Vì sao Nga loại biên hai “quái vật khổng lồ dưới đáy biển”?
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới thuộc Project 941 lớp Akula đã bị hải quân Nga loại biên, khiến các chuyên gia tràn đầy tiếc nuối.
Các đô đốc Nga phản đối loại biên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo liên lục địa lớp “Akula” và cho rằng, những quái vật dưới đáy biển lớn nhất thế giới này còn có thể nâng cấp, hiện đại hóa để hoạt động thêm hàng chục năm nữa.
Tàu ngầm hạt nhân của đề án 941 là loại tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới, lượng nước choán đầy đủ là 49.800 tấn, chiều dài 172 mét, chiều rộng 23,3 mét. Tàu Akula có khả năng mang 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa, mỗi tên lửa có mười đầu đạn hạt nhân.
Tổng cộng hải quân Liên Xô đã chế tạo 6 tầu ngầm thuộc lớp này, hiện chỉ còn 3 chiếc “Arkhangelsk” và “Severstal”, còn chiếc “Dmitry Donskoy” thuộc Project 941U, hiện chỉ đảm nhận chức năng thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo “Bulava”.
Nếu cả 2 con tàu “Arkhangelsk” và “Severstal” bị loại biên, Nga sẽ không còn tàu ngầm tác chiến nào thuộc lớp này.
Hàng loạt đô đốc Nga đã không đồng ý với quyết định loại biên 2 tàu ngầm hạt nhân này. Theo họ, còn sớm để thanh lý các tàu ngầm tên lửa chiến lược hạng nặng mạnh nhất thế giới lớp Akula. Loại tàu này có thể nâng cấp bằng các tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình mới.
Trước đó, nguồn tin của Bộ quốc phòng Nga cho biết, hai tàu này đã được đưa ra khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Nga bởi “tiếp tục vận hành hai con tàu này là không có lợi”. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa bị phá hủy ngay mà còn chờ đợi những quyết định cuối cùng.
Nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu cho biết rằng, sau năm 2020, Tập đoàn Nhà nước về Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga “Rosatom” sẽ thanh lý hai tàu ngầm hạt nhân dự án 941 (Project 941, mã hiệu “Akula”) mang tên “Arkhangelsk” và “Severstal”.
Video đang HOT
Nga đã loại biên 2 tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới thuộc Project 941 lớp Akula
Cựu chỉ huy Hạm đội biển Đen, Đô đốc Vladimir Komoedov nói rằng, ông rất tiếc nuối khi hải quân Nga loại biên hai phương tiện răn đe hạt nhân không lồ này. Theo ông, các tàu ngầm đó là những con tàu mạnh nhất trên thế giới, được chế tạo bằng công nghệ cao nhất.
Vị đô đốc này đã từng lặn xuống đáy biển với chiếc tàu ngầm này khi là phó chỉ huy đầu tiên của Hạm đội Biển Bắc nên ông cho biết rằng, tàu ngầm rất dễ điều khiển tiện nghi phục vụ đời sống của thủy thủ đoàn rất dễ chịu.
Theo ông, các tàu ngầm hạt nhân đó có thể nâng cấp bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới R-30 “Bulava” (hiện được sử dung trên tàu ngầm Project 955 lớp Borei) hoặc tên lửa hành trình hiện đại Kalibr, như tàu ngầm hạt nhân chiếm lược lớp “Ohio” của Mỹ vừa được hiện đại hóa.
Cựu Phó tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Igor Kasatonov cũng phản đối việc thanh lý hai tàu “Arkhangelsk” và “Severstal”. Theo ông, đây là sự lãng phí lớn về tài nguyên tàu ngầm, bởi 2 con tàu này vẫn còn hoạt động tốt và có thể trở thành phương tiện răn đe hạt nhân trong hàng chục năm nữa, trong khi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thay thế thuộc Project 955 lớp Borei vẫn chưa chế tạo đủ và khả năng tác chiến vẫn chưa thành thục.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, do kinh phí duy trì hoạt động của những tàu ngầm siêu lớn này rất đắt đỏ, thêm nữa là việc nâng cấp, hiện đại hóa và trang bị vũ khí mới cho các tàu này cũng sẽ tốn tới hàng tỷ USD.
Do điều kiện ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên trong thời gian qua Nga đã quyết định chuyển hướng sang chế tạo các tàu mặt nước cỡ nhỏ vài nghìn tấn và các tàu ngầm hạt nhân có lượng giãn nước trên dưới 10.000 tấn, đồng thời loại biên các tàu ngầm siêu khủng nhưng tốn kém này.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh Thủ đô
Máy bay do thám Mỹ áp sát căn cứ Nga ở Crimea
Một máy bay tuần tra hàng hải của Hải quân Mỹ đã bay áp sát các căn cứ của Nga ở bán đảo Crimea, tin từ Sputnik.
Theo hãng tin Sputnik, Mil Radar - dịch vụ chuyên theo dõi sự di chuyển của các máy bay quân sự trên toàn thế giới cho biết, hôm 7-1 chiếc máy bay trinh sát Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã bay áp sát các căn cứ Nga ở bán đảo Crimea.
Dịch vụ Mil Radar cho biết, chiếc P-8A Poseidon khởi hành từ căn cứ quân sự của Mỹ ở Sigonella, Sicily (nước Ý) và bay hướng tới bờ biển Crimea. Tại đây, chiếc P-8A đã bay vài vòng gần Chornomorske và Sevastopol, sau cùng là bay vòng quanh căn cứ hạm đội Biển Đen của Nga.
Chiếc máy bay trinh sát Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh: SPUTNIK
Chiếc máy bay nổi tiếng về khả năng thu thập tình báo sau đó đã tiến về phía Đông hướng sang đất liền Nga, dừng lại và bay vòng vòng ở các TP Novorossiysk và Gelendzhik. Sau đó, chiếc máy bay trinh sát quay đầu và hướng ra biển trở lại.
Cũng trong ngày 7-1, truyền thông đưa tin một chiếc máy bay không người lái của Mỹ RQ-4A Global Hawk đã thực hiện một nhiệm vụ do thám riêng biệt. Chiếc RQ-4A Global Hawk đã bay trên không phận Ukraine, trong đó có vùng chiến sự Donbass. Chiếc máy bay sau đó rẽ hướng và bay hàng giờ liền dọc bờ biển Crimea.
Theo Sputnik, các chuyến bay do thám của Mỹ gần Crimea đã diễn ra 2-3 lần trong năm nay. Đợt bay do thám đầu tiên diễn ra vào đêm giao thừa. Hôm 5-1, một máy bay trinh sát của Mỹ đã thực hiện chuyến bay riêng biệt gần các biên giới vùng Kaliningrad thuộc Nga ở biển Baltic.
Kể từ khi bắt đầu khủng hoảng Ukraine năm 2014, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã từng bước thực hiện các hoạt động quân sự ở Biển Đen . Tuần trước, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Carney đã đi vào Biển Đen. Theo truyền thông Ukraine, tàu khu trục mang theo tên lửa hành trình Tomahawk này có thể sẽ neo đậu tại cảng Odessa của Ukraine, cách bán đảo Crimea chưa đầy 200 km.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xu hướng chiến lược Ivan Konovalov trong cuộc phỏng vấn với hãng RT ( Nga ) đã đánh giá về việc tại sao chiếc máy bay Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bay vòng quanh bờ biển Crimea.
Ông Konovalov phát biểu: "Mục tiêu của Mỹ rõ ràng là trinh sát các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đại của Crimea. Những căn cứ này thật sự vững chắc, các nhà lãnh đạo Nga rõ ràng không giấu giếm điều này."
Theo chuyên gia, bán đảo Crimea đã được "tăng cường và trở thành một pháo đài", trên đó có một lực lượng quân sự mạnh bao gồm tất cả các binh chủng: lục quân, phòng không, hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Theo Ngọc Như
Pháp luật TP.HCM
Nga bắt sống gián điệp Ukraine trong Hạm đội biển Đen? Các nguồn tin địa phương nói rằng, người bị giam giữ có thể là một điệp viên của Ukraine. Ngày 24/11, RIA Novosti trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, Ban phản gián thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ một quân nhân thuộc Hạm đội Biển Đen. Theo nguồn tin này, cựu sĩ quan hạm...