Vì sao người dân không được chủ quan dù đã tiêm vắc xin Covid-19?
TP Hà Nội mới đây công bố 2 ca Covid-19 là người sống cùng nhà. Trong đó, anh trai là nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin đủ 2 mũi, người em vừa tiêm xong mũi một.
Cùng với Bình Dương, TPHCM, TP Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi một vắc xin Covid-19 đạt trên 90% (những người trên 18 tuổi). Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, việc tiêm vắc xin nhất là mới chỉ tiêm mũi một không nên là lý do để nhiều người dân chủ quan với bệnh.
Thống kê ban đầu của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trên địa bàn TP có hơn 300 trường hợp đã tiêm mũi một và 73 người tiêm cả 2 mũi vẫn mắc Covid-19.
Tiêm 2 mũi vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết có những loại khi tiêm 2 mũi thì miễn dịch gần như đạt 100%, như vắc xin sởi tạo miễn dịch 99% và miễn dịch suốt đời, vắc xin bại liệt cũng tương tự. Tuy nhiên, vắc xin ngừa Covid-19 là vắc xin mới, được phê duyệt trong tình trạng khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc xin làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh và mức độ miễn dịch bền vững như thế nào, kéo dài được bao lâu…
“Nhưng chắc chắn việc mới chỉ một mũi thì miễn dịch còn yếu và phải 14 ngày sau tiêm cơ thể mới có miễn dịch. Vì thế, phải tiêm đủ 2 mũi mới có miễn dịch để bảo vệ tốt hơn”, TS Phu nói.
Chẳng hạn, với vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, sau khi tiêm mũi một, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%. Sau khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần đạt 80%.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhấn mạnh việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin chỉ giảm sự lây nhiễm chứ không hoàn toàn đảm bảo người tiêm không bị lây nhiễm. Ca mắc Covid-19 mới đây của TP là một nhân viên y tế ở Kiến Hưng, Hà Đông là một ví dụ. Trường hợp này đã được tiêm 2 mũi vắc xin, được phát hiện thông qua lấy mẫu xét nghiệm định kỳ của cơ sở y tế. Em trai của nhân viên y tế này cũng có kết quả dương tính, trường hợp này mới tiêm mũi một.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nồng độ virus ở một số người đã tiêm vắc xin và người không tiêm bằng nhau. Điều này nghĩa là khả năng lây lan cho người khác là như nhau. Điểm khác là người đã được tiêm thường mắc bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và thường không dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
TP HCM và một số địa phương đang lên kế hoạch để áp dụng thẻ xanh cho những người đã tiêm 2 mũi vắc xin.
“Các nước khi tiêm vắc xin mong muốn những người nhiễm không tử vong và chấp nhận khái niệm bệnh đặc hữu như virus cúm mùa, nhưng vẫn phải thực hiện 5K”, TS Phu nói.
Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và vẫn có thể lây cho người khác. Đặc biệt lây cho trẻ em, đối tượng chưa được tiêm vắc xin, lây cho người già, người có bệnh nền – những người này chưa được tiêm thì khi mắc bệnh dễ phải nhập viện và nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, người tiêm vắc xin đi đến vùng có tỷ lệ tiêm thấp lại lây nhiễm cho người chưa tiêm vắc xin ở đó thì dễ bùng phát dịch.
TP Hà Nội vẫn là vùng nguy cơ cao
Bên cạnh đó, hiện nay, dù số ca Covid-19 những ngày qua thấp song TP Hà Nội vẫn thuộc khu vực nguy cơ cao, giao lưu về kinh tế văn hóa xã hội nhiều nên nguy cơ dịch rất cao. Các tỉnh, thành phố khác vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt là miền Nam. Vì thế, thời gian tới vẫn sẽ có thể có ca mắc ngoài cộng đồng. TP hiện vẫn yêu cầu người dân không có việc cần thiết thì không ra đường.
Theo chuyên gia, trước khi giãn cách Hà Nội có nhiều ổ dịch tại các quận huyện nhưng giờ tập trung nhỏ, gọn, số ca mắc không lớn đặc biệt là ca cộng đồng. Tuy nhiên, để trở về “Zero Covid” là khó vì dù giãn cách lâu như vậy nhưng vẫn còn ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng. Dịch đi vào chuỗi lây nhiễm như lái xe, chợ đầu mối, người bán hàng online có thể giao dịch từ các vùng khác về chứ không phải chỉ trong TP. Vì thế, dù TP kiểm soát người từ vùng dịch về nhưng không thể kiểm soát 100%. Trong khi đó, tình hình dịch ở Việt Nam hiện vẫn hết sức phức tạp đặc biệt TPHCM.
Vì thế, người dân vẫn phải cảnh giác. Đồng thời, những người đã tiêm đủ liều vắc xin cũng không được chủ quan, cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng về cách ly, giãn cách xã hội và tuân thủ 5K cũng như các biện pháp phòng bệnh khác.
Đà Nẵng xét nghiệm diện rộng chợ Phước Mỹ và Cẩm Lệ liên quan nữ nhân viên massage
Sáng 5-5, hàng trăm tiểu thương chợ Phước Mỹ và chợ Cẩm Lệ cùng người dân sống khu vực xung quanh đã được tập trung về sân chợ xét nghiệm tìm kiếm virus gây bệnh COVID-19.
Cán bộ y tế quận Sơn Trà lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại chợ Phước Mỹ sáng 5-5 - Ảnh: TẤN LỰC
Các tiểu thương và người dân quanh chợ được TP Đà Nẵng nhanh chóng tổ chức xét nghiệm truy vết do ca bệnh 2989 - nữ nhân viên massage khách sạn Phú An trên đường 2-9 - đã đến đây mua sắm và tiếp xúc nhiều người.
Theo thông tin bệnh nhân này cung cấp, trong sáng 2-5 bệnh nhân đã cùng bạn đến chợ Phước Mỹ, quận Sơn Trà, mua sắm và tiếp xúc nhiều tiểu thương tại tầng trệt và tầng 2. Trước đó, bệnh nhân này cũng đã đến mua sắm tại chợ Cẩm Lệ, quận Cẩm Lệ.
Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nhận định thời điểm trên các tiểu thương không đeo khẩu trang, không thực hiện đúng quy định phòng chống dịch nên nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Các tiểu thương và người dân được cơ quan chức năng yêu cầu ở trong nhà, không di chuyển cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Dự kiến hơn 400 mẫu xét nghiệm tại chợ này sẽ có kết quả ngay trong hôm nay 5-5.
UBND quận Sơn Trà cũng yêu cầu phong tỏa, tạm dừng hoạt động buôn bán tại chợ Phước Mỹ cho đến khi có thông báo mới.
Bà Ngô Thị Cúc (53 tuổi), kinh doanh trên con đường bên hông chợ Phú Mỹ, cho biết đã đến tham gia xét nghiệm vì lo sợ dịch lây lan ra xung quanh.
"Dù tôi không trực tiếp vào chợ hôm đó nhưng do buôn bán gần chợ, người ra vào hằng ngày nhiều nên cũng rất lo, tham gia xét nghiệm cùng mọi người cho an tâm" - bà Cúc nói và cho biết sẽ chấp hành ở nhà trong ngày hôm nay chờ kết quả theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Từ 8h sáng 5-5, tất cả tiểu thương tại chợ Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng và người dân lân cận được gọi đến sân chợ xét nghiệm - Ảnh: TẤN LỰC
Hơn 400 người sẽ tham gia xét nghiệm tại chợ Phước Mỹ do liên quan ca bệnh 2989 - nữ nhân viên massage. Chợ Phước Mỹ cũng đóng cửa tạm dừng hoạt động buôn bán - Ảnh: TẤN LỰC
Tiểu thương và người dân đến bàn khai thông tin xét nghiệm - Ảnh: TẤN LỰC
Cán bộ Trung tâm Y tế quận Sơn Trà kiểm tra họ tên, phát ống nghiệm và hướng dẫn tiểu thương vào vị trí lấy mẫu - Ảnh: TẤN LỰC
Các tiểu thương được đưa đến khu vực lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: TẤN LỰC
Sau khi lấy mẫu, những người này được yêu cầu ở yên tại nhà chờ đến khi có kết quả xét nghiệm - Ảnh: TẤN LỰC
Ống nghiệm chứa mẫu xét nghiệm của các tiểu thương. Dự kiến trong hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm toàn bộ tiểu thương và người dân quanh chợ Phước Mỹ - Ảnh: TẤN LỰC
Phát hiện người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bằng dải khăn tang Đi tập thể dục buổi sáng, một số người dân tại xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bàng hoàng phát hiện người đàn ông chết trong tư thế treo cổ trên cây bằng dải khăn tang tại khu vực cánh đồng làng. Hiện trường nơi phát hiện ông I. chết trong tư thế treo cổ - Ảnh: KHÁNH LINH Ngày...