Vì sao ngân hàng khó bán tài sản đảm bảo?
Nhiều ngân hàng đang rao bán tài sản đảm bảo nhưng việc tìm được khách mua vẫn rất khó khăn, do các tài sản này vẫn được định giá khá cao.
Thay vì tập trung vào bất động sản như lâu nay, các tài sản đảm bảo được nhà băng rao bán hiện khá đa dạng. Nguyên nhân trực tiếp là đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất – kinh doanh và suy thoái sức cầu khiến thu nhập của một bộ phận doanh nghiệp sụt giảm, khả năng chi trả khoản vay bị ảnh hưởng và buộc phải chấp nhận để ngân hàng phát mãi tài sản.
Đơn cử, BIDV chi nhánh Long Biên cũng vừa thông báo đấu giá tài sản là tàu Ocean Queen lần 8. Giá khởi điểm mà BIDV đưa ra trong lần đấu giá này là gần 194 tỷ đồng. Đáng chú ý, hồi cuối năm 2019, BIDV thông báo bán đấu giá con tàu này với giá khởi điểm lên tới 300,65 tỷ đồng.
Vì sao ngân hàng khó bán tài sản đảm bảo?
Ngày 4/9 vừa qua, Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn rao bán loạt căn hộ hạng sang tại chung cư cao cấp Saigon Pearl (TP.HCM) như căn hộ số 4.1, diện tích 98,5m2 với giá khởi điểm 5,078 tỷ đồng, thấp hơn 2 tỷ đồng so với thời điểm rao bán lần đầu cách đây 3 tháng.
Video đang HOT
VietinBank chi nhánh Hưng Yên mới đây thông báo bán khoản nợ của CTCP Đầu tư Royal Việt Nam với tổng dư nợ gần 98,7 tỷ đồng, gồm 71 tỷ đồng nợ gốc, 20,4 tỷ đồng nợ lãi trong hạn và 7,3 tỷ đồng nợ lãi quá hạn. Khoản nợ này có tài sản đảm bảo là toàn bộ máy móc, thiết bị và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tổng diện tích đất thuê là 122.434 m2; đất thuê trả tiền hằng năm, thời gian thuê từ 13/5/2010 – 15/10/2028.
Ngoài ra, nhiều tài sản đảm bảo khác như vật liệu, tàu cá… cũng được nhiều ngân hàng rao bán. Đơn cử như VPBank mới đây thông báo bán đấu giá tài sản là 10 cuộn thép không gỉ, đơn giá từ 9.500 – 19.000 đồng/kg, với tổng mức giá khởi điểm hơn 400 triệu đồng.
Vietcombank chi nhánh Nghệ An cũng ra thông báo lựa chọn đơn vị đấu giá tài sản là 1 tàu cá vỏ gỗ của Công ty TNHH MTV Đóng tàu thuyền Hải Châu – Khối 2, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi phát mại tàu cá tại Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng và tàu cá tại Cảng cá Quy Nhơn, Bình Định.
Trên thực tế, thời gian qua đã có hàng trăm tài sản đảm bảo của khách hàng thế chấp vay vốn được các ngân hàng rao bán để thu hồi nợ xấu, nhưng thanh khoản trên thị trường rất thấp.
Trong đó, một nguyên nhân chính đến từ việc các tài sản đảm bảo này giá vẫn chưa sát với giá trị thực, do ban đầu được định giá quá cao. Khi bán nợ xấu, các ngân hàng thường tính đến cả số tiền gốc lẫn lãi, trong khi những tài sản đảm bảo sau một thời gian dài thường không còn giá trị như ban đầu.
Trong một số trường hợp, mặc dù người mua vẫn có cơ hội mua được tài sản phát mãi với giá tốt, nhưng do tài sản hoặc một phần tài sản lại đang thuộc diện tranh chấp, có thể mang lại nhiều rủi ro cho người mua, nên họ không mặn mà.
Về giải pháp, hầu hết các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng cho rằng, cần tăng tổng cầu thì mới mong xử lý khối nợ xấu này. Vì vậy, phải tạo sức cầu mới, trong đó sớm ban hành cơ chế áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý nợ xấu.
“ Một trong những lý do chính khiến việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 chưa có hiệu quả cao là do chưa có thị trường mua bán nợ. Bởi khi có thị trường mua bán nợ, thanh khoản sẽ tốt hơn, nhiều người mua bán tập trung lại thì hoạt động mua bán nợ mới sôi động được. Một thị trường mua bán nợ là rất cần thiết để xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu“, một chuyên gia khẳng định.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần sớm luật hoá Nghị quyết 42, để Nghị quyết trở nên mạnh mẽ hơn. Theo đó, nhiều quy định hiện nay khi triển khai phải dựa vào nhiều bộ luật, mà giá trị pháp lý thậm chí quy định còn cao hơn cả Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, nên rất khó cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các ngân hàng khi triển khai mua bán nợ xấu.
Các ngân hàng rầm rộ rao bán bất động sản để thu hồi nợ
Các tài sản rao bán có giá đa dạng, từ một vài tỷ đồng đến hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.
BIDV đang rao bán hàng trăm lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thành phố Lễ hội ở Châu Đốc (Nguồn Viettimes)
Giai đoạn cuối tháng 3 - đầu tháng 4/2020, BIDV liên tục thông báo đấu giá các khoản nợ. Hôm 1/4, trên trang web của BIDV đã đăng thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ hơn 4.063 tỷ đồng của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên. Tài sản bán là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton (huyện Nhà Bè, TP HCM); quyền tài sản của mỏ đá thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội). Trong đó, dự án Kenton có diện tích hơn 10 ha với 9 tòa nhà, gần 1.700 căn hộ, được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng đến nay phần lớn các hạng mục vẫn còn dở dang và có dấu hiệu xuống cấp.
Cùng ngày, 30 quyền sử dụng đất ở đô thị tọa lạc tại huyện Bình Chánh do Công ty TNHH Thanh An An làm chủ đầu tư cũng được BIDV rao bán lần 4 với giá khởi điểm 92,375 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng còn rao bán hàng trăm lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới - Thành phố Lễ hội ở Châu Đôc, An Giang nhằm thu hồi khoản nợ lên tới hơn 1.153 tỷ đồng của Công ty TNHH Việt Can và DNTN Như Ý tại BIDV - Chi nhánh Bắc An Giang.
Ghi nhận trên website Sacombank, theo kế hoạch, hôm 9/4 ngân hàng tiến hành các buổi bán đấu giá khá nhiều tài sản giá trị lớn, trong đó có một phần thửa đất số 122 với diện tích gần 61 nghìn m thuộc dự án Tân Lập Sơn và toàn bộ quyền tài sản phát sinh từ hơn 372 nghìn m thuộc dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 - khu dân cư Bình Trị Đông với giá khởi điểm 5.026 tỷ đồng; 15 quyền sử dụng đất tại thị xã Dĩ An, Bình Dương với giá khởi điểm 448,5 tỷ đồng; quyền sử dụng hơn 9,1 nghìn m đất tại Hải Phòng với giá khởi điểm là 400 tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều bất động sản trị giá từ vài tỷ đến vài trăm tỷ ở các quận trung tâm tại Tp.HCM, Hà Nội và hơn 20 tỉnh thành khác đang chờ được bán và thanh lý.
Trước đó hôm 8/4, Saigonbank chi nhánh Ba Đình cũng thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất với diện tích lên tới gần 6.000 m cùng với các tài sản gắn liền với đất bao gồm: siêu thị, nhà xưởng, kho trưng bày, ... tọa lạc tại Phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với giá khởi điểm hơn 192 tỷ đồng. Trong ngày, ngân hàng cũng thông báo bán đấu giá thửa đất tại đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Nội, với giá khởi điểm là hơn 5 tỷ đồng.
Agribank cũng đang tích cực rao bán tài sản có giá trị của những khách hàng không có khả năng trả nợ. Có thể kể đến như thông báo bán đấu giá 114 thửa đất trồng cây lâu năm thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích lên tới gần 80 nghìn m, giá bán khởi điểm là 49,6 tỷ đồng cùng nhiều bất động sản ở quận 1, huyện Hóc Môn và ở một số tỉnh thành khác đang được ngân hàng rao bán với mức giá đều trên 10 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng khác cũng đang rao bán các dự án, tài sản bất động sản trị giá hàng tỷ đồng. Chẳng hạn, VIB thanh lý căn hộ chung cư Lê Thành tại quận Bình Tân có giá khởi điểm hơn 1,3 tỷ; MSB và VPBank thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hà Nội và Hòa Bình với giá khởi điểm trên dưới 2 tỷ đồng; SHB cũng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hà Nội và Lạng Sơn trị giá lần lượt là 8,2 tỷ và 2,1 tỷ; Viet A Bank đang rao bán quyền sử dụng đất và công trình xây dựng ở Cần Thơ trị giá 4 tỷ; 5 thửa đất ở Củ Chi với tổng giá trị hơn 6,5 tỷ đồng,... MBBank và Techcombank, Vietcombank, VietinBank hiện cũng đang rao bán khá nhiều bất động sản thuộc quyền sở hữu/sử dụng của các cá nhân và tổ chức ở nhiều tỉnh thành nhằm nhanh chóng thu hồi nợ.
Thái Bích Phương
Nợ xấu đè nặng ngân hàng Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2020 của hầu hết các ngân hàng thương mại, bao gồm cả các ông lớn quốc doanh như Vietcombank hay Vietinbank đều cho thấy nợ xấu tăng cao trong nửa đầu năm 2020. Khách hàng giao dịch tại VietinBank, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh Nợ xấu tăng 2 chữ số Báo cáo bán...