Vì sao ngân hàng “phớt lờ” cổ tức?
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh trong thời gian tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Năm qua, lợi nhuận của nhiều nhà băng tăng đột biến, song do nợ xấu tăng, trích lập dự phòng rủi ro cao, liên tục thực hiện các biện pháp giảm lãi suất, cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Vì vậy nhiều nhà băng, trong đó có những ngân hàng nổi tiếng “sòng phẳng” chia với cổ tức của cổ đông cũng phải “thất hứa” trong năm nay.
Giữ lại lợi nhuận
Một số ngân hàng đã tổ chức thành công ĐHCĐ năm 2020, trong đó có một điểm chung là hầu hết không chia cổ tức bằng tiền mặt.
Về cổ tức, mặc dù kết thúc năm 2019, VPBank vẫn còn lợi nhuận chưa phân phối là hơn 7.000 tỷ đồng, song lãnh đạo ngân hàng dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, mà trình cổ đông giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2019 để tăng vốn chủ sở hữu. Cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt 42.000 tỷ đồng, trong khoảng Top 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường.
Ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết đây là sự đánh đổi, bởi mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng, do ngành ngân hàng cần tăng trưởng liên tục để đảm bảo thị phần và các chỉ số an toàn, nên không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.
MSB cũng cho biết lợi nhuận của ngân hàng này để lại còn gần 900 tỷ đồng. Tuy nhiên, cổ tức sẽ được chia vào năm 2021 mà không phải trong năm nay.
Lý giải nguyên nhân, ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho rằng nếu chia cổ tức thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động, hơn nữa, năm 2020, MSB đặt mục tiêu xử lý dứt điểm nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Trong khi theo quy định của NHNN, ngân hàng chưa xử lý xong nợ xấu tại VAMC cũng chưa thể được chia cổ tức.
Trong năm nay, cổ đông của TPBank cũng chấp thuận phương án thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng theo phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 20%, dự kiến thực hiện trong quý III và quý IV/2020.
Ngoài ra, một số ngân hàng như OCB, ACB, HDBank… cũng lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Video đang HOT
Ngay như “ông lớn” VietinBank cũng đề xuất phương án chia cổ tức để lại toàn bộ lợi nhuận (tương đương tỷ lệ chia 0%), bên cạnh việc trích quỹ dự phòng tài chính 10% vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%. Lợi nhuận còn lại sau khi phân phối là gần 6.042 tỷ đồng.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho biết: “VietinBank có kế hoạch tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy và việc này đang được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để thực hiện”, ông Lê Đức Thọ nói.
HĐQT Vietinbank cho rằng nếu được giữ lại toàn bộ lợi nhuận 2017-2019 và thực hiện các biện pháp cải thiện tỉ lệ an toàn vốn khác như thoái vốn ở các công ty con, bán danh mục đầu tư, Vietinbank dự kiến tăng tổng tài sản 1-3%, huy động vốn tăng 5-10% và dư nợ tín dụng tăng 4-8,5%.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu
Thực tế là ngay khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong nước hồi tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Chỉ thị 02/CT-NHNN yêu cầu các ngân hàng sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt. Điều đó có nghĩa là ngân hàng hoặc không chia, hoặc chia cổ tức thì chỉ bằng cổ phiếu.
Nội dung của Chỉ thị số 02 là đưa ra các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Việc không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Theo các chuyên gia tài chính và lãnh đạo các ngân hàng, yêu cầu trên hoàn toàn hợp lý vì diễn biến dịch chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng 2020, đặc biệt khi các ngân hàng giảm lãi vay và cơ cấu lại nợ.
Tuy nhiên, có thể thấy dù một số ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của NHNN để tập trung giảm lãi suất, các ngân hàng quay sang chia cổ tức bằng cổ phiếu, lên đến 30%.
Chẳng hạn, OCB đưa ra mục tiêu chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25-27% nhằm tăng vốn thêm 1.299 tỷ đồng. ACB trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu. HDBank dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức tổng tỷ lệ 65%…
Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu tăng vốn, các ngân hàng cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, ACB cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu quốc tế với khối lượng tối đa 10% tổng huy động tiền gửi khách hàng.
Trong khi đó, HDBank dự kiến sẽ phát hành trái phiếu tại nước ngoài theo chương trình Euro Medium Term Note bằng USD, dự kiến huy động 1 tỷ USD và thời gian dự kiến phát hành là 2020-2024, doanh nghiệp ủy quyền cho Hội đồng Quản trị chọn thời điểm cụ thể.
Trái phiếu được phát hành ra thị trường quốc tế cho các nhà đầu tư ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.
Ngoài ra, kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế, HDBank cũng trình cổ đông thông qua phương án phát hành tối đa 5.000 trái phiếu chuyển đổi mệnh giá USD và/hoặc 10.000 trái phiếu chuyển đổi mệnh giá VND. Tổng mệnh giá phát hành dự kiến tối đa 500 triệu USD hoặc 10.000 tỷ đồng.
Họp ĐHCĐ Vinhomes: Dự kiến bán buôn thêm 1-2 giao dịch trong năm nay
Vinhomes đầu tư 10 tỷ đồng vào bất dộng sản khu công nghiệp trong 1-2 năm tới và cho thuê với giá thị trường áp dụng cho tất các khách hàng.
Vinhomes sẽ giữ tỷ trọng doanh thu bán buôn 30-35% cơ cấu, trên nguyên tắc biên lợi nhuận bằng bán lẻ, có thể dành một số ưu đãi cho khách hàng.
Công ty đã bán 70-80% hàng tại 3 đô thị lớn và dự kiến mở bán dự án Vinhomes Wonder Park tại Đan Phượng (Hà Nội) trong quý II hoặc chậm nhất là quý III/2020.
Sáng 29/5, Vinhomes (HoSE:VHM) họp cổ đông thường niên trình kế hoạch doanh thu 97.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 31.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 88% và 27% so với năm trước. Công ty không chia cổ tức năm 2019 mà dành toàn bộ lợi nhuận tích lũy để đầu tư cho năm 2020.
Nhằm mở rộng danh mục tài sản mang lại thu nhập ổn định, Vinhomes sẽ phát triển bất động sản khu công nghiệp tại các thành phố lớn, có hạ tầng tốt như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và phát triển hạng mục văn phòng nằm trong các khu đô thị Vinhomes trong khoảng 3 - 5 năm tới.
Vinhomes cho rằng định hướng phát triển các khu công nghiệp giúp tận dụng được cơ hội đến từ điều kiện thuận lợi về kinh tế vĩ mô và xu hướng tăng trưởng đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Ban lãnh đạo tin tưởng việc phát triển bất động sản khu công nghiệp sẽ tận dụng bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển quỹ đất, triển khai và vận hành dự án. Mối quan hệ với các nhà sản xuất quốc tế của Vingroup trong việc phát triển lĩnh vực công nghiệp là lợi thế cho Vinhomes trong việc tiếp cận nguồn khách hàng quốc tế uy tín và tiềm năng để phát triển mảng kinh doanh này.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Diệu Linh cho biết thêm công ty sẽ đầu tư 10.000 tỷ đồng trong 1-2 năm tới vào bất động sản công nghiệp. Đối tướng khách hàng hướng tới trước mắt là các đơn vị trong chuỗi cung ứng cho nhà máy VinFast do khu tổ hợp 335 ha tại Cát Hải (Hải Phòng) đã hoàn thiện, bàn giao lại cho Vinhomes và sau đó sẽ mở rộng sang các khách thuê khác.
Công ty xác định giá thuê theo thị trường. Ban lãnh đạo luôn xác định VinFast hay bất cứ đơn vị nào khác đều là đối tác, không có ưu đãi riêng, "nếu VinFast có ưu đãi thì khách khác cũng vậy", bà Linh nói.
Trong thời gian đầu, để có thị phần, Vinhomes sẽ đánh giá thị trường Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh có những ưu đãi nhất định cho khách hàng, sau đó sẽ dần cân bằng với giá thị trường. Theo Chủ tịch Vinhomes, bất động sản khu công nghiệp sẽ đóng góp 10% giá trị trong những năm tới.
Phiên họp cổ đông của Vinhomes. Ảnh: L.H
Chia sẻ thêm về kế hoạch phát hành trái phiếu 12.000 tỷ đồng, bà Linh cho biết con số này tối đa. Công ty sẽ cân đối giải ngân phù hợp theo nhu cầu phát sinh. Mặt khác, Vinhomes cũng sẽ cân nhắc phát hành thêm nếu có cơ hội để mở rộng quỹ đất nhưng số lượng hiện tại là đủ.
Đối với mảng bán buôn các dự án, bà Linh cho biết thêm đầu năm công ty ghi nhận 1 giao dịch trị giá 2.000 tỷ đồng và dự kiến có thêm 1-2 giao dịch từ nay đến cuối năm. Tỷ trọng bán buôn vẫn giữ ở mức 30-35% trong tổng doanh thu. Nguyên tắc của công ty là biên lợi nhuận (margin) của bán buôn phải bằng bán lẻ, có thể dành một số ưu đãi cho khách hàng bán buôn nhưng giá thì cân bằng với bán lẻ.
Trong năm nay, công ty định hướng áp dụng việc chuyển đổi mô hình phân phối, tăng cường vai trò của công nghệ khi bán hàng. Tại một số dự án lớn, từ việc sử dụng hoàn toàn hệ thống đại lý phân phối, Vinhomes sẽ chuyển sang xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng nội bộ để kết hợp với mạng lưới hàng chục nghìn cộng tác viên bán hàng bên ngoài. Ngoài ra, công ty sẽ đẩy mạnh triển khai hệ thống và hình thức bán hàng trực tuyến để bổ trợ cho hình thức bán hàng truyền thống.
Bà Linh cho biết việc chuyển đổi từ đại lý sang phân phối từ kênh kinh doanh nội bộ được thực hiện từng phần tại một số dự án, trước mắt thí điểm tại miền Bắc, "hệ thống đại lý của công ty rất mạnh, nên không thể chuyển đổi toàn bộ ngay lập tức".
Nói về kế hoạch ứng phó kích cầu sau dịch, người đứng đầu Vinhomes cho biết công ty đã đưa ra các chính sách hợp lý, ưu đãi để khách hàng có dễ dàng tiếp cận nguồi tài chính yên tâm mua nhà. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ các đòn bẩy tài chính như hỗ trợ lãi suất tăng lên cho khách hàng, làm việc với ngân hàng để có gói tài chính phù hợp, để các nhà đầu tư và người mua có thể trả góp thuận lợi khi mua nhà. Chủ tịch Nguyễn Diệu Linh nhấn mạnh với quỹ đất hiện tại, Vinhomes sẽ không bao giờ thiếu hàng cung cấp cho thị trường.
Bên cạnh việc bán được khoảng 70-80% tại 3 đại đô thị lớn Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park, công ty sẽ mở bán dự án Vinhomes Wonder Park tại Đan Phượng (Hà Nội) trong quý II hoặc chậm nhất là quý III/2020.
Với lĩnh vực phát triển bất động sản văn phòng, công ty đang có cơ hội tốt nhờ tỷ lệ lấp đầy của thị trường văn phòng tại Hà Nội và TP HCM luôn ở mức cao, lần lượt là 93% và 97%, theo Savills. Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng lớn kéo theo nhu cầu văn phòng tăng cao. Tỷ lệ khách thuê là các công ty nước ngoài tại Hà Nội tăng từ 55% năm 2017 lên 59% vào năm 2019.
Trong khi đó, nguồn cung văn phòng tại Hà Nội và TP HCM chỉ bằng khoảng 1/6 -1/5 so với các thành phố, quốc gia khác trong khu vực như Bangkok, Singapore, Kuala Lampur, Jakarta dù nguồn cung vẫn đang được dự báo sẽ tăng, cho thấy dư địa đang còn rất lớn. BĐS văn phòng và khu công nghiệp sẽ là 2 mảnh ghép giúp Vinhomes hoàn thiện danh mục tài sản mang lại thu nhập thường xuyên và ổn định.
Về xây dựng đầu tư, Vinhomes vẫn đảm bảo tiến độ thi công và bàn giao nhà, các cảnh quan công trình phụ trợ. Ngoài cách thức truyền thống , trong đợt dịch, công ty cho ra mắt nền tảng bán hàng trực tuyến để khách hàng có thêm kênh tiếp cận phù hợp, trong giai đoạn giãn cách.
Đại hội kết thúc với tất cả các tờ trình đều được thông qua.
Eximbank bổ nhiệm Kế toán trưởng Eximbank tiếp nhận và bổ nhiệm ông Lã Quang Trung ở vị trí Kế toán trưởng từ ngày 04/5/2020. Ông Cao Xuân Ninh, Chủ tịch HĐQT Eximbank (bên phải) trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Kế toán trưởng Eximbank cho ông Lã Quang Trung (ở giữa). Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank-mã EIB) vừa...