Vì sao người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên?
Bệnh nhân L.M.H (65 tuổi, ngụ tại Bình Tân, TP.HCM) được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược (BVĐHYD TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Theo thông tin từ người nhà, chị H. mắc bệnh đái tháo đường ( tiểu đường) loại 2 và được điều trị từ đầu năm 2021 cho đến nay. Thời gian gần đây, chị H. thường xuyên có các biểu hiện như hồi hộp, khó thở, chân tay run, vã mồ hôi,…
Tại Khoa Nội tiết, BVĐHYD TP.HCM, sau khi đánh giá sức khỏe tổng thể, bác sĩ xác định nguyên nhân hôn mê của chị H. là do hạ đường huyết. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị song song phục hồi chức năng, chị H. và người thân đã được hướng dẫn phương pháp tự theo dõi đường huyết tại nhà. Đến nay, tình trạng người bệnh đã được kiểm soát.
Vì sao người bệnh đái tháo đường nên theo dõi đường huyết thường xuyên
Ngày 15.9, ThS-BS Trần Viết Thắng, Phó trưởng Khoa Nội tiết, BVĐHYD TP.HCM, cho biết bệnh đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh. Bằng cách tự theo dõi và kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, người bệnh vừa có thể tránh được biến chứng vừa nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi.
Đầu tiên, theo dõi đường huyết giúp làm giảm các biến chứng do tăng/hạ đường huyết . Theo đó, khi chỉ số phản ánh lượng đường trung bình trong máu (HbA1C) giảm được 1% thì tỷ lệ nguy cơ tử vong do đái tháo đường giảm 21%; nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ giảm 37%; nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 14%. Song song đó, thói quen này còn giúp người bệnh phát hiện sớm và có cách xử trí phù hợp khi rơi vào tình trạng hạ đường huyết.
Thứ hai, theo dõi đường huyết giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn . Chế độ ăn uống, vận động, thuốc điều trị hoặc căng thẳng có mối quan hệ mật thiết với lượng đường huyết trong máu. Bằng cách tự theo dõi, người bệnh có thể xác định được những yếu tố nào làm tăng hoặc giảm lượng đường huyết. Dựa vào đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cũng như lập kế hoạch sinh hoạt khoa học.
Video đang HOT
Cuối cùng, theo dõi đường huyết giúp tối ưu phương pháp điều trị. Thông qua chỉ số HbA1C, người bệnh có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị đái tháo đường. Đồng thời, chỉ số này cũng giúp các bác sĩ đưa ra những quyết định điều trị thích hợp như điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết và insulin.
ThS-BS Trần Viết Thắng thăm khám cho người bệnh. Ảnh BVCC
Những lưu ý khi theo dõi đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Theo bác sĩ Viết Thắng, muốn kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh cần tuân thủ cũng như có sự phối hợp giữa chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là duy trì thói quen tự theo dõi đường huyết mỗi ngày.
Tần suất đo đường huyết mỗi ngày tùy thuộc vào loại bệnh (loại 1, loại 2, thai kỳ), tình trạng người bệnh, tình trạng mức đường huyết mục tiêu, phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc tùy thuộc vào điều kiện của người bệnh mà bác sĩ có thể đề xuất cho người bệnh số lần theo dõi đường huyết thích hợp. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng hạ đường huyết, bị bệnh, chấn thương hoặc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đái tháo đường nên tăng số lần thử đường huyết.
Song song với tần suất, thời điểm đo đường huyết cũng là một phần quan trọng ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả đo. Bác sĩ Thắng cho biết có 4 thời điểm chính bao gồm: Đo đường huyết đói (trước khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều); Đo đường huyết sau ăn (cách 2 giờ sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều); Trước khi ngủ; Trước hoặc sau khi tập thể dục.
Người bệnh đái tháo đường cần giữ đường huyết ở mức ổn định. Chỉ số HbA1C mục tiêu là 7.0% (có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của người bệnh). Trong đó, đường huyết trước ăn dao động từ 4.0 – 7.0 mmol/l và dưới 10 mmol/l thời điểm 2 giờ sau ăn.
Đường huyết trước khi ngủ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?
Những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.
Đây là bước quan trọng giúp họ có thể sống chung với bệnh. Với một số trường hợp, người bệnh phải kiểm tra đường huyết vài lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ngủ.
Người mắc bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là những biến chứng liên quan đến tim mạch, theo Newsbreak .
Hai thời điểm quan trọng nhất để đo đường huyết trong ngày là trước bữa ăn và trước khi ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Do đó, bệnh nhân tiểu đường muốn sống chung với bệnh thì phải có một lối sống lành mạnh. Ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên là cực kỳ quan trọng.
Người mắc tiểu đường nên tránh xa các món có nhiều đường và tinh bột trắng. Họ cũng cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Sự kết hợp này sẽ giúp đường huyết luôn duy trì ở mức tối ưu, nhờ đó mà hạn chế rất nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng.
Với việc theo dõi đường huyết, một số người lại phải kiểm tra nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như người mắc tiểu đường loại 1.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, những bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải kiểm tra đường huyết tối đa 4 lần/ngày. Hai thời điểm quan trọng nhất để đo đường huyết trong ngày là trước bữa ăn và trước khi ngủ.
Vào thời điểm trước khi ngủ, mức đường huyết được khuyến cáo ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau như sau:
Người trưởng thành: từ 30 đến 150 mg/dL.
Người từ 13 đến 19 tuổi: từ 90 đến 150 mg/dL.
Trẻ dưới 6 tuổi: từ 110 đến 200 mg/dL.
Ngoài ra, với một số bệnh nhân tiểu đường thì cũng cần kiểm tra đường huyết vào lúc trước và sau khi tập luyện thể thao nếu tập cường độ cao. Cơ thể đang không khỏe hoặc căng thẳng sẽ dễ khiến đường huyết biến động. Khi đó, người bệnh có thể cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.
Bệnh tình và thể trạng của mỗi người mắc tiểu đường sẽ khác nhau. Do đó, nếu muốn biết chính xác lượng đường huyết cần điều chỉnh và lời khuyên cho lối sống lành mạnh thì người bệnh hãy tìm đến bác sĩ, theo Newsbreak .
Kích thích tủy sống bằng phẫu thuật đặt điện cực trị đau lưng mạn tính Người bệnh C.V.Đ (70 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm L4L5 cách đây 10 năm, sau phẫu thuật người bệnh vẫn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng nhưng trong mức có thể chịu được. Cách nhập viện gần 4 năm, người bệnh bị gãy cột sống thắt lưng L1L2, được phẫu thuật bắt vít...