Vì sao Nhật phớt lờ dân chúng, cho Mỹ triển khai thêm 12 chiếc Osprey?
Ngày 31-3, Japan Times đưa tin, Nhật Bản và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai thêm lô 12 chiếc máy bay MV-22 Osprey thứ hai vào tháng 7, có thể đến một căn cứ Hải quân lục chiến thuộc khu vực Chugoku trước khi triển khai tới Okinawa.
Cùng với 12 chiếc máy bay vận tải cánh quạt MV-22 Osprey đầu tiên đã được triển khai từ năm ngoái, số máy bay mới này có thể sẽ được đồn trú tạm thời tại Căn cứ không quân Iwakuni của lực lượng Hải quân lục chiến Mỹ ở tỉnh Yamaguchi. Số máy bay này sẽ được chuyển đến căn cứ Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa, sau khi trải qua các đợt bay thử và bảo dưỡng, các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành các cuộc đàm phán về thời điểm chuyển số máy bay vận tải này, tới Căn cứ không quân Futenma của lực lượng Hải quân lục chiến Mỹ ở thành phố Ginowan.
Hải quân lục chiến Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai tổng số 24 chiếc máy bay MV-22 tới căn cứ này vào năm 2014, để thay thế số máy bay trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight đã cũ đang hoạt động tại đây.
12 chiếc máy bay MV-22 đầu tiên đã được triển khai đến căn cứ Iwakuni vào tháng 7-2012 và đã không được cất cánh trong khoảng 2 tháng, khi Tokyo xem xét lại các cuộc điều tra của Mỹ về 2 vụ tai nạn trong năm liên quan đến máy bay Osprey để xác định xem chúng có phù hợp để triển khai tại Nhật Bản hay không.
Video đang HOT
MV-22 Osprey có thể triển khai trên tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công
Bất chấp những quan ngại từ lâu của cư dân địa phương về sự an toàn của máy bay, 12 chiếc MV-22 vẫn được triển khai tại Căn cứ không quân Futenma.
Chính phủ Mỹ đã đề xuất vận chuyển trực tiếp lô máy bay thứ 2 này đến Okinawa, nhưng Tokyo không đồng ý, vì lo ngại động thái này sẽ tiếp tục làm gia tăng sự phản đối của cư dân địa phương đối với kế hoạch triển khai này, theo các nguồn trên.
Sau đó, Washington đã chấp thuận vận chuyển máy bay MV-22 tới căn cứ Iwakuni trước. Giống như lô đầu tiên, số máy bay này dự kiến cũng sẽ được vận chuyển từ California.
Máy bay có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu.
Do được thiết kế cho mục đích vận tải đa năng nên MV-22 chỉ được trang bị một súng máy M420 cỡ nòng 7,62 mm hoặc súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị dưới bụng súng máy GAU-17 cỡ nòng 7,62 mm có khả năng thu vào trong. Súng này được gắn máy quay, giúp phi công dễ dàng điều khiển từ buồng lái.
Căn cứ của máy bay vận tải cánh quạt MV-22 Osprey
MV-22 có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, nên dễ dàng hoạt động trên tàu sân bay, đồng thời máy bay MV-22 Osprey vượt trội hơn rất nhiều so với trực thăng CH-46 Sea Knight. Sự hiện diện của MV-22 Osprey sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các hoạt động của Trung Quốc, vì đảo Okinawa, nơi MV-22 Osprey đồn trú, nằm gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km, với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển, MV-22 Osprey đồn trú ở Okinawa sẽ nhanh chóng có mặt tại Senkaku trong chưa đầy một giờ kể từ khi xuất phát.
Theo ANTD
"Trung Quốc ngày càng coi thường láng giềng"
Một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 29-3 khẳng định, Trung Quốc ngày càng coi thường các nước láng giềng.
Tàu tuần tra Nhật (phải) theo sát tàu hải giám Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư
hồi tháng 2 vừa qua
Báo cáo Chiến lược Đông Á của Viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, với sức mạnh quốc gia tăng lên và sự tăng cường quân sự, Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích các nước láng giềng mà không hề e dè. Báo cáo nhấn mạnh, Trung Quốc đã dùng đủ các chiêu trò để đòi chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông từ trước khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này hồi tháng 9-2012.
Báo cáo đề cập đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng khác trong đó có Nga. Sức mạnh quân sự và kinh tế gia tăng của Trung Quốc cũng khiến Nga lo ngại. Theo báo cáo trên, mối quan hệ Nga-Trung không thực sự nồng ấm như thể hiện ra bên ngoài trong chuyến thăm Nga mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà Nga cũng đang đề phòng sức mạnh gia tăng từ phía Trung Quốc. Báo cáo cho rằng, gần như không thể có mối quan hệ cân bằng giữa Nga và Trung Quốc bởi vì GDP của Trung Quốc lớn gấp 4 lần so với Nga. Báo cáo của Viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc sẽ mở rộng các hoạt động trên biển lên hướng bắc trong tương lai gần.
Theo ANTD
Mỹ, Hàn lên kế hoạch chống Triều Tiên Hàn Quốc vừa thông qua kế hoạch quân sự với Mỹ để chuẩn bị cho tình huống mà họ gọi là "hành động khiêu khích" của Triều Tiên. Theo kế hoạch mới, cả 2 nước sẽ phối hợp để đối phó với "sự xâm lược" hoặc tấn công hạn chế từ miền Bắc, các quan chức cho biết. Có 28.000 lính đồn trú...