diện hão của bọn nhà quê, nó vẫn cười hê hê chứ chả giận dỗi gì. Xong nó lại chùng xuống, chốt lại: Ừ, nhà quê từ bé nên tính cách thế rồi, muốn cũng chả thay đổi được. Miễn sao thấy thoải mái là với lựa chọn của mình là được, quan trọng gì!
Không chỉ khi đi với nhau bên ngoài, trong công ty nó cũng cực kì tử tế. Nhân viên mới vào Vĩnh nhiệt tình giúp đỡ, chị em bê vác gì nó lại chủ động xin đám làm cho. Rồi chúng tôi nhờ vả, nếu nó rảnh cũng làm hộ ngay. Nói chung, Vĩnh được nhiều người quý.
Làm cùng được 3 năm, tôi xin nghỉ vì ra mở công ty riêng, Vĩnh cũng lên chức. Cả nhóm có 4-5 người chơi thân vẫn thi thoảng hẹn nhau đi nhậu nhẹt, đá bóng. Tôi rất coi trọng hội bạn này.
Thời gian gần đây tôi chuẩn bị làm đám cưới. Thực ra thì cũng có chút gấp gáp. Tổng thời gian tôi tán, yêu và quyết định cưới Ly chỉ có 3 tháng rưỡi. Lý do hiện giờ cô ấy đang mang thai, không cưới ngay thì chả lẽ đợi đẻ xong mới tổ chức? Mẹ tôi thì mong có cháu, còn tôi thì thấy Ly gia cảnh bình thường nhưng hiền lành, ngoan ngoãn. Thôi, lỡ rồi chửa rồi thì đẻ!
Hồi đầu, tôi cũng chỉ nửa đùa nửa thật kể với hội bạn rằng sắp cưới. Chả ai tin, kể cả Vĩnh. Tất cả đều bảo tôi nói phét, vì xưa nay tôi thường tìm hiểu khá kỹ lưỡng mới công khai, giờ chưa cả up ảnh bạn gái lên facebook đã nói cưới, thế là điêu.
Tôi bảo, giờ phải đốt cháy giai đoạn vì lỡ chửa trước, tất cả vẫn chốt lại: Thiệp mời trao tay thì mới tin!
10 ngày sau kể từ cái ngày tôi nửa đùa nửa thật thông báo, tôi và hội bạn gặp nhau. Vĩnh dù lên chức nhưng có vẻ phong cách vẫn không thay đổi. Nó ăn mặc giản dị, mặt thì hóp thêm vì vất vả, râu còn đâm ra tua tủa. Nó là đứa đến muộn nhất, khi nhìn thấy tấm thiệp trên bàn vẫn cứ dụi mắt, rồi lắc vai tôi hỏi cho ra lẽ.
Tôi chỉ biết cười vì sự ngây thơ của nó, mọi thứ tới nước này rồi còn không chịu tin. Tôi mới mở file ảnh cưới trong gmail ra, tới đây thì anh bạn thân chết điếng. Nó nhìn chăm chăm cô dâu, cái nhìn thất thần, lạ lùng lắm.
Rồi nó xé nát tấm thiệp, đập điện thoại tôi lên bàn và đứng dậy:
- Tao không bao giờ đi cỗ mày, đồ bạn tồi! Còn chúng mày mai này có cưới, nếu mời tao thì đừng mời vợ chồng nó, ngược lại, có vợ chồng nó thì không có tao!
Cả đám ai nấy đều sốc nặng. Chuyện gì xảy ra vậy? Ai làm gì nên tội nên tình với thằng Vĩnh cơ chứ? Nó bỏ về, chúng tôi vẫn ngồi lại bàn tán, truy trách nhiệm, nhưng cuối cùng vẫn chịu, không nghĩ ra lý do.
Hôm sau, tôi phải mò tới tận phòng trọ của Vĩnh để thuyết phục nó đi ăn cưới vì nó không chịu trả lời tin nhắn, gọi điện không trả lời. Nào ngờ, vừa thấy tôi cậu đồng nghiệp đã xua đuổi. Tôi phải gào lên:
- Mày bị điên à, có chuyện gì thì phải nói ra chứ! Từ khi nào mày học cái thói nửa úp nửa mở thế?
Ngập ngừng mãi Vĩnh mới bảo:
- Mày với Ly quen nhau lâu chưa? Tao xin lỗi khi nói ra những lời này, nhưng mày có chắc đứa bé trong bụng phải con mày không?
- Sao mày hỏi thế?
- Vì tao không có niềm tin ở con bé đó. Xưa nó tí là em dâu tao. Nó cũng bầu, bảo của thằng em tao. Xong sau khi vét sạch được mấy chục triệu của thằng bé thì nó lật mặt, nói không phải. Khoảng hơn 2 năm trước tao vay mày 50 triệu đó, là đợt để lo cho 2 đứa cưới xin đấy.
Rồi con bé đấy ôm tiền đi phá thai, đi sửa mũi. Thằng em tao lúc đó mới phát hiện bị cắm sừng, không phải 1 cái đâu, ít nhất là 4 cái.
Tôi choáng váng khi nghe cậu bạn đồng nghiệp tiết lộ. Tôi lại chất vấn nó tại sao không nói sớm cho mình, ó bảo:
- Mày mà nói với tao từ lúc yêu có phải đã không tới nông nỗi này rồi không? Chứ giờ gạo đã nấu thành cơm, tao biết nói gì? Tao chỉ không thể bình tĩnh được khi tới đám cưới của con ranh đó, sợ lại làm hỏng ngày vui của mày.
- Mày... mày nói thật à?
- Tao nói láo mày những chuyện hệ trọng thế này bao giờ chưa? Tao rất hận con bé đó. Nó lừa thằng em tao khiến thằng bé phóng xe đi tìm, bị tai nạn giờ chân thành tật đó.
Tôi bàng hoàng rời khỏi nhà cậu bạn đồng nghiệp. Tôi tin Vĩnh, cũng từng tin Ly. Nhưng niềm tin ấy đang dần bị lung lay. Tôi có nên đề nghị vợ sắp cưới của mình đi xét nghiệm ADN bào thai trong bụng, như thế có phải xúc phạm cô ấy lắm không? Nhưng nếu phải là con tôi, và Vĩnh cũng nói sự thật thì tôi phải làm sao? Tôi không thể bỏ mặc con mình, nhưng cũng ái ngại khi chung sống với người phụ nữ có quá khứ phức tạp, tâm địa xấu xa...
Ly hôn 2 năm, ngày lễ nào chồng cũ cũng tặng quà chu đáo, vậy mà khi tôi hỏi về chuyện đoàn tụ thì anh lại trả lời một câu khiến tôi ngẩn ngơ Lúc ấy tôi đã bật thốt ra một câu hỏi: 'Anh có muốn chúng mình đoàn tụ không?'. Chồng cũ không trả lời câu hỏi của tôi qua tin nhắn, anh hẹn gặp tôi uống cà phê. Vì những mâu thuẫn không thể dung hòa, tôi và chồng cũ đã quyết định ly hôn sau 4 năm chung sống. Chúng tôi đều là...