Vì sao người Trung Quốc xưa khuyên đàn ông, phụ nữ và người cao tuổi lần lượt không được đến 3 nơi này
Trung Quốc có câu tục ngữ: ‘Nam không nhập Xuyên, nữ không nhập Tạng, lão không nhập Quảng’, nghĩa là đàn ông không nên vào Tứ Xuyên, phụ nữ không nên đến Tây Tạng và người già không nên vào Quảng Đông.
Nghe đơn giản nhưng ngụ ý vô cùng sâu xa.
Văn hóa Trung Quốc nổi tiếng với sự uyên thâm, sâu sắc và có bề dày lịch sử. Một trong số đó chính là ca dao tục ngữ. Trung Quốc có một câu tục ngữ rất độc đáo. Đó là: “Nam không nhập Xuyên, nữ không nhập Tạng, lão không nhập Quảng”.
Tứ Xuyên, Tây Tạng, Quảng Đông đều là những khu vực nổi tiếng và đặc biệt phát triển du lịch ở Trung Quốc. Nhưng tại sao câu nói lại khuyên người ta không nên đến những vùng đất này? Nó có thật sự đúng với ngày nay không?
1. “Nam không nhập Xuyên” – đàn ông không nên vào Tứ Xuyên
Thời xưa, Tứ Xuyên luôn là trận địa của các cuộc chiến, có địa hình thung lũng lòng chảo, 4 mặt núi bao quanh, dễ thủ khó công. Đồng thời, nơi đây còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên, là cái nôi của nền văn minh Ba Thục cổ đại hơn 700 năm, khai quật được di chỉ Tam Tinh Đôi.
Được biết, di chỉ Tam Tinh đôi là một di chỉ khảo cổ học nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên. Đồng thời, Tam Tinh Đôi cũng là tên gọi của một văn hóa thời đại đồ đồng trước đây chưa biết mà nó là di chỉ điển hình.
Vào thời cổ đại, bồn địa Tứ Xuyên có hai đặc điểm: Thứ nhất, chiến loạn xảy ra triền miên, binh đao loạn lạc. Thứ hai, vì dễ thủ khó công, giao thông không thuận tiện. Người xưa tin rằng khi đàn ông vào Tứ Xuyên cũng đồng nghĩa với việc phải tham gia chiến tranh, bị trói chân trong những cuộc chiến và con cháu đời sau cũng vậy.
Ở thời hiện đại, điều kiện tự nhiên ở Tứ Xuyên hiền hòa hơn, khí hậu dễ chịu, trở thành nơi đất lành chim đậu, ai cũng muốn đến định cư. Hơn nữa người dân Tứ Xuyên có thái độ sống nhàn nhã; quán trà, nhà hàng và quán chơi mạt chược ở mở ra khắp mọi nơi. Ở Tứ Xuyên, con người dễ bị cuốn theo cuộc sống sung sướng bình lặng.
“Nam không nhập Xuyên” ở đây có ý nghĩa sâu xa rằng nhắc nhở đấng nam nhi nên thoát ly vùng an toàn để tranh đấu cho quang vinh, khám phá thế giới.
2. “Nữ không nhập Tạng” – phụ nữ không nên đến Tây Tạng
Video đang HOT
Vào thời nhà Đường, Tây Tạng được gọi là “Thổ Phiên”. Trong mắt người xưa, Tây Tạng rất xa xôi, người đàn ông khi đó cần phải kề cận phụng dưỡng bố mẹ, không được đi xa. Hơn nữa, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, nam đã không được đi xa, huống hồ chi người phụ nữ!
Đồng thời, giao thông thời cổ đại không thuận tiện, vào Tây Tạng là chuyện vô cùng khó khăn. Thậm chí ngày nay, có một số vùng đất không có người ở ở Tây Tạng, nơi các loài thú dữ bị ám ảnh.
Cho dù ở thời hiện đại, Tây Tạng vẫn là một nơi vô cùng bí hiểm, khó khám phá. Ngày nay, du lịch phát triển, vô số du khách đến tham quan. Nhưng ngày xưa rất hiếm phụ nữ ở vùng khác vào Tây Tạng, nếu không muốn bỏ mạng.
3. “Lão không nhập Quảng” – người già không nên vào Quảng Đông
Thuở xa xưa vùng Quảng Đông được gọi là “Nam Man” – vùng đất cằn cỗi, là nơi lưu đày của người xưa. Người xưa đến Quảng Đông rất khó trồng trọt, làm ăn.
Thanh niên trẻ thời xưa rất khó sống ở Quảng Đông, chứ đừng nói người già sức khỏe yếu ớt. Đó chính là lý do người già ở vùng khác nếu muốn di cư thì Quảng Đông không phải sự lựa chọn đúng đắn.
Ở thời hiện đại, Quảng Đông là vùng ven biển, trở thành khu vực mở cửa cải cách, phát triển văn hóa và kinh tế. Thành phố ngày nay cũng không còn cằn cỗi như xưa. Mặc dù nhịp sống của Quảng Đông khá nhanh, nhưng thái độ sống cá nhân quyết định bản thân, không phải môi trường.
Trong môi trường thoải mái này, có người bận rộn, cũng có người nhàn hạ. “Lão không nhập Quảng” không còn đúng với hiện tại.
15 lễ hội lớn của người Trung Quốc
Từ tháng 1 đến tháng 12, Trung Quốc có một lịch lễ hội và lễ kỷ niệm dày đặc. Cho dù đó là lễ hội văn hóa hay truyền thống thì đây cũng là lý do để mọi người tụ tập ăn mừng.
Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân
Nằm ở tỉnh cực bắc của Trung Quốc, Cáp Nhĩ Tân có nhiệt độ băng giá vào - 20 độ, khiến nơi đây trở thành địa điểm hoàn hảo để tổ chức lễ hội băng. Hãy đến đây vào tháng 1 hằng năm để trải nghiệm vẻ đẹp của những tác phẩm điêu khắc và đèn lồng trên băng được trang trí công phu, hoặc tham gia trượt tuyết hoặc bơi lội vào mùa đông. Lễ hội này rất phát triển trong vài năm gần đây, bao gồm cả pháo hoa và các buổi hòa nhạc, vì vậy đừng bỏ lỡ nhé!
Lễ đón chào năm mới
Một trong những sự kiện lớn nhất ở lục địa châu Á, Tết Nguyên đán được tổ chức ở hơn 10 quốc gia khác nhau và cũng là lễ kỷ niệm lớn nhất là ở Trung Quốc. Ngày lễ này thường kéo dài đến 15 ngày với mỗi ngày tập trung vào một giá trị khác nhau. Các thành phố được trang hoàng bởi đèn lồng và các gia đình tặng nhau những phong bao lì xì để cầu may.
Lễ Thanh minh
Ngày lễ này dành để tôn vinh, tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà. Vào ngày 5/4, các gia đình đến thăm, quét dọn phần mộ của những người thân yêu đã khuất và đặt cành dương liễu xung quanh lối vào để xua đuổi ma. Ngoài việc tưởng nhớ những người đã khuất, trong ngày lễ này người Trung Quốc còn thả diều trong công viên để cầu mong sự may mắn.
Lễ hội té nước Vân Nam
Là một truyền thống lâu đời của người Đài rơi vào ngày 13 - 16/4, lễ hội này diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến té nước vào người nhau nhằm tẩy sạch những điều xui xẻo. Sự thanh tẩy này bắt đầu với việc tắm Phật, và sau đó mở rộng đến gia đình, bạn bè và những khách du lịch đi ngang qua.
Lễ hội bánh bao Cheung Chau
Được tổ chức trên một trong những hòn đảo bình dị bên ngoài của Hồng Kông vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, lễ hội Cheung Chau có từ đầu những năm 1900, khi các ngôi làng ngăn chặn bệnh dịch bằng các nghi lễ Đạo giáo. Trong lễ hội thường có diễu hành, cúng dường, múa lân và tranh giành tháp bánh.
Sinh nhật của Đức Phật
Đức Phật được tôn kính trên khắp Trung Quốc như một biểu tượng của hòa bình, nhân ái và sinh nhật của Ngài là một ngày lễ lớn. Mọi người thường hành lễ một cách thành kính và phát thức ăn cho người nghèo cũng như đến thăm các ngôi chùa Phật giáo.
Lễ hội thuyền rồng
Được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm, lễ hội này có từ hơn 2000 năm trước. Bánh ú, gạo nếp là thức ăn cần thiết trong lễ hội này và các cuộc đua thuyền đi kèm với tiếng trống rất sôi động. Các cuộc đua thuyền diễn ra trên khắp Trung Quốc vào dịp này, với 20-30 tay chèo trên một chiếc thuyền dài 10-20m.
Lễ hội âm nhạc âm dương
Đây là một lễ hội âm nhạc lớn được tổ chức trên Vạn Lý Trường Thành. Với trọng tâm là sân khấu âm nhạc underground và nhiều nghệ sĩ quốc tế, lễ hội này rất hấp dẫn đối với những người yêu âm nhạc hoặc những người tìm kiếm một trải nghiệm văn hóa khác thường.
Lễ Thất tịch
Còn được gọi là Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc, lễ Thất tịch vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ Ngưu Lang và Chức Nữ, cặp tình nhân bị ngăn cách bởi thời gian và không gian. Ở lễ hội này, bạn có thể thưởng thức mì truyền thống và sủi cảo, hoặc đến hồ Shichahai vào ban đêm, nơi nhiều người dân Bắc Kinh đặt đèn lồng giấy trên mặt nước, tạo lên một hình ảnh vô cùng lãng mạn.
Lễ hội bia Thanh Đảo
Lễ hội này nhằm tôn vinh loại bia phổ biến nhất của Trung Quốc, bia Tsingtao thuộc nhà máy bia Thanh Đảo. Kể từ khi thành lập năm 1991, lễ hội này đã phát triển bao gồm thêm cả các loại bia quốc tế. Lễ hội diễn ra vào cuối tháng 7 và kéo dài trong suốt 2 tuần với nhạc sống, các cuộc thi và rất nhiều buổi thử bia.
Lễ hội ma đói
Trong suốt tháng 8, bạn sẽ nhận thấy mùi hương đốt trong không khí và thức ăn cúng dường ngoài đường. Điều này theo tín ngưỡng cổ truyền là để xoa dịu các linh hồn trong thời gian mà người dân địa phương gọi là "Tháng ma". Trong lễ hội này, nên tránh mặc đồ màu đỏ hoặc bắt đầu các sáng kiến hoặc dự án mới, vì nó được coi là không may mắn.
Lễ hội trung thu
Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong lịch Trung Quốc. Mọi người trở về nhà, đoàn tụ với gia đình, bạn bè và ăn mừng với bánh trung thu, câu đố, đèn lồng...
Lễ hội âm nhạc Echo Park
Sau khi ra mắt vào năm 2015, lễ hội âm nhạc Thượng Hải này đã quay trở lại với những màn biểu diễn quốc tế tuyệt vời. Lễ hội đã thu hút đám đông từ khắp Trung Quốc cùng đến để thưởng thức âm nhạc và có một khoảng thời gian vui vẻ với bạn bè, gia đình.
Tết Trùng cửu
Ngày 9/9 âm lịch hằng năm là thời điểm các gia đình tưởng nhớ người đã khuất, dọn dẹp phần mộ của họ và đi bộ đường dài, lên càng cao càng tốt mang lại may mắn. Dãy núi Hoàng Sơn là nơi lý tưởng để du lịch với ý nghĩa vượt lên trên những linh hồn xấu.
Liên hoan nghệ thuật Trung Quốc
Vào dịp cuối năm, người Trung Quốc thường đến Thượng Hải để tham dự lễ hội văn hóa và nghệ thuật lớn nhất Trung Quốc. Kéo dài cả tháng, lễ hội này sử dụng các địa điểm xung quanh thành phố để tổ chức các vở kịch, opera, khiêu vũ, âm nhạc và triển lãm nghệ thuật.
Ấn Độ: Độc đáo tục lệ đàn ông tới tuổi trưởng thành phải thực hiện điều này và cấm phụ nữ lại gần Ấn Độ nổi tiếng là đất nước đa dạng sắc tộc, trong đó bộ lạc Garo được biết đến với tục lệ độc đáo: đàn ông độc thân rời khỏi nhà và sống cùng nhau ở nơi cấm phụ nữ bước vào. Bộ lạc Garo nằm trong số ít bộ lạc theo "xã hội" mẫu hệ. Bộ lạc Garo theo "xã hội" mẫu...