Vì sao người xưa không đặt tên con trai có chữ “Thiên”, không đặt tên con gái có chữ “Tiên”?
Người xưa quan niệm nam thường không đặt tên có chữ “Thiên”, còn tên của nữ thì không thể có chữ “Tiên”. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Có nhiều phương pháp để đặt tên cho một đứa trẻ mới chào đời. Từ xưa, người ta đã quan niệm cái tên đóng vai trò lớn trong cuộc đời của người đó từ lúc người ấy chào đời cho đến khi trưởng thành và mất đi.
Nhiều gia đình thời phong kiến thường có thói quen tìm đến những thầy dạy chữ hoặc thầy bói trong vùng để nhờ họ chọn một cái tên hay, ý nghĩa tốt đẹp cho đứa trẻ. Những gia đình nghèo hơn thì có thể nhờ những chú bác lớn trong nhà chọn ra cái tên cho đứa trẻ.
Trong vùng nông thôn Trung Quốc, có rất nhiều tập tục liên quan đến việc đặt tên, và những quy định này được coi là quan trọng và cần phải tuân theo. Đặc biệt, khi đặt tên cho con trai, họ thường tránh sử dụng chữ “Thiên”, trong khi đối với con gái, họ không sử dụng chữ “Tiên “. Tại sao lại có những quy định này?
Người xưa xem trọng việc đặt tên cho con cái
Trong thời cổ đại, việc đặt tên có thể được coi là một việc đơn giản hơn. Nhưng ngày nay, việc này lại trở thành một thách thức lớn đối với nhiều bậc cha mẹ. Họ mong muốn tên con mình không chỉ độc đáo và khác biệt, mà còn phải mang đậm nét đẹp, tinh tế. Họ thường sẽ tìm kiếm từ điển, khám phá những bài thơ cổ để lấy cảm hứng, thậm chí tham khảo tên của những nhân vật trong phim để đặt cho con mình.
Video đang HOT
Người xưa thường quan niệm đặt tên cho con trai không được có chữ “Thiên”, còn con gái phải né chữ “Tiên”. Trong thực tế, đây biện pháp tránh né việc phạm húy của thời cổ đại. Ví dụ như vua lập quốc thời Đường tại Trung Quốc, tên là Lý Uyên. Trùng hợp rằng có một thanh kiếm trong đó mang tên Long Uyên. Để tránh việc phạm húy với chữ “Uyên”, họ đã thay đổi thành Long Tuyền. Ngoài ra, trong thời cổ đại, có nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Đặt tên cho con gái thường kiêng kỵ chữ “Tiên”
Trong ngôn ngữ cổ đại, chữ “Thiên” thường chỉ đến vị hoàng đế, được xem là kỵ trọng nếu người bình thường sử dụng chữ này để đặt tên. Vì vậy, khi đặt tên cho con trai, việc sử dụng chữ “Thiên” bị coi là điều không nên làm. Tương tự, trong thần thoại cổ đại của Trung Quốc, “Tiên” thường chỉ về thần tiên hoặc tiên nữ. Đặt tên con mang chữ “Tiên” có thể coi là xúc phạm đến thần tiên, là một điều đại kỵ.
Một số vùng cũng mang tư tưởng chữ “Thiên” và chữ “Tiên” gắn liền với những điều quá lớn lao. Nếu áp đặt cái tên lớn lao đó cho đứa trẻ mà tương lai của đứa trẻ lại không gánh vác nổi trọng trách của cái tên này thì sẽ vô cùng gây hại cho đứa trẻ đó. Chính vì vậy thay vì những từ ngữ mang ý nghĩa to tát, người xưa lại chuộng đặt tên có ý nghĩa bình dị, thậm chí là tên xấu để đứa trẻ dễ nuôi, dễ phát triển và trưởng thành bình an.
Chàng trai Cà Mau được bố mẹ đặt tên nghe "tế nhị", 90% người đọc sai ai cũng cười, gọi đúng ra nghĩa đặc biệt
Một chàng trai ở Cà Mau được gia đình đặt tên "tế nhị" hiếm người đọc đúng, ai gặp anh cũng ngỡ ngàng và thẹn thùng khi cất tiếng gọi.
Việc đặt tên cho con được xem như một trách nhiệm quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa và tương lai của đứa trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh thường đau đầu trong việc chọn ra một cái tên đặc biệt, ấn tượng và phù hợp với nguồn gốc gia đình. Khi trẻ lớn lên, cái tên độc đáo có thể tạo nên một dấu ấn đặc biệt. Tuy nhiên, đôi khi việc chọn một cái tên có ý nghĩa nhưng lại dễ bị hiểu lầm khi người khác không biết cách phát âm đúng.
Một chàng trai sinh năm 1993, quê Cà Mau, đang trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội với cái tên có vẻ "tế nhị" nhưng thực tế lại không phải là vậy - đó là anh Châu Dù Ỵ. Khi bất kỳ ai gặp anh, họ thường cảm thấy ngỡ ngàng và thậm chí cảm thấy e ngại khi gọi tên anh. Trước tình huống đó, anh Dù Ỵ phải nhanh chóng giải thích cách phát âm tên mình để mọi người không bị nhầm lẫn.
Chàng trai Cà Mau được bố mẹ đặt tên nghe "tế nhị", 90% người đọc sai khiến ai cũng cười
Chàng trai miền Tây chia sẻ về "sự tích" cái tên gây hiểu nhầm trong cách đọc. Anh nói: " Mình gốc người Tiều, vì thế cha đã đặt cho cái tên mang văn hóa của dân tộc mình. Tên của mình nếu dịch ra theo tiếng Việt mang nghĩa may mắn - Như Ý. Song cách phát âm theo tiếng Việt khá là lạ, có chút "tế nhị, nhạy cảm".
Nhiều người khi biết tên mình liền thắc mắc các anh chị em trong họ có mang tên có cách phát âm lạ như vậy không! Quả thật nếu tính ra, đến đời mình đã "mất gốc" lâu rồi. Vì thế chỉ có mấy chú trong họ và mình được đặt tên theo gốc Tiều. Còn lại đặt theo tiếng dân tộc Kinh cả", anh Dù Ỵ tâm sự
Sau đó, chàng trai 30 tuổi đã tiết lộ rằng tên của mình được phát âm là "Dù Y" thay vì "Dù Ỵ" như nhiều người đã nhầm lẫn. Anh luôn cho rằng cha mình muốn duy trì nét văn hóa của người Tiều và lo sợ rằng tên của anh sẽ bị biến đổi theo thời gian, nên ông đã đặt cho anh một cái tên mang ý nghĩa đặc biệt như vậy.
Sở hữu cái tên quá độc lạ, chàng trai miền Tây gặp vô vàn tình huống "dở khóc dở cười". Anh Châu Dù Ỵ cho biết: " 90% người nào gặp mình cũng đọc sai cái tên Ỵ - đều đọc theo nghĩa "nhạy cảm". Mình còn thấy họ khá bối rối khi cất lời. Mình đành vội giải thích về nguồn gốc cái tên, nghĩa ra sao và chỉ cách đọc đúng chuẩn.
Chẳng ai có tên trùng với mình nên thi cử cứ dò tìm chữ Y là ra tên Ỵ . Năm mình đi làm giấy chứng minh thư có gặp chút nhầm lẫn phải sửa lại tên nhưng chẳng tốn bao nhiêu thời gian cả. Mình tên Ỵ mà cán bộ viết vào sổ lại là Y. Mình nghĩ chuyện đó hết sức dễ hiểu vì người Kinh đâu có nghĩ trên đời này lại có người tên Ỵ cơ chứ", anh Dù Ỵ kể
Khi đề cập đến việc có muốn đổi tên hay không, Ỵ đã thẳng thắn cho biết rằng anh chưa bao giờ nghĩ đến việc thay đổi tên mà cha đã đặt cho anh. Anh luôn tự hào về tên mình, một cái tên mang nét văn hóa của người Tiều , dù đã được lưu truyền qua 4 đời. Đặc biệt, anh cảm thấy tên của mình dịch sang tiếng Việt rất đẹp và đã mang lại nhiều may mắn cho gia đình anh.
Vì vậy, khi quyết định lấy vợ và có con, Dù Ỵ đã quyết định "nối gương" theo cha mình bằng cách đặt tên cho hai đứa con mang phong cách Tiều để duy trì và bảo tồn văn hoá dân tộc. Dù Hy được đặt tên với ý nghĩa "Như Hỷ," và Dù Sén mang ý nghĩa "Như Tường."
"Mình biết rằng việc đặt tên con như vậy trong xã hội hiện đại có thể làm cho con gặp một số khó khăn khi bước vào trường học. Tuy nhiên, ,mình tin rằng con cái sẽ yêu thích những cái tên mà cha mẹ đã chọn, giống như cách mình tôn trọng cha của mình. Quan trọng hơn, mình muốn đảm bảo rằng nét văn hóa đặt tên của người Tiều không bao giờ bị mai một" Ỵ chia sẻ.
Cô gái Quảng Bình thường xuyên bị bạn bè gọi sai tên bỗng lên hương nhờ một lần sánh vai với Sơn Tùng MTP Cô gái Quảng Bình sở hữu tên lạ "độc lạ" một bước lên hương thay đổi cuộc đời sau khi có cơ hội hợp tác với ca sĩ Sơn Tùng MTP khiến dân tình chú ý. Võ Ê Vo sinh năm 1995 quê gốc tại Quảng Bình, trải qua một tuổi thơ đặc biệt vì tên của cô luôn khiến người ta nhớ...