Vì sao người bệnh ung thư thường bị rụng tóc khi điều trị?
Dưới đây là lý do khiến người bệnh ung thư thường bị rụng tóc nhiều trong quá trình điều trị.
Theo các chuyên gia Bệnh viện K, người bệnh ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị do ảnh hưởng của các loại thuốc hoá trị. Cũng như các khối u, nang lông là cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và kích thích tóc phát triển.
Tuy nhiên, các loại thuốc hoá trị ung thư lại không thể phân biệt được các tế bào lành hay tế bào ung thư. Điều này tác động tới tất cả các tế bào đang phân chia. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các bệnh nhân ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị.
(Ảnh minh hoạ: BVCC).
Người bị ung thư sẽ rụng tóc sau khoảng 2 tuần từ khi bắt đầu điều trị. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc thành từng mảng. Thời điểm này, ngoài các tế bào tóc thì các tế bào da và niêm mạc cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mức độ rụng thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người nên xảy ra trường hợp có người sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc trong quá trình điều trị không nên quá lo lắng. Bởi chỉ từ 1 – 3 tháng sau khi điều trị kết thúc, tóc sẽ mọc lại, chỉ thay đổi về màu, cấu trúc như có thể xoăn hơn hay mỏng đi. Nhưng tình trạng trên chỉ là tạm thời, vì sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.
Video đang HOT
Làm gì khi rụng tóc?
Rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Bởi tóc có chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người.
Vì vậy, trong trường hợp bị rụng tóc do điều trị, các bệnh nhân nên:
- Chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả để mang lại cảm giác tự nhiên và gần gũi hơn.
- Nếu rụng nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng khăn trùm đầu để tránh vương vãi và tránh tác động tâm lý do rụng tóc mang lại.
- Bệnh nhân vẫn gội đầu, nhưng khi gội nên sử dụng các loại dầu gội từ thảo dược tự nhiên hoặc dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng da, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu.
- Người bệnh tuyệt đối không nhuộm tóc, tẩy tóc, hạn chế sấy tóc hay massage da đầu quá nhiều để tránh tổn thương da.
- Hạn chế để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay thời tiết lạnh.
- Thời điểm tóc mọc trở lại nên chọn những kiểu tóc đơn giản, không dùng các sản phẩm kích thích mọc tóc.
- Quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan chia sẻ với bác sĩ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề.
7 tác hại của việc nhuộm tóc thường xuyên
Thay đổi màu sắc cho tóc là cách nhanh nhất để có diện mạo mới.
1 . Thuốc nhuộm có thể gây rụng tóc: Theo Dermatology Times , rụng tóc do thuốc nhuộm về mặt kỹ thuật là hiện tượng tóc gãy. Các hóa chất khắc nghiệt trong thuốc có thể làm cho tóc giòn và dễ gãy hơn. Theo thời gian, tình trạng này dần diễn ra tồi tệ nếu bạn lạm dụng nó. Ảnh: Kosmetik.
2. Thuốc nhuộm gây dị ứng: Hầu hết tiệm thuốc sẽ khuyên bạn nên thử miếng dán chuyên dụng lên da đầu trước khi nhuộm tóc. Các dịch vụ y tế quốc gia báo cáo rằng nhiều thuốc nhuộm tóc chứa paraphenylenediamine hóa học khiến da dễ bị kích ứng. Ảnh: Medical news today.
3. Một số hóa chất gây ra ung thư: Viện Ung thư quốc gia giải thích rằng có hơn 5.000 hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Một số trong đó được cho là chứa chất gây ung thư. Để an toàn, bạn hãy tránh xa chúng bằng việc hạn chế nhuộm tóc hoặc lựa chọn sản phẩm lành tính. Ảnh: Allthingshair.
4. Thuốc nhuộm làm khô tóc: Dù có nhuộm tóc hay không, đây cũng là vấn đề của nhiều phụ nữ bởi lạm dụng máy móc làm đẹp. Sấy, uốn, duỗi và bất kỳ hoạt động nào liên quan đến nhiệt đều có thể ảnh hưởng đến chất tóc của bạn. Ảnh: Martinhairscalpclinic.
5. Tốn kém tiền bạc: Việc cắt tóc trung bình của phụ nữ đã đắt hơn nhiều so với nam giới. Thực tế, nếu bạn có niềm đam mê với nhuộm tóc, chắc hẳn số tiền chi trả cho sở thích đó khá đắt đỏ. Hơn nữa, việc chăm sóc tóc nhuộm cũng tốn kém bởi các sản phẩm dưỡng của nó đòi hỏi nhiều yếu tố khác biệt. Ảnh: Firstcry parenting.
6. Tốn thời gian: Đối với những màu sắc nổi bật, bạn sẽ tốn thời gian tẩy, dưỡng và nhuộm tóc. Ngoài ra, quá trình gội đầu hàng ngày cũng khiến bạn đau đầu bởi có nhiều bước cần thay đổi so với mái tóc màu tự nhiên. Ảnh: Glowsly.
7. Tóc không đều màu: Tình trạng này sẽ diễn ra nếu nhà tạo mẫu không thật sự tập trung trong quá trình tẩy tóc. Nếu nhuộm tông tối, bạn sẽ khó nhận ra được những điều trên. Tuy nhiên, màu sáng sẽ khiến những mảng tóc không đều màu xuất hiện. Ảnh: Newspressnow.
Ai cũng có một thời trẻ dại: Sau n lần tẩy tóc đến xác xơ thì mình nghiệm ra rằng để tóc đen là đẹp nhất Mình đã từng tẩy tóc và nhuộm highlight, đó là thời điểm tóc mình trông có vẻ trendy nhất nhưng cũng yếu đến âm vô cùng. Lý do mình không tẩy tóc cả đầu vì tóc mình rất nhiều các bạn ạ và mình cũng không đủ can đảm để tẩy hết đâu. Giờ nghĩ lại thấy còn may vì ngày xưa không...