Vì sao Nhật Bản chưa phát triển tàu sân bay?
Học giả Ronert Farley thuộc trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ) lý giải vì sao Nhật Bản chưa phát triển tàu sân bay, bất kể việc nước này đã tiến rất gần công nghệ này sau khi hạ thủy thành công chiến hạm Izumo.
Hôm 25/3, tàu chiến JDS Izumo đã chính thức gia nhập Hải quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF). Izumo là tàu khu trục lớn nhất có thể mang máy bay trực thăng từng được phát triển bởi Nhật Bản kể từ thời Thế chiến thứ hai.
Tàu chiến 27.000 tấn, vận tốc đạt 31 dặm/giờ với boong phẳng này sẽ mang lại những lợi thế lớn cho JMSDF trong tác chiến chồng ngầm và tác chiến đổ bộ.
Video đang HOT
Izumo cũng chính thức trở thành một trong những tàu chiến thiện chiến nhất đang hoạt động trong toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Izumo là bước tiến cách mạng so với các tàu chiến lớp Hyuga có độ giãn nước 19.000 tấn. Với kinh nghiệm có được từ quá trình đóng mới và vận hành Izumo, Nhật Bản sẽ dễ dàng tiến tới bước tiếp theo để phát triển những chiếc tàu đổ bộ boong phẳng lớn hơn, hay thậm chí là cả cụm tác chiến tàu sân bay hoàn chỉnh trong tương lai.
Tuy nhiên, JMSDF phải đối mặt với hai trở ngại lớn khi muốn thúc đẩy bước tiến tưởng như dễ dàng này.
Thứ nhất, môi trường địa- chính trị hiện tại chưa đòi hỏi JMSDF phải sở hữu một con tàu lớn hơn Izumo cùng các đàn em thế hệ trước. Nhật Bản hiện tại chưa cần tới các năng lực triển khai lực lượng.
Nhu cầu này đang được đồng minh chủ chốt của Nhật Bản là Mỹ đáp ứng đầy đủ. Nếu có một sự thay đổi môi trường chiến lược xảy đến trong tương lai ở mức độ nào đó, mà Nhật Bản buộc phải tấn công đáp trả hay cần phải phòng không đối hạm tích cực, thì JMSDF sẽ có thể cân nhắc đóng những con tàu lớn hơn.
Để tạm thời lấp khoảng trống chiến lược khi đó trong khi chế tạo cụm tàu sân bay hoàn chỉnh, Izumo có thể được trang bị các siêu tiêm kích cất/hạ cánh ngắn/thẳng đứng thế hệ 5 F-35B.
Izumo cũng có thể mang các trực thăng tấn công như hiện giờ để thực hiện vai trò tàu trực thăng tấn công.
Thứ hai, khó khăn hơn là vấn để lịch sử để lại đối với Hải quân Nhật Bản. Hải-Không quân Nhật Bản từng bị tố cáo là gây tội ác giết choc tại Đông và Đông Nam Á trong những năm 1930 và 1940.
Di chứng lịch sử này tác động xấu tới khu vực cũng như tại Nhật Bản, khiến JMSDF vẫn đang còn ngập ngừng chưa dám nhắc tới việc phát triển tàu sân bay, thậm chí ngay cả khi Ấn Độ và Trung Quốc phô trương những tiến bộ hải – không quân của họ.
Nếu Nhật Bản đóng tàu sân bay với khả năng tấn công mạnh mẽ (hay chỉ là sử dụng hết công năng, ưu thế của Izumo), thì nó cũng sẽ dấy lên tâm lý lo sợ đối với những nhà vận động chống Nhật tại Trung Quốc, Hàn Quốc,.. về một sự bành trướng của Nhật Bản, gây bất ổn chiến lược trong khu vực.
Tới nay, hình ảnh về một Lực lượng Kido Butai (Lực lượng tấn công Nhật Bản trong trận hải chiến lịch sử Trân Châu Cảng) sống dậy vẫn gây tâm lý lo sợ đối với người Nhật và các nước láng giềng.
Tuy nhiên, bối cảnh Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đều muốn tăng cường quy mô và tính thiện chiến cho các cụm tàu sân bay đang thúc đẩy Nhật Bản sớm hiện thực hóa một lực lượng tàu sân bay cho riêng mình, thay vì trông chờ vào sự bảo trợ từ tàu sân bay Mỹ.
JMSDF sẽ phải dự phòng hai giải pháp tình huống, đó là phát huy tối đa tính năng của Izumo, đồng thời hướng tới thế hệ tàu sân bay kế tiếp.
Theo Tri Thức