Vì sao ngân hàng không hạ chuẩn cho vay khi doanh nghiệp khó khăn?
Đây là vấn đề được nêu ra tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 5/5.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người dân đình trệ sản xuất kinh doanh, sẽ gây ảnh hưởng tình hình tài chính của tổ chức tín dụng.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành ngân hàng khó hạ chuẩn cho vay khi doanh nghiệp khó khăn. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, ngân hàng cũng là trung gian tài chính, nhận tiền gửi và cho vay lại. Khi khách không có nguồn thu thì ảnh hưởng tình hình trả nợ, làm gia tăng nợ xấu.
Video đang HOT
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, nhiệm vụ của của các tổ chức tín dụng là vừa giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vừa đảm bảo hoạt động của bản thân mình. Do đó, việc hạ chuẩn cho vay khiến tổ chức tín dụng đối mặt nguy cơ bất ổn trở lại như trước đây.
“Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ gây hệ lụy cho nền kinh tế và ổn kinh tế vĩ mô”, bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định.
Dẫn đề xuất phương án hạ chuẩn cho vay bằng việc thúc đẩy bảo lãnh của Chính phủ của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó Thống đốc NHNN cho biết, những đề xuất này sẽ được Chính phủ xem xét.
Cũng tại cuộc họp báo Chính phủ Thường kỳ chiều nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam chưa thể mở hoàn toàn như trước đây.
Theo ông Trần Quốc Phương, hiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại trên 200 nước. Đánh giá của đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho biết, trạng thái bình thường mới sẽ được cân nhắc trong xây dựng kịch bản phát triển kinh tế khi COVID-19 vẫn còn tồn tại. Các chính sách đề ra phải đạt được 2 mục tiêu, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nêu ví dụ chính sách vận tải hàng không mới mở nội địa, nếu mở các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam phải thực hiện quy định về cách ly. Việc đảm bảo an toàn này lại hạn chế kinh doanh hàng không, khiến ngành này chưa thể nhộn nhịp như trước đây.
“Trong tương lai khi dịch kết thúc trên thế giới, Chính phủ sẽ tiến hành các chính sách đón đầu cơ hội’, theo đại diện Bộ KH&ĐT.
Giảm 50% phí cấp giấy phép hoạt động ngân hàng từ hôm nay
Ngày 5-5, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Cụ thể, từ ngày 5-5 đến hết ngày 31-12-2020, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp lệ phí chỉ bằng 50% mức thu lệ phí hiện hành.
Mức thu hiện nay đang được quy định tại điểm a và điểm b Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
Theo đó, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 70 triệu đồng/giấy cấp lần đầu; 35 triệu đồng/giấy khi cấp đổi, bổ sung, gia hạn.
Kể từ ngày 1-1-2021 trở đi, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC.
Bộ Tài chính nêu rõ, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung. Các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp lệ phí, tổ chức thu lệ phí, mức thu, kê khai, nộp lệ phí và các nội dung khác liên quan không quy định tại Thông tư này sẽ vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 150/2016/TT-BTC.
Đây là một trong những quy định giảm phí, lệ phí được Bộ Tài chính ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Doanh thu tăng mạnh, ngân hàng thu lợi nghìn tỷ Kết thúc quý I/2020, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của HDBank đạt 3.151 tỷ đồng, tăng 27,8%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.251 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ quý I/2019. Ngân hàng Thương mại CP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kinh doanh tích cực...