Vì sao người Nhật vội vã tích trữ giấy vệ sinh
Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang ra sức kêu gọi dân chúng tích trữ giấy vệ sinh như một phần của ngày ngăn chặn thảm họa. Song, tại sao lại tích giấy vệ sinh?
Theo Reuters, người dân Nhật, nổi tiếng là thận trọng, được khuyên tích trữ giấy vệ sinh nhằm đảm bảo sẽ không bị bắt gặp trong cảnh chưa kịp kéo quần khi trận động đất lần tới tấn công thành phố.
Ngoài ra, dân chúng còn được khuyên tích trữ các món hàng thiết yếu khác như nước uống và thực phẩm.
Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang hợp lực đằng sau khẩu hiệu tuyên truyền “Chúng ta hãy tích trữ giấy vệ sinh” như một phần của Ngày ngăn chặn thảm họa tại nước này, quốc gia vốn thường xuyên hứng chịu các trận động đất.
“Sau khi cạn giấy vệ sinh, mọi người bắt đầu dùng khăn giấy và như vậy sẽ gây kẹt toilet”, ông Toshiyuki Hashimoto, một quan chức phụ trách các sản phẩm về giấy cho biết.
Có điều đáng nói là, 41% số giấy vệ sinh của Nhật được sản xuất tại những vùng hay phải hứng chịu động đất nhất tại nước này, như Shizouka ở miền trung Nhật, nơi có hơn 80% sẽ hứng chịu một trận động đất lớn ở ngoài khơi trong 30 năm tới.
Video đang HOT
Dựa trên những gì xảy ra sau sóng thần 2011, làm hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn người mất nhà và gây thiệt hại 36,4 tỷ USD, thiếu hụt giấy vệ sinh cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Quảng cáo tích trữ giấy vệ sinh từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng dầu năm 1973, khi một cụ bà 83 tuổi bị gẫy chân trong khi giành giật các cuộc giấy vệ sinh với những người khác.
Giấy vệ sinh đã mau chóng được liệt vào danh sách những vật cần có trong trường hợp khẩn cấp cùng với thực phẩm, nước uống, bộ sơ cứu vết thương và toilet xách tay theo Kế hoạch quản lý khủng hoảng cơ bản của chính phủ Nhật.
“Cùng với thực phẩm, giấy vệ sinh là những món hàng đầu tiên biến mất khỏi các kệ siêu thị trong thời kỳ xảy ra thảm họa, ngay cả ở những vùng ngoài phạm vi bị thảm họa”, ông Hashimoto cho biết.
Nhật luôn coi trọng việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thảm họa, đặc biệt là kể từ vụ động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011. Ngoài ra, lời khuyên tích trữ giấy vệ sinh được cho là không có đáng ngạc nhiên tại Nhật vì truyền thống lâu đời trong việc sử dụng giấy vệ sinh ở quốc gia này.
Theo Vietnamnet
Nghị sỹ Nhật muốn "ngoại giao đấu vật" với Triều Tiên
Một nghị sỹ Nhật từng là võ sỹ đấu vật đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện thể thao đặc biệt tại Bình Nhưỡng, với ý định dùng "ngoại giao thể thao" để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Kanji "Antonio" Inoki
Trước đây, ông Kanji "Antonio" Inoki từng giúp giải thoát các con tin người Nhật tại Iraq năm 1990, sau khi gây ấn tượng mạnh với lãnh đạo Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein. Mới đây hơn, ông cũng thông qua mối quan hệ với các đô vật Pakistan để xây dựng mối quan hệ với quốc gia Nam Á này.
Nổi bật với chiều cao 1m9, gương mặt vuông chữ điền, cùng sự yêu thích những chiếc khăn quàng cổ màu đỏ, ông Inoki từng gây nhiều chú ý khi tham gia đấu vật với nhà vô địch quyền anh hạng nặng của thế giới Muhammad Ali tại Tokyo năm 1976.
Kế hoạch mới nhất của ông Inoki sẽ là đưa 21 đô vật từ Nhật, Mỹ, Pháp, Brazil và Trung Quốc tới tham dự "Đại hội vật quốc tế", diễn ra tại sân vận động Ryugyong Chung Ju-yung của Bình Nhưỡng trong các ngày 30 và 31/8 tới.
Theo thông tin từ văn phòng của ông Inoki, sự kiện sẽ được giới chức Triều Tiên đồng tham gia tổ chức, với các sự kiện bên lề là những màn trình diễn môn võ nổi tiếng taekwondo của Triều Tiên, cùng nhiều môn võ khác.
"Chúng tôi về cơ bản và luôn luôn hướng tới việc tạo ra một môi trường thuận lợi nhất có thể" cho các mối quan hệ song phương, ông Inoki nói. Ông từng có 29 lần tới thăm Bình Nhưỡng kể từ năm 1974 để xây dựng các mối quan hệ với Triều Tiên, nơi sinh của cố sư phụ môn vật của ông.
"Các cuộc đàm phán cấp chính phủ nên đi vào chiều sâu càng sớm càng tốt. Tôi tin rằng giải pháp tốt nhất sẽ là chuyến thăm của thủ tướng Shinzo Abe", Inoki khẳng định.
Sự kiện trên được công bố hồi tháng trước, chỉ ít ngày sau khi Tokyo rút lại các lệnh cấm vận đơn phương, bao gồm việc hạn chế đi lại đối với Triều Tiền, nhằm ghi nhận việc Bình Nhưỡng tái điều tra số phận của người Nhật bị các điệp viên Triều Tiên bắt giữ trong những năm 1970 - 1980.
Sau khi lệnh cấm trên được nới lỏng, ông Inoki đã dẫn đầu một nhóm nghị sỹ tới thăm Triều Tiên, và đàm phán với các quan chức nước này về cách thức giải quyết vấn đề người Nhật bị bắt cóc, và thúc đẩy trao đổi thông tin giữa hai nước. Triều Tiên dự kiến sẽ công khai kết quả điều tra vào tháng 9 này, giữa lúc đang có tin đồn ông Abe sẽ tới Bình Nhưỡng nếu quốc gia này đưa ra một thông báo quan trọng.
Năm nay 71 tuổi và giã từ sự nghiệp đấu vật năm 1998, ông Inoki đã hai lần được bầu vào Thượng viện Nhật kể từ năm 1989. "Thể thao là một điều gì đó không thể bị chối bỏ ngay cả với một xã hội khép kín. Tôi nghĩ rằng mọi người tại đó luôn để ngỏ một vài cánh cửa thông qua thể thao", Inoki nói về sự kiện sắp diễn ra tại Bình Nhưỡng.
Cách tiếp cận các vấn đề chính trị một cách độc đáo của ông Inoki từng gây chú ý mạnh vào năm 1990, khi ông giúp 41 con tin người Nhật được trả tự do trong cuộc chiến tranh Vùng vịnh, sau một cuộc gặp với con trai của ông Saddam Hussein và tổ chức một buổi trình diễn đấu vật tại Baghdad.
Cùng năm đó, Inoki cải sang đạo Hồi, lấy tên Muhammad Hussain trong một chuyến đi nhằm giải cứu con tin, sau khi được khuyên rằng việc theo đạo Hồi sẽ có ích trong việc tiếp xúc các lãnh đạo Iraq.
Theo Dantri
Siêu bão đổ bộ, hơn nửa triệu người Nhật di tản Hơn nửa triệu người Nhật phải di tản trong khi hàng trăm chuyến bay bị hủy khi siêu bão Neoguri ập vào miền tây nam nước này. Theo hãng tin Reuters, siêu bão Neoguri với tốc độ gió lên đến hơn 250 km/giờ đã đổ bộ vào miền Tây Nam đất nước mặt trời mọc. Hiện chưa có con số thống kê thiệt...