Vì sao người Nhật đột nhiên thay đổi giờ làm?
Nhật Bản hiện đang thay đổi thời gian làm việc để nâng cao hiệu quả, cắt giảm lương làm thêm giờ và thúc đẩy một lối sống lành mạnh cho người lao động.
Khoảng 10% trong số 2.000 công ty Nhật Bản được điều tra vào hồi đầu năm nay đã đưa ra thời gian làm việc sớm hơn. 20% trong số đó đang xem xét thực hiện chính sách này, theo một viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Lao động Nhật Bản.
Xu hướng này hiện đang phù hợp với chiến dịch của chính phủ Nhật Bản trong việc tạo ra một sự cân bằng giữa công việc và lối sống lành mạnh hơn. Mặt khác, xu hướng này cũng sẽ làm xoa dịu tâm lý của mọi người khi nghĩ về Nhật Bản là một đất nước suốt ngày làm việc.
Chương trình thay đổi giờ làm của Nhật Bản sẽ tạo ra những thay đổi trong một số hệ thống xã hội như: thời gian làm việc tại các trung tâm chăm sóc ban ngày và văn hóa kinh doanh nói chung tại các nơi làm việc ở Nhật Bản.
Tập đoàn Itochu là một trong những công ty giới thiệu chương trình đi làm việc sớm tại Nhật Bản. Nhân viên tập đoàn sẽ phải có mặt ở văn phòng tại trung tâm Tokyo vào lúc 7h30 sáng để nhận đồ ăn sáng do công ty chuẩn bị, sau đó họ sẽ làm việc ngay.
Bữa ăn sáng là một phần trong chương trình được đưa ra vào tháng 5 năm 2014. Tập đoàn Itochu cấm làm việc sau 8 giờ tối và trả thêm lương cho những công nhân làm việc từ 5 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Trong khi, trước kia, nếu công nhân nào làm việc quá giờ vào buổi tối sẽ được tăng lương.
Kết quả là, làm việc thêm giờ của người lao động đã giảm trung bình 4 giờ/người/tháng. Mức độ trả thêm lương đã giảm 7%, trong khi hiệu quả công việc đã được cải thiện, theo các nhà quản lý công ty.
Video đang HOT
Tập đoàn Itochu đã thay đổi nhận thức của mọi người về việc làm việc thêm giờ khi mọi người nhìn vào hiệu quả công việc, Kazuhiko Umeyama, một nhà quản lý về nhân sự cho biết.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng mở thêm một trung tâm chăm sóc trẻ em, trung tâm bắt đầu mở cửa nhận các cháu từ 7 giờ sáng.
Fast Retailing, công ty quản lý chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo ở Nhật Bản và ở nước ngoài, cũng thay đổi thời gian bắt đầu làm việc vào lúc 7 giờ sáng tại trụ sở chính tại Tokyo và trụ sở công ty tại tỉnh Yamaguchi trong tháng 9 năm 2011.
Vào mùa hè năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu chiến dịch làm việc sớm hơn và khuyến khích người lao động tại cơ quan trung ương ở Kasumigaseki, Capitol Hill Tokyo, bắt đầu làm việc từ 7 giờ 30 sáng đến 8 giờ 30 sáng và ra về lúc 5 giờ chiều. Bởi vậy, họ có thể dành thời gian cho gia đình và các hoạt động riêng tư.
Chương trình này cũng chưa hoàn toàn thành công khi vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua, chỉ có 65% công nhân được rời khỏi nơi làm việc lúc 5 giờ chiều, theo một cuộc điều tra.
Toshiyuki Ueki, một người quản lý phụ trách chương trình làm việc sớm hơn của Fast Retailing, cho biết thay đổi giờ làm là rất cần thiết trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, đối với những nhân viên nữ có con nhỏ thì việc đi làm sớm là rất khó vì không có nhà trẻ nào mở trước 7 giờ sáng. Song, chương trình này cũng đã mang đến những ưu đãi đặc biệt đối với các nhân viên này và cho phép họ đi làm sau 7 giờ sáng.
Trong khi đó, những công nhân làm việc với đối tác nước ngoài sẽ được phép bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng, ông Toshiyuki Ueki cho biết thêm.
Theo Tuyết Nhung
Một Thế giới/Japan Today
WikiLeaks: 'Mỹ nghe lén chính phủ và các công ty Nhật Bản'
Trang web của WikiLeaks tiết lộ Mỹ do thám chính phủ và các công ty lớn của Nhật Bản từ 2006 đến 2007, trong bối cảnh 12 nước có thể sắp hoàn tất đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP).
WikiLeaks tung ra tài liệu Mỹ do thám Nhật Bản trong bối cảnh hai nước cùng 10 đối tác nỗ lực hoàn tất Hiệp định TPP. Ảnh minh họa: Reuters
Trong danh sách WikiLeaks công bố hôm nay có 35 cá nhân, bộ ngành và công ty Nhật Bản được xác định là đối tượng nghe lén của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), theo VOA.
Japan Times cho biết tài liệu nghe lén mang tên "Nhắm vào Tokyo", được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khoảng tháng 9/2006 đến tháng 9/2007. Đối tượng bị nghe lén là các nhân viên tổng đài và quan chức làm việc tại Văn phòng Nội các, thư ký của văn phòng Thư ký Nội các và một danh sách được gọi là "Các nhân vật rất quan trọng của chính phủ". Các quan chức của Ngân hàng Nhật Bản, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, chi nhánh khí tự nhiên của Mitsubishi, chi nhánh dầu của Mitsui cũng có tên trong danh sách này.
"Trong những tài liệu này, chúng tôi thấy chính phủ Nhật lo ngại về mức độ những thông tin có thể trao đổi với phía Mỹ", Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks nói trong bản thông báo.
Những nội dung Washington cố khai thác từ Nhật là hợp tác song phương, các đàm phán thương mại và chiến lược biến đổi khí hậu. Có một số thông tin Mỹ chia sẻ với "các đối tác tình báo" là Australia, Anh, Canada và New Zealand.
Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Yasuhisa Kawamura cho hay nước này và Mỹ đang trao đổi về vấn đề "thu thập thông tin" của NSA, nhưng ông không cung cấp chi tiết cụ thể. "Tokyo sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ thông tin của mình", ông Kawamura nói.
Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cho hay đã biết báo cáo mới của WikiLeaks nhưng chưa đưa ra bình luận. Hai công ty lớn nằm trong danh sách bị theo dõi Mitsui và Mitsubishi cũng không trả lời câu hỏi của báo chí.
Bí mật Mỹ do thám các nước đồng minh bị phơi bày hồi năm 2013, khi WikiLeaks công bố tài liệu từ cựu viên chức NSA Edward Snowden, cho biết Washington nghe lén điện thoại cầm tay của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Mỹ và Nhật Bản là đồng minh của nhau trong hơn nửa thế kỷ sau khi kết thúc Thế chiến II.
Hồi tháng 6, WikiLeaks công bố tài liệu cho biết Mỹ nghe lén ba tổng thống Pháp Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy and Francois Hollande từ năm 2006 đến 2012. Các bộ trưởng và đại sứ Pháp tại Mỹ cũng nằm trong mục tiêu. Pháp triệu đại sứ Mỹ lên và tuyên bố đó là hành vi "không thể chấp nhận được".
Khánh Lynh
Theo VNE
Cấm cán bộ, công chức dùng điện thoại trong cuộc họp Bộ Nội vụ vừa yêu cầu công chức không đi muộn, về sớm, phải có mặt tại trụ sở cơ quan đúng giờ hành chính. Trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, công chức của Bộ Nội vụ không được sử dụng điện thoại di động. Bộ Nội vụ vừa ban hành Chỉ thị tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính...