Vì sao nhà đầu tư vào “đón đầu” BĐS Cam Lâm (Khánh Hòa)?
Như ghi nhận trước đó, dòng sản phẩm đất nền gần biển, liền kề cảng tại Bãi Dài – Câm Lâm đang được giới đầu tư địa ốc quan tâm. Dư địa của thị trường này như thế nào, vì đâu NĐT lại tìm kiếm mạnh ở thời điểm này?.
Ghi nhận cho thấy, sau thời điểm dịch được kiểm soát, một số doanh nghiệp đã có động thái bung thị trường các sản phẩm từ đất nền, condotel đến nhà phố, biệt thự biển… nhằm đón dòng tiền của NĐT địa ốc. Từ khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2020, lượng khách hàng quan tâm và giao dịch BĐS ở thị trường này có dấu hiệu tăng lên, nhất là ở phân khúc đất nền có sổ.
Sau khi dịch được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp từ Bắc đến Nam đã rục rịch bung hàng đón dòng tiền của người mua. Ở khu vực miền Trung, Cam Lâm đang được xem là thị trường thu hút sự quan tâm của giới đầu tư BĐS bởi những lợi thế về thiên nhiên và phát triển kinh tế cảng biển. Đây cũng là một trong các thị trường BĐS được dự báo sẽ có sức bật lớn trong năm 2020 khi mà lượng khách tìm mua BĐS ở đây đang quay trở lại thị trường và sẵn sàng xuống tiền ở các dự án có pháp lý hoàn thiện, khả năng tăng giá còn cao.
Khung cảnh mở bán của một dự án BĐS tại Cam Lâm mới đây, thu hút lượng lớn NĐT quan tâm
Có 4 lý do chính để thị trường BĐS nơi đây có cơ sở để tạo sức hút với NĐT trong dài hạn.
Sức bật của cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố tác động rõ nét đến thị trường BĐS khu vự khi tạo nên được sự đồng bộ về mặt giao thông, kết nối với các khu trung tâm.
Trước đây, Cam Lâm, Cam Ranh còn là nơi hoang sơ, có bãi Dài là một trong những bãi biển được đánh giá là đẹp nhất hành tinh, nơi đây còn vắng bóng người ở. Từ khi khi sân bay Cam Ranh được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế vào năm 2009, cùng với việc xây dựng tuyến đường đại lộ Nguyễn Tất Thành chạy dọc bãi Dài kết nối với các tỉnh Nam Trung Bộ với TP Nha Trang thì Cam Lâm trở thành nơi lý tưởng để phát triển thành một điểm đến nghỉ dưỡng mới. Từ đó, bắt đầu hình thành nên chuỗi dự án resort 5 sao trải dọc bãi Dài – Cam Lâm.
Mới đây nhất, dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Nha Trang – Cam Lâm được đầu tư có tổng chiều dài tuyến 49,11 km, quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư 7.615 tỷ đồng được xem là điểm nhấn gắn kết bộ mặt kinh tế, xã hội, trong đó góp phần thúc đẩy cho thị trường BĐS nơi đây tốt lên.
Hạ tầng giao thông cùng cú hích sân bay được xem là những yếu tố tác động đến hoạt động mua bán của thị trường khu vực này
Video đang HOT
Cùng với đó, sự xuất hiện nhà ga quốc tế của sân bay Cam Ranh đi vào hoạt động vào cuối tháng 6/2018, đáp ứng công suất lên đến 4,8 triệu hành khách một năm và sẽ đạt 8 triệu khách/năm vào năm 2030 là một diện mạo rất khác cho thị trường BĐS. Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Hong Kong, Nga, Indonesia… đến Cam Ranh cũng đang và tiếp tục được mở thêm.
Chưa kể, theo quy hoạch chung xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh đến năm 2025, nơi đây sẽ phát triển thành khu đô thị thương mại, dịch vụ, công nghiệp, đầu mối giao thông, trung tâm du lịch biển của khu vực và quốc tế.
Thiên nhiên hoang sơ với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp: Trong đề án tái cơ cấu ngành du lịch nhằm giải tỏa sức chứa tại Nha Trang – Khánh Hòa, bốn khu vực Bãi Dài – Cam Lâm, Ninh Hòa, Nam Vân Phong và Bắc Vân Phong được định hướng là tâm điểm phát triển trong tương lai. Xét về mặt định hướng và cơ sở hạ tầng, Bãi Dài – Cam Lâm được xác định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Cam Ranh.
Không thể phủ nhận, Bãi Dài – Cam Lâm là nơi được thiên nhiên ưu ái với bãi biển đẹp gần như nhất nhì ở dãi đất miền Trung. Chính điều này là sức hút mạnh mẽ hàng loạt các ông lớn với các dự án nghỉ dưỡng quy mô tập trung về đây trong suốt thời gian qua. Nếu Nha Trang quỹ đất đang dần thu hẹp và tiềm năng gần như được khai phá hết thì Bãi Dài – Cam Ranh được xem là thị trường mới nổi, mở rộng cơ hội cho giới đầu tư địa ốc. Bãi biển dài hơn 20km lọt vào nhóm những bãi biển đẹp nhất hành tinh cùng những quần đảo nguyên sơ như Bình Lập, Bình Ba, Bình Hưng… là cơ hội lớn để phát triển BĐS du lịch nghỉ dưỡng.
Chính yếu tố này đã và đang tạo ra giá trị bền vững cho thị trường BĐS du lịch khu vực này. Không chỉ các dự án quy mô lớn mà các dự án nhỏ và vừa lân cận ở Bãi Dài…cũng thu hút sức quan tâm của thị trường.
T hủ phủ của những khu giải trí tỷ USD: Trên thực tế, Vingroup, Eurowindow Holding, Novaland, Crystal Bay… cùng nhiều doanh nghiệp khác đã rót vốn vào Bãi Dài với những dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt là Bãi Dài có quỹ đất sạch khoảng 5000ha, thuận lợi xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ, đa dạng dịch vụ từ lưu trú đến vui chơi, giải trí và mua sắm – vốn rất thiếu tại Nha Trang.
Thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa trong năm 2019 cho thấy, Bãi Dài hiện có 45 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đã đăng ký khoảng 30.000 tỉ đồng. Có 10 dự án trên khu vực đưa vào khai thác chính thức trong năm 2019, bên cạnh 7 resort đang hoạt động như Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa, Vinpearl Long Beach Villas, The Anam, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Duyên Hà…
Trong đó, nhiều dự án tỉ USD đang rầm rộ triển khai tại đây cũng khiến thị trường BĐS khu vực này rục rịch ăn theo, tăng giá trị trong dài hạn
Chưa kể, casino quốc tế trong một khu phức hợp quy mô tại Cam Ranh được chấp thuận chủ trương đầu tư kinh doanh, dự án có vốn đầu tư lên đến gần 50 tỉ đồng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2025. Hay loạt quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô hàng ngàn tỉ đồng được đầu tư tại Bãi Dài cùng giá trị kinh tế do cảng Cam Ranh mang lại cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy thị trường BĐS các khu vực này tăng tốc theo.
Tiềm năng tăng giá BĐS còn lớn: Với những “điểm cộng” nổi bật nêu trên thì dư địa phát triển của thị trường BĐS nơi đây còn rất lớn. Xét khách quan, giá BĐS của thị trường mới nổi như Cam Lâm còn đang khá mềm, vì thế các NĐT thường vào “đón đầu” để có biên lợi nhuận cao trong tương lai.
Tìm hiểu được biết, NĐT BĐS thường ưa chuộng các sản phẩm đất nền có sổ nằm gần biển, cảng. Đây là dòng sản phẩm đang ăn theo những giá trị về nghỉ dưỡng – du lịch mà khu vực này mang lại. Theo đó, mức độ gia tăng giá của loại hình này được dự báo vẫn còn khá lớn.
Theo đại diện một sàn giao dịch tại Cam Ranh, loại hình BĐS gắn liền với đất như đất nền có sổ, nhà phố, biệt thự, shophouse đang thu hút nhà đầu tư nhiều nhất. Phân khúc này có lợi thế là sở hữu lâu dài, ổn định và tính thanh khoản cao cộng với mức độ gia tăng giá theo hạ tầng rất lớn.
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa trước đó, các dự án đất nền, nhà phố có pháp lý rõ ràng đang là kênh đầu tư ưa thích của các NĐT thứ cấp và có lượng giao dịch thành công cao nhất thị trường. Quỹ đất trên diện tích bãi biển gần Bãi Dài và hai bên đại lộ Nguyễn Tất Thành gần như trở thành điểm nóng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng trong vài năm trở lại đây. Tong đó, nhu cầu đầu tư sinh lợi hiệu quả và xu hướng sở hữu “ngôi nhà thứ hai” trở thành động lực dẫn dắt thị trường BĐS nơi đây.
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR): Kỳ vọng sớm rõ mô hình
Nhu cầu về NVDR trên thực tế là hiện hữu, nên cần phải đảm bảo nguồn cung đều đặn ra thị trường, tránh để xảy ra tình trạng nghẽn nguồn cung dẫn đến nguy cơ "ngắt mạch" sức cầu.
Sức cầu hiện hữu
Việc Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó có một quy định mới lần đầu tiên được bổ sung vào văn bản này là cho phép áp dụng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) đang thu hút sự quan tâm của các thành viên thị trường.
Hiện tại, trên thị trường chứng khoán, bên cạnh hàng loạt cổ phiếu đã cạn room sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài như FPT, REE, TCB, PNJ, TPB, EIB, MBB..., còn nhiều cổ phiếu khác cũng gần hết room ngoại có thể kể tới là CTG, MWG, CTD..., trong khi đây đều là những cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu mua vào.
"Một số khách hàng của chúng tôi mong muốn tăng danh mục đầu tư vào cổ phiếu tại thị trường Việt Nam từ mức 500 triệu USD hiện nay lên ít nhất khoảng 1 tỷ USD trong năm nay và tiến tới 1,5 tỷ USD trong năm tới nếu điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, mục tiêu này đang khó thành hiện thực vì nhiều cổ phiếu khách hàng của chúng tôi muốn mua thêm đã cạn room ngoại, trong khi thị trường hiện chưa có thêm các mặt hàng mới khi hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị ngưng trệ kéo dài...", đại diện một công ty chứng khoán Nhật Bản có văn phòng hoạt động tại Việt Nam chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán.
Ông cho biết thêm, để tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường nhiều sức hấp dẫn như thị trường chứng khoán Việt Nam, có những thời điểm nhà đầu tư Nhật Bản phải "đi đường vòng" thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF với mức giá cao hơn so với mua trực tiếp cổ phiếu tới 10-15% tùy thời điểm, trong khi lại không được hưởng nhiều quyền lợi như khi mua trực tiếp...
"Mỗi khi tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin về giải pháp nào để rộng cửa hơn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ phía nhà đầu tư ngoại là Việt Nam có cho phép triển khai NVDR không, bao giờ áp dụng...", giám đốc phân tích một công ty chứng khoán đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông tin.
Ở góc nhìn của một tổ chức đầu tư, phó tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài chia sẻ, sau nhiều năm chuẩn bị, nhà đầu tư ngoại hiện kỳ vọng NVDR sớm được triển khai để họ có thể giao dịch các cổ phiếu đã hết room.
"Ở Việt Nam, việc nới room trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài để họ được nắm giữ cổ phần từ mức 51% trở lên sẽ không thể sớm diễn ra. Lý do chủ yếu là cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp vẫn muốn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro phát sinh. Điều này có nghĩa, cửa để nới room trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ còn lâu mới được mở.
Trong khi đó, việc thành công trong nâng hạng thị trường chứng khoán cũng chưa dễ cán đích, nên cửa hút vốn ngoại vào Việt Nam vẫn còn khó. Từ thực tế này, NVDR là một lựa chọn khả dĩ để đạt mục tiêu kép là vừa không bị nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát doanh nghiệp, vừa thu hút thêm được dòng vốn ngoại tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam", vị lãnh đạo công ty quản lý quỹ trên nêu quan điểm.
Kết quả nghiên cứu của HOSE cũng cho thấy, nhu cầu giao dịch NVDR của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hiện hữu. Xét về mặt kỹ thuật, sản phẩm này sẽ được triển khai khả thi một khi quy định pháp lý sớm được định hình cụ thể.
VSD hay Sở giao dịch được lập công ty phát hành NVDR?
Trước nhu cầu thực tế, theo góc nhìn của các tổ chức tư vấn đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước, việc tìm đầu ra cho NVDR không phải vấn đề quá khó khăn, mà quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung đều đặn cho thị trường.
"Có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp cạn room ngoại hiện nay đều là doanh nghiệp doanh nghiệp đầu ngành, quy mô tài sản lớn, nên nhu cầu huy động thêm vốn của họ không phải lúc nào cũng hiện hữu. Hơn nữa, ngay cả khi cần vốn, họ cũng có nhiều phương án để có thể tiếp cận được với nguồn vốn rẻ. Do đó, cách nào để họ chọn phương án huy động thêm vốn qua hợp tác với tổ chức phát hành NVDR để đưa sản phẩm này ra thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề cần xử lý...", lãnh đạo một công ty đang niêm yết trên HOSE chia sẻ.
Theo mô hình của Thái Lan, NVDR do một công ty con của sở giao dịch chứng khoán phát hành. Tuy nhiên, với quy định mới của Luật Chứng khoán là cho phép thành lập Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nên công ty phát hành NVDR có thể là công ty con của tổng công ty này hoặc sở giao dịch chứng khoán, miễn sao thuận lợi cho việc quản lý số cổ phiếu phải được phong tỏa để làm cơ sở cho phát hành lượng NVDR tương ứng... Mô hình công ty phát hành NVDR ra sao là điểm pháp luật cần vạch rõ trong năm 2020 này.
Dù có thuộc tổ chức nào thì công ty phát hành NVDR vẫn là tổ chức trung gian, nên chỉ có thể thực hiện việc phát hành NVDR khi có sự đồng thuận, hợp tác với tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở là các doanh nghiệp niêm yết. Nếu hai bên "cơm không lành" thì dễ dẫn đến thiếu nguồn cung cho thị trường.
Để giúp các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đã hết room ngoại nắm bắt được sơ bộ các luật chơi, nhận diện được những lợi ích của NVDR, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký (VSD) cần triển khai sớm các hoạt động chia sẻ thông tin sau khi cơ chế về NVDR được Quốc hội thông qua dự kiến vào trung tuần tháng 6 tới.
Từ đó, họ có quá trình chuẩn bị lên phương án hợp tác với công ty phát hành NVDR, đưa sản phẩm này đều đặn ra thị trường, tạo dòng chảy ổn định cho nguồn cung. Đây là yếu tố quan trọng để tránh rủi ro sức cầu bị "gãy", tương tự như tình trạng nhiều cổ phiếu cạn kiệt room cho nhà đầu tư nước ngoài kéo dài nhưng chậm được tháo gỡ như hiện nay.
Thực tế, việc triển khai bất kỳ một sản phẩm mới nào thường cần ít nhất 2-3 năm và không bao giờ là dễ, nhất là với những sản phẩm đặc thù trên thị trường chứng khoán do đòi hỏi đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của cả bên bán lẫn bên mua. Bởi vậy, các thành viên thị trường đang kỳ vọng sau khi cơ chế pháp lý được định hình, nhà quản lý cần sẵn sàng vượt qua các khó khăn, thách thức để vào cuộc triển khai NVDR ra thị trường như mong đợi của nhà đầu tư ngoại cũng như các bên liên quan.
Dù có thuộc tổ chức nào thì công ty phát hành NVDR vẫn là tổ chức trung gian, nên chỉ có thể thực hiện việc phát hành NVDR khi có sự đồng thuận, hợp tác với tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở là các doanh nghiệp niêm yết. Nếu hai bên "cơm không lành" thì dễ dẫn đến thiếu nguồn cung cho thị trường.
Giá vàng hôm nay 28/5: Dòng tiền được kích hoạt, vàng tụt giảm mạnh Giá vàng hôm nay 28/5 trên thị trường thế giới tụt giảm khá mạnh trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu tăng chưa có điểm dừng. Dòng tiền khổng lồ được bơm vào các nền kinh tế đẩy giá cổ phiếu lên nhanh. Đêm 27/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay lên trên ngưỡng 1.700 USD/ounce. Giá vàng giao tháng...